Nhiều giáo viên vẫn tưởng giáo án STEM sẽ rất phức tạp để có thể thiết kế và xây dựng, nhưng, khi bạn áp dụng các nguyên tắc STEM vào bài học, chúng sẽ trở nên rất dễ dàng.
Điều quan trọng là bạn cần đưa Toán học, Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật vào môn học theo phương pháp liên môn. Dưới đây, hãy cùng OhStem tìm hiểu chi tiết cách viết giáo án STEM này sẽ như thế nào nhé!
Mục lục
Giáo án STEM khác gì giáo án bình thường?
Trước tiên, hãy tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề, giáo án STEM khác gì với các giáo án bình thường?
Trong các bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm STEM là gì, đây là một phương pháp tích hợp 4 trụ cột kiến thức chính vào 1 (gồm khoa học, công nghệ, toán học và kỹ thuật).
Do đó, để viết một giáo án STEM, bạn cần phải tích hợp ít nhất 2 trong 4 trụ cột kiến thức nền tảng trên. Đương nhiên, tích hợp càng nhiều kiến thức trong đó sẽ càng tốt.
Khi tìm hiểu và xây dựng bài giảng theo phương pháp này, bạn sẽ thấy việc tạo ra các hoạt động và kiến thức liên ngành sẽ mang lại lợi ích to lớn như thế nào đối với học sinh của bạn. Các em có thể học và tìm hiểu kiến thức một cách liên ngành, đồng thời biết cách ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Không giống như các giáo án bình thường khác, với giáo án STEM, điều đầu tiên mà bạn cần làm là lên ý tưởng và thiết kế các hoạt động STEM sẽ diễn ra trong buổi học. Ví dụ:
- Một buổi học Lịch sử bình thường khi ứng dụng STEM vào sẽ trở nên hiện đại và mang lại hứng thú cho học sinh hơn rất nhiều. Các nghiên cứu sâu về thế giới Ai Cập cổ đại sẽ trở nên thú vị và hứng thú hơn với học sinh khi giáo viên cho các em tự thiết kế một chiếc máy bắn đá, và sau đó quay video về cách thiết kế cũng như nguyên lý hoạt đông của sản phẩm này. Qua đó, các em sẽ chia sẻ những gì mình đã học về lịch sử, về chiến tranh cổ đại và các kỹ thuật mà mình đã sử dụng trong xây dựng mô hình.
Chỉ với ý tưởng sáng tạo trên, bài học của bạn đã từ bài học đơn giản trở thành một buổi học STEM với đầy đủ các kiến thức về Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và thậm chí là nghệ thuật.
Lúc này, xin chúc mừng bạn đã viết một giáo án STEM hoàn hảo.
>> Ý tưởng liên quan: 10 bộ giáo án STEM mẫu các môn
5 bước đơn giản để viết giáo án STEM
Giáo án STEM chỉ đơn giản là việc tích hợp các kiên thức trong STEM vào bài giảng, trao học sinh cơ hội thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế theo phương pháp liên môn, chứ không phải là học các môn học độc lập.
Vậy, làm thế nào để áp dụng các hoạt động này vào thực tế một cách đơn giản, dễ dàng?
Chúng ta có thể thực hiện chúng với 5 bước sau:
Tập trung vào chủ đề bài học
Đầu tiên, trước khi thiết kế một giáo án STEM hoàn chỉnh, bạn nên nghĩ về chủ đề chính của mình, ví dụ như bài giảng Lịch sử về chủ đề Ai Cập cổ đại mà chúng ta đã trình bày ở phần trên.
Dù là với bất kỳ một chủ đề hoặc môn học nào khác, bạn cũng hãy tập trung vào chủ đề bài học của mình và từ đó tìm kiếm các hoạt động STEM liên quan.
Tìm kiếm và lên ý tưởng
Bước tiếp theo trong quá trình viết giáo án STEM là bạn hãy tìm kiếm các kho tàng ý tưởng liên quan đến chủ đề của bạn, để chọn lựa được ý tưởng phù hợp nhất.
Hiện nay, có khá nhiều kho tàng ý tưởng STEM cho bạn lựa chọn, từ sách, các buổi tập huấn chia sẻ về STEM, hoặc các nguồn tư liệu khổng lồ trên Internet.
Và điều quan trọng, bạn có thể xem xét nhiều ý tưởng khác nhau và kết hợp chúng vào 1 giáo án STEM của mình, để tạo ra một ý tưởng STEM hoàn hảo và có ý nghĩa, thú vị hơn với học sinh.
Áp dụng
Điều quan trọng là giáo án STEM phải áp dụng được 4 kiến thức Khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc đôi khi là cả nghệ thuật vào bài học.
Liệu rằng giáo án STEM của bạn đã đưa được các yếu tố này vào bài học một cách phù hợp và có ý nghĩa? Không phải tất cả các giáo án STEM đều bắt buộc phải áp dụng 5 nền tảng kiến thức này, nhưng ít nhất nên có từ 2 kiến thức trở lên.
Thiết kế giáo án STEM và tiến hành bài học
Và đến bước này, chúng ta sẽ cùng thiết kế giáo án STEM hoàn chỉnh và tiến hành bài học như trong giáo án.
Và điều quan trọng là bạn nên chuẩn bị cho những sai lầm và thất bại của học sinh, vì lần đầu thực hiện có thể các em sẽ gặp nhiều sai sót. Đây là điều tất yếu của quá trình khám phá và sáng tạo.
>> Xem thêm: Tư duy thiết kế trong giáo dục STEM THPT
Đánh gia hiệu quả sau buổi học
Sau buổi học của giáo án STEM đã thiết kế, điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận và đánh giá lại bài học, để rút ra kinh nghiệm cho những bài giảng STEM tiếp theo được tốt hơn.
Một số câu hỏi dưới đây sẽ hữu ích khi bạn đánh giá chất lượng của giáo án STEM:
- Điều gì đã thực sự thu hút sự quan tâm và hứng thú của học sinh, khiến các em có động lực học tập và khám phá?
- Thời gian của giáo án STEM đã đúng như dự tính chưa? Có bị “cháy giáo án” hay quá dài so với dự tính không?
- Hoạt động STEM trong giáo án STEM đã phù hợp với trình độ, kỹ năng của học sinh giai đoạn này chưa?
- ….
Lời kết
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về giáo án STEM cho các giáo viên mới bắt đầu, hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích cho bạn.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn tổ chức các chương trình giảng dạy STEM hoặc là ngày hội STEM nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi đã và đang hỗ trợ rất nhiều trường, địa phương trong lĩnh vực triển khai giáo dục STEM.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam