Quy trình thực hiện dự án
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
- Tính khả thi: đề tài có dễ dàng tìm được nguồn số liệu hay các nguồn tham khảo từ Internet, sách, báo…
- Tính thực tiễn: nội dung đề tài được phải có thật, mang tính thực tế khách quan, giải quyết được các vấn đề, khó khăn phù hợp với trình độ, thời gian, điều kiện và sự đam mê của học sinh.
- Tính sáng tạo: đề tài không nhất thiết phải mới hoàn toàn, nhưng cần sự sáng tạo để tạo nên sự mới mẻ cho đề tài của mình.
Thông qua 4 yêu cầu này, học sinh cần hiểu rõ để trả lời được các câu hỏi như: Vấn đề này là gì; ai đang cần giải quyết; tại sao cần giải quyết; có cách nào tốt hơn không… để kết thúc bước 1.
2. Lập kế hoạch và đề cương nghiên cứu.
- Thực hiện kế hoạch nghiên cứu chi tiết các bước: tổng hợp các bước cần thực hiện -> Có thời gian cụ thể -> Phân công công việc, để giáo viên nắm được tiến trình của công việc.
Kế hoạch và đề cương là 2 văn bản có nhiều điểm tương tự nhưng có tính chất khác nhau, kế hoạch là trình tự các hoạt động, diễn biến của quá trình nghiên cứu, đề cương thể hiện các nội dung của đề tài được trình bày rõ ràng, đầy đủ gồm: Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng nghiên cứu, các cơ sở lý thuyết, kế hoạch nghiên cứu.
3. Thu thập và xử lý dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp (đã được công bố): Dữ liệu này có sẵn ở dạng thô hoặc đã qua xử lý, học sinh sử dụng lại trong nghiên cứu của mình.
Dữ liệu thu thập được cần phải qua quá trình sàng lọc để loại bỏ các dữ liệu bị lỗi, không tin cậy. Từ đó, để đưa ra các phân tích, kết luật kiểm định giả thuyết được đặt ra. Nếu không thu thập được những thông tin cần thiết, thì đề tài nghiên cứu sẽ không có tính khả thi và thất bại.