Việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM như thế nào cho hiệu quả luôn là câu hỏi của nhiều giáo viên. Việc này đôi khi sẽ cần các phương pháp học tập phi truyền thống, không giống như phương pháp học tập mà chúng ta vẫn triển khai trước giờ.
Trong bài viết này, OhStem sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin cũng như các phương pháp phù hợp, để bạn có thể thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học STEM phù hợp nhé!
Mục lục
Tổng quan về thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM
Cho dù bạn đang là giáo viên STEM đang muốn tìm hiểu thêm thông tin để giúp bài giảng hiệu quả hơn, hoặc bạn là người mới bắt đầu trong việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM, thì đây vẫn là bài viết phù hợp với bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phương pháp giảng dạy STEM, cách lên kế hoạch bài giảng STEM cũng như cách để thu hút sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh.
Hiện nay, các ngành công nghiệp STEM đã luôn luôn phát triển và thay đổi liên tục. Do đó, giáo viên STEM phải luôn đổi mới và áp dụng những cách tiếp cận sáng tạo, hiệu quả hơn cho học sinh của mình. Khi thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM, bạn cần phải cung cấp thông tin và tạo điều kiện cho học sinh thực hành, sau đó sửa lỗi cho học sinh nếu cần.
Một bài giảng STEM thực sự sẽ tập trung vào khuyến khích tư duy độc lập, tự mình giải quyết vấn đề mà không phải dựa dẫm vào người khác.
Có thể nói, các bài giảng STEM sẽ dạy cho học sinh rằng: “Thất bại cũng là một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề”, đây cũng là một phần thiết yếu trong quá trình trưởng thành.
>> Xem thêm: STEM là gì? Tầm quan trọng của giáo dục STEM
Một số môn học cần thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM
Nếu bạn chưa nghe qua về khái niệm STEM là gì trước đây, thì bạn có thể hiểu, đây là thuật ngữ của 4 từ viết tắt: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. STEM đề cập đến bất kỳ các yếu tố nào tồn tại trong những lĩnh vực này.
Chúng tôi sẽ thông tin đến bạn những môn học thường được ứng dụng trong STEM bên dưới, tuy nhiên, trên thực tế thì giữa những môn này sẽ có sự liên môn, chứ chúng không phải là những môn học độc lập:
- Khoa học: Một số ứng cử viên trong lĩnh vực này có thể kể đến là môn Sinh học, Hóa học hoặc Vật Lý. Một số môn như Tâm lý học, Địa chất hoặc Thiên văn học cũng có thể xếp trong mảng này
- Công nghệ: Đây là lĩnh vực rộng lớn nhất, gồm khoa học máy tính, phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo hoặc là Lập trình
- Kỹ thuật: Một số lĩnh vực chính trong mảng này có thể kể đến là kỹ thuật hóa học, dân dụng, cơ khí và điện
- Toán học: Một số kiến thức như Phân số, hình học không gian, đại số, thống kê,… hoặc những môn liên quan đến kinh tế cũng có thể nằm trong lĩnh vực này
Khi các ngành nghề này phát triển, nhu cầu đối với nguồn nhân lực có trình độ sẽ tăng cao theo. Việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM từ bây giờ sẽ tạo điều kiện để các em học sinh dần tiếp cận với những lĩnh vực này, góp phần giúp các em định hướng nghề nghiệp từ sớm.
>> Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách làm máy bắn đá đơn giản
Các phương pháp dạy học STEM phổ biến
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng đề cập đến một số phương pháp dạy học STEM phổ biến, đây là những cách tiếp cận chính mà bạn có thể tham khảo khi thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM.
Tất cả các phương pháp này đều hữu ích khi thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM, do đó, bạn nên kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong bài giảng STEM, để thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh.
Học tập trên dự án
Đây là phương pháp dạy học STEM giúp khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức đã học, kỹ năng của mình vào việc thiết kế và xây dựng dự án.
Các em sẽ làm việc nhóm trong một thời gian đủ dài để lên ý tưởng, tạo nguyên mẫu để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Với phương pháp thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM này, vai trò của giáo viên chỉ là người hỗ trợ và khuyến khích học sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án.
>> Tìm hiểu thêm: Dạy học lập trình theo phương pháp STEM – không chỉ là viết code
Học tập dựa trên vấn đề
Có một số điểm tương đồng giữa phương pháp này và phương pháp dạy học dự án, nhưng, điểm khác biệt là học sinh phải tự phan tích và đánh giá vấn đề. Đây là phương pháp thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM đòi hỏi học sinh phải có tư duy cao, vì thường thì các vấn đề sẽ ở dạng mở, không có một câu trả lời hoàn toàn chính xác.
Đây là một trong những phương pháp dạy học STEM khuyến khích sự sáng tạo, khả năng làm việc nhóm cũng như khả năng phản biện, lãnh đạo cho học sinh.
Học tập dựa trên yêu cầu
Mục đích chính của phương pháp thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM này là tập trung chủ yếu vào vai trò của học sinh trong quá trình học tập. Do đó, các em được khuyến khích đặt nhiều câu hỏi liên quan xung quanh các vấn đề đặt ra.
Những kỹ năng được phát triển trong phương pháp dạy học STEM này là tư duy phản biện, cách đặt câu hỏi và khả năng giải quyết vấn đề. Trong phương pháp dạy học STEM này, vai trò của giáo viên là khơi dậy sự tò mò cho học sinh và đưa ra các gợi ý kịp thời.
Cách thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM
Khi mới nghe đến phương pháp dạy học STEM này, việc lập kế hoạch cho các bài giảng phải kết hợp nhiều kiến thức như vậy nghe có vẻ phức tạp. Nhưng, đây sẽ thực sự là một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn cho học sinh và cả cho giáo viên.
Vấn đề chính của thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM là cần tạo ra một môi trường khuyến khích sự sáng tạo cho học sinh.
Có một số gợi ý để hỗ trợ bạn thiết kế bài giảng STEM, để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho học sinh:
- Tập trung vào thực hành trong buổi học: Các bài học STEM tốt nhất nên liên quan đến các hoạt động thực hành thực tế, cho phép học sinh tự xây dựng và thiết kế bằng chính ý tưởng và đôi tay của mình. Các em có thể lên ý tưởng, tự mình sáng tạo và xây dựng một sản phẩm, mô hình nào đó. Với cách này, học sinh sẽ ít khi chán nản mà sẽ luôn hăng hái và nhiệt tình trong mọi buổi học.
- Mô phỏng các tình huống thực tế: Đây là một trong những lý do khiến thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM trở nên cực kỳ cần thiết. Điều quan trọng là phương pháp này sẽ giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng hữu ích liên quan đến thế giới thực tế xung quanh mình. Việc dạy kiến thức liên quan tới đời sống sẽ là hành trang chuẩn bị cho học sinh trong tương lai sau này.
- Tích hợp Toán học và Công nghệ, Khoa học vào dự án: Phương pháp dạy học STEM nhấn mạnh đến sự liên môn, do đó, chúng ta cần phải tích hợp nhiều kiến thức liên quan vào một cách liền mạch, phù hợp với dự án các emm đang làm
Lời kết
Trên đây là một số hướng dẫn về cách thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM, hy vọng bài viết đã mang lại các thông tin bổ ích và phù hợp với bạn.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang cần thiết kế và xây dựng những bài giảng hoặc hoạt động trải nghiệm STEM, đừng ngần ngại liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam
1 Bình luận. Leave new
[…] >> Xem thêm: Cách thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM […]