Phương pháp Montessori là gì mà được nhiều người nhắc đến như thế? Và có nhất thiết phải giáo dục sớm không? Trên thực tế đã chỉ ra rằng, độ tuổi đầu đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng giúp xây dựng nhân cách cho trẻ. Vậy nên, câu trả lời là rất cần. Việc trang bị những kỹ năng cần thiết cho tương lai là mục đích mà mọi người lớn đều hướng tới. Các kỹ năng cực kỳ cần thiết như: cách tư duy tập trung, trau dồi các kỹ năng sống, tính độc lập, học cách chia sẻ cảm xúc, phát triển ngôn ngữ và giàu kiến thức… và rất nhiều kỹ năng khác mà phương pháp giáo dục Montessori mang lại đã được kiểm chứng và công nhận trong hơn 100 năm qua.
Mục lục
Phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục trẻ em căn cứ vào kiến thức nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và đồng thời là nhà giáo dục người Ý – Maria Montessori. Phương pháp giáo dục Montessori này được phát triển dựa trên đặc điểm suy nghĩ của trẻ dưới 6 tuổi, bao gồm:
- Xu hướng thích gần gũi với thiên nhiên
- Sự yêu thích trật tự
- Đam mê học hỏi
- Hoạt động có mục đích
- Thích tương tác với môi trường xung quanh
- Tư duy lặp lại
- Suy nghĩ trừu tượng
- Tính hoàn hảo
- Trí tuệ toán học
Dựa trên đó, phương pháp giáo dục Montessori mang lại cho trẻ cơ hội thực hành và trải nghiệm trên các lĩnh vực như hoạt động trong cuộc sống, Toán học, ngôn ngữ cũng như các môn Văn hóa (Lịch sử, Địa lý, Nghệ thuật). Với sự phong phú về lĩnh vực học tập, trẻ càng có thêm cơ hội để mở rộng tri thức, phát huy tiềm năng sẵn có và xây dựng, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết.
Bạn nên tham khảo thêm: Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục Montessori và STEM là gì?
Hiện nay, phương pháp giáo dục Montessori đã được áp dụng rất nhiều ở các trường học và trung tâm giáo dục khắp cả nước. Từ Hà Nội, Hồ Chí Minh cho đến nhiều tỉnh, thành phố khác như Hải Phòng, Hạ Long, Thái Bình,… đều có áp dụng phương pháp này.
Bây giờ, bạn đã hiểu cơ bản rằng phương pháp Montessori là gì rồi phải không? Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên tắc của phương pháp giáo dục này nhé!
Nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori
Tôn trọng, để ý đến suy nghĩ của trẻ
Phương pháp Montessori là gì? Đó là phương pháp giáo dục có quy luật khắt khe về việc “Tôn trọng quyền tự do của trẻ khi chọn cách học”. Ở các lớp học Montessori, trẻ được tự do lựa chọn việc học theo sở thích của từng trẻ. Đương nhiên, sẽ ưu tiên sự phát triển tính tập trung và tính cá nhân cho trẻ.
Việc người lớn có hành động độc đoán lên suy nghĩ của trẻ, bắt trẻ phải hành động theo ý mình là hoàn toàn không giống với nguyên tắc Montessori. Điều này sẽ khiến cho trẻ bị mất đi vốn tư duy vốn có.Vì vậy, hãy để trẻ thỏa thích khám phá theo cách của riêng chúng, miễn sao trẻ được an toàn. Hãy để các con trau dồi và tìm hiểu những cái mới một cách thú vị theo hướng trẻ muốn. Từ đó, trẻ sẽ học được cách độc lập cả về suy nghĩ và hành động, giúp kích thích trí tuệ của trẻ.
Học hỏi luôn đồng hành với trải nghiệm
Cách tốt nhất giúp trẻ áp dụng tốt được những điều học được là để trẻ tiến hành thực hiện các hoạt động thực tiễn. Trẻ có xu hướng bắt chước những hoạt động mà bản thân chính mắ thấy được. Do đó, kết quả cuối cùng của giáo dục Montessori là chỉ ra cách thực hiện các nhiệm vụ, để trẻ phát triển theo cách tự làm chúng.
Trong các hoạt động học hỏi và trải nghiệm cuộc sống, trẻ sẽ được học về những kỹ năng thực tế như tự rót nước cho mình, tự thay quần áo, để giày đúng địa điểm, ăn uống lành mạnh hay dọn dẹp môi trường như giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi,… Ngoài ra, trẻ cũng được giáo dục một số hoạt động tốt như xếp hàng, đưa ra những lời bình phẩm có tính tích cực và biết cách lắng nghe người khác.
Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, chủ động và sẵn sàng cho cuộc sống tương lai.
Môi trường dễ hòa nhập, không có phần thưởng hay sự trừng phạt
Trong phương pháp dạy trẻ bằng cách truyền thống, việc trao thưởng để tạo điều kiện cho con cố gắng đạt thành tích và sự trừng phạt khi con mắc lỗi (đánh đòn, la mắng) là hai hình thức được áp dụng rất nhiều.
Tuy nhiên, giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori sẽ không tồn tại và bắt buộc không được phép tồn tại thưởng và phạt. Nếu trẻ mắc lỗi, hãy minh họa cách thực hiện đúng cho trẻ. Hãy khích lệ, khuyến khích và công nhận sự cố gắng của trẻ. Đừng làm phức tạp hóa vấn đề,hãy tập trung giúp trẻ hiểu hơn về những việc trẻ làm sai và cách sửa lỗi.
Không cắt ngang khi trẻ đang tập trung
Khi thấy trẻ đang say mê chơi một trò gì đó, bố mẹ không nên chen ngang vào (trừ trường hợp có lý do bất khả kháng). Nguyên nhân là vì trẻ cần sự tập trung để tìm ra nhiều cách chơi của riêng mình, cũng như xử lý các vấn đề gặp phải trong lúc chơi.
Thiên nhiên sẽ tạo hứng thú cho trẻ rất tốt
Theo tiến sĩ Maria Montessori, thiên nhiên giúp trẻ nhận thức được thực tiễn tốt hơn. Có rất nhiều hoạt động học hỏi và các chuyến phiêu lưu thú vị thích hợp với trẻ diễn ra ngoài trời mà bố mẹ và thầy cô có thể tham khảo. Một bầu không khí trong lành thay vì ở tại trường học hoặc trong nhà sẽ giúp trẻ năng động và tự tin, thông minh hơn.
Người lớn đóng vai trò hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ
Với Montessori, trẻ sẽ là điểm trung tâm của các hoạt động học hỏi. Nhà trường và gia đình phải chú ý nhiều hơn, khai thác những tài năng tiềm ẩn có sẵn ở trẻ. Người lớn bây giờ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, tạo cơ hội để trẻ chủ động tự học theo năng lực và sở thích của riêng mình.
Thay vì áp đặt con, người lớn chỉ nên làm bạn, đồng hành cùng các con. Trước khi phán xét việc trẻ làm đúng hay sai, chúng ta nên dạy con bằng cách làm gương trước để trẻ có thể học theo những điều đúng đắn. Người lớn cần phải tôn trọng nguyên tắc không xen ngang trực tiếp vào việc học của trẻ. Nhưng đồng thời, bố mẹ và giáo viên cũng không nên bỏ rơi trẻ. Hãy quan sát và đưa ra những gợi ý, giúp phát huy tối đa khả năng phát triển của mỗi bé.
Trên đây là những kiến thức về Montessori mà người lớn cần nhớ khi nuôi dạy con theo phương pháp này để đạt được kết quả tốt nhất.
Tình hình giáo dục Montessori hiện nay
Phương pháp Montessori cho trẻ từ 0 – 6 tuổi
Montessori đưa ra nhiều định nghĩa liên quan đến chương trình học thời kỳ này. Trẻ em lúc này sẽ được học trong môi trường có học cụ và hoạt động học hỏi phù hợp với khả năng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển vận động và kỹ năng tự lập.
Việc xây dựng cho trẻ khả năng tự đi vệ sinh cũng được chú ý nhiều trong giai đoạn này. Một số trường còn có hình thức giáo dục:‘phụ huynh-học sinh’, cho phép phụ huynh vào lớp và học, chơi cùng các bé.
Ngoài ra, còn mô hình lớp mẫu giáo và tiền tiểu học (dành cho trẻ từ hai tuổi rưỡi, ba tuổi đến sáu tuổi). Thông thường, các trung tâm giáo dục này sẽ có sự kết hợp độ tuổi với nhau. Số lượng một lớp thường từ 20-30 học sinh, phụ trách bởi một giáo viên giàu kinh nghiệm và một trợ giảng. Bàn ghế trong lớp được thiết kế theo hướng cá nhân hóa cho từng bé hoặc một nhóm. Giá để học cụ cũng được sắp xếp một cách phù hợp với tầm tay của trẻ.
Ban đầu, giáo viên sẽ giới thiệu sơ lược về hầu hết các hoạt động. Sau đó, trẻ sẽ tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích. Các dụng cụ và hoạt động trong lớp học tập trung vào giúp trẻ thực hành nhiều hoạt động cơ bản như rót, xúc bằng thìa,… Ngoài ra, các học cụ giúp phát triển các giác quan, giáo cụ giúp đỡ học về toán học, ngôn ngữ, mỹ thuật, vv…. cũng sẽ tạo điều kiện để trẻ phát triển trí thông minh rất tốt.
Phương pháp Montessori cho trẻ từ 6 – 12 tuổi
Các lớp tiểu học: Số lượng học sinh sẽ tùy vào từng lớp, thường thì sẽ lên đến 30 học sinh hoặc hơn. Những lớp này được phụ trách bởi một giáo viên nhiều kinh nghiệm và nhiều trợ giảng. Các lớp này vẫn có sự kết hợp lứa tuổi với nhau (nhóm 6-9 tuổi, nhóm 9-12 tuổi, thậm chí có nhóm 6-12 tuổi, nhưng hiếm gặp hơn). Trẻ bước đầu sẽ được học theo nhóm, sau đó là học hỏi độc lập theo thực lực và sở thích của bản thân.
Thông thường, quy mô của bài học khá rộng. Nhà giáo dục Montessori sử dụng định nghĩa ‘cosmic education’ để nói về vấn đề này. Bà cho rằng trẻ lúc này cần được giáo dục để hiểu về vai trò của con người trong mối quan hệ phụ thuộc với thế giới xung quanh. Các chủ đề bài học trong thời kỳ này được thiết kế phục vụ cho các bài học văn hóa như ngôn ngữ, lịch sử, toán học, vv… Ngoài ra, học sinh còn được tham gia khám phá môi trường sống xung quanh thông qua nhiều hoạt động ngoài trời.
Phương pháp Montessori cho trẻ từ 12 – 18 tuổi
Trung học cơ sở và trung học phổ thông: Montessori không xây dựng các chương trình đào tạo chi tiết cho các bậc trường học này. Tuy nhiên, một số lớp học đã mở rộng chương trình của mình lên đến bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học. Ngoài ra, một số tổ chức Montessori đã xây dựng ra nhiều chương trình đào tạo cho giáo viên bằng nhiều khóa học khác nhau.
Trẻ trong thời kỳ này nên được tiếp xúc thực tiễn và gần gũi thiên nhiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trẻ ở thành phố. Đây là tiêu chí và phương châm hàng đầu mà các nhà nuôi dạy Montessori đã đưa ra đối với chương trình học ở thời kỳ này.
Phương pháp Montessori cho trẻ trên 18 tuổi
Montessori không xây dựng chương trình đào tạo chi tiết cho học sinh giai đoạn này. Tuy nhiên, một số lớp học đã mở rộng chương trình của mình lên đến bậc trung học.
Trẻ em trong thời kỳ này nên được tiếp xúc thực tiễn và gần gũi thiên nhiên một cách tối đa, đặc biệt là những trẻ em ở thành phố. Đây là các yếu tố cần quan tâm hàng đầu mà các trung tâm giáo dục theo phương pháp Montessori đã đưa ra.
Những điều cần chú ý khi chọn trường Montessori
Hiện nay, bất kì trường nào cũng có thể xưng là trường “Montessori”. Chúng ta không có bất kỳ quy chuẩn nào cho một ngôi trường theo phương pháp này. Cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn chọn đúng một trường Montessori chất lượng cho con là các thầy cô của trường có chứng chỉ do AMI – Hiệp hội Montessori quốc tế cấp. Các thầy cô để có chứng chỉ này phải trải qua quá trình học tập và thi tuyển, thực hành học tập thực sự khoảng vài năm.
Hiện nay, có quá nhiều tổ chức tự xưng là đào tạo và cấp chứng chỉ Montessori khiến nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn giữa giáo viên Montessori chuẩn quốc tế do Hiệp hội Montessori quốc tế công nhận và giáo viên dạy Montessori do một tổ chức nào đó công nhận. Việc đào tạo giáo viên ở các tổ chức này chất lượng cũng không cân xứngphụ thuộc nhiều vào từng tổ chức.
Vì vậy, nếu bố mẹ không thể chọn được trường Montessori có giáo viên AMI (thường có chi phí khá mắc, khoảng 10 triệu đồng/ tháng), hãy chọn tùy ý. Nhưng, điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo rằng người đó đã giàu kinh nghiệm về Montessori, biết kĩ về phương pháp đó và có lòng yêu thương trẻ.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về giáo dục Montessori. Chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Phương pháp Montessori là gì?” rồi phải không nào. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ từ 0 – 6 tuổi sẽ khác với trẻ từ 6 – 12 tuổi. Vì vậy, bạn nên chú ý tìm hiểu kỹ để áp dụng phương pháp này cho phù hợp và chính xác nhé.
Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý gì, bạn có thể để lại comment phía dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Fanpage OhStem tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.