Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình để bước sang thời đại công nghệ 4.0, việc định hướng giáo dục STEM ngày càng trở nên phổ biến. Bởi, nó đề cao sự phát triển toàn diện của trẻ trong các lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, công nghệ… Trong bài viết này, Ohstem Education sẽ cung cấp quý phụ huynh và các thầy cô giáo các thông tin hữu ích về định hướng giáo dục STEM trong chương trình tổng thể năm 2021.
Mục lục
STEM là gì? Định hướng giáo dục STEM là gì?
STEM là viết tắt của 4 bộ môn bao gồm: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Maths). Giáo dục STEM chính là một chương trình giảng dạy độc đáo nhằm trang bị cho người học những kiến thức và các kỹ năng liên quan đến 4 lĩnh vực trên. Định hướng giáo dục STEM được thực hiện theo cách tiếp cận liên môn, đặc biệt là người học cũng có thể áp dụng phương pháp này để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy riêng bốn môn học một cách tách biệt và rời rạc như phương pháp giảng dạy truyền thống, STEM đã kết hợp chúng thành một mô hình học tập có sự liên kết chặt chẽ dựa trên các ứng dụng thực tế.
>>Bài viết cùng chủ đề: Dạy học theo định hướng giáo dục STEM có gì khác biệt?
Tầm quan trọng của định hướng giáo dục STEM trong thế kỷ mới
Theo một số báo cáo 2018, ước tính nhu cầu tìm kiếm đối tượng lao động thuộc các lĩnh vực công việc liên quan đến STEM là khoảng 8,65 triệu người. Các khu vực sản xuất đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động với các kỹ năng cần thiết ở mức đáng báo động, ước chừng khoảng gần 600.000 người.
Đây không chỉ là vấn đề riêng của các nước đang phát triển mà ngay tại những quốc gia có nền tảng khoa học công nghệ cao và lâu đời như Vương quốc Anh cũng không thể tránh khỏi. Học viện Kỹ thuật Hoàng gia đã có báo cáo rằng Người Anh sẽ cần số lượng nhân sự tốt nghiệp chuyên ngành STEM mỗi năm là 100.000 người, cho đến năm 2020 chỉ để đáp ứng nhu cầu lao động. Theo báo cáo, Đức thiếu hụt 210.000 công nhân trong các ngành toán học, khoa học máy tính, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Những con số trên đã phần nào nói lên vai trò quan trọng của STEM và những định hướng giáo dục STEM trong tương lai trong việc tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, góp phần cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh. Tại Việt Nam, dự đoán được sự cần thiết của mô hình STEM đối với nền giáo dục nước nhà, Thủ tướng và ban lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra các văn bản chỉ đạo. Trong văn bản, Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục áp dụng mô hình định hướng giáo dục STEM vào chương trình giảng dạy để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu và biết cách vận dụng các kiến thức đã được học vào đời sống.
>> Đồ chơi lập trình giúp bé học STEM hiệu quả: xBot – Robot STEM Kit
Lợi ích của mô hình giáo dục STEM đối với học sinh
Mô hình giáo dục STEM đem đến cho học sinh rất nhiều cơ hội để được phát triển toàn diện về mọi mặt. Sau đây là một số lợi ích vàng mà định hướng giáo dục STEM đã đem lại:
- Được ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học vào thực tế.
- Phát huy năng lực sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.
- Cơ hội để các em được trải nghiệm kỹ thuật công nghệ, khoa học hiện đại, tiên tiến.
- Nâng cao tính kỷ cương, trách nhiệm, tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm của các em.
Những định hướng giáo dục STEM trong chương trình tổng thể cần phải được triển khai như thế nào?
Định hướng giáo dục STEM là một chương trình giáo dục nhằm hướng tới việc giúp các em học sinh được phát triển bản thân một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Đồng thời, giúp các em có được những kỹ năng cá nhân cần thiết để phục vụ trong đời sống qua những buổi học các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học.
Với phương pháp giảng dạy tích hợp kiến thức đa môn giúp tăng khả năng tư duy logic và sáng tạo không ngừng, đồng thời nâng cao hiệu suất học tập của học sinh, mô hình giáo dục STEM được khuyến khích áp dụng đối với tất cả các cấp bậc. Tuy nhiên, dựa vào độ tuổi, trình độ nhận thức và tư duy mà định hướng giáo dục STEM cho mỗi cấp sẽ có sự khác nhau:
- Bậc Mầm non: Định hướng giáo dục STEM nên được áp dụng sớm ở cho trẻ. Trẻ em có độ tuổi từ 0 – 6 tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để áp dụng phương pháp giáo dục này cho các con. Việc này không chỉ giúp trẻ tự lập và có tư duy nhạy bén từ bé mà còn là nền tảng cho các cấp bậc giáo dục tiếp theo của con.
- Bậc Tiểu học: Định hướng giáo dục STEM cho cấp bậc học sinh tiểu học thường tập trung vào việc giúp trẻ nhận biết và làm quen, từ đó tạo cảm hứng học tập cho bé đối với những môn học trong STEM. Áp dụng phương pháp giảng dạy đúng cách sẽ giúp trẻ sẽ dần cảm thấy thú vị và biết cách ứng dụng những gì đã được học trong STEM vào đời sống, khơi gợi niềm yêu thích của trẻ với các lĩnh vực này.
- Bậc Trung học cơ sở: Ở giai đoạn này, giáo dục STEM sẽ giúp các em có nhận thức rõ ràng hơn về những ứng dụng thực tế của các lĩnh vực trong STEM vào cuộc sống hàng ngày. Qua đó, các em học sinh sẽ bắt đầu có những định hướng về nghề nghiệp mong muốn của mình trong tương lai rõ ràng hơn.
- Bậc Trung học phổ thông: Ở độ tuổi này, các em đã có thể tự mình giải đáp các câu hỏi và thách thức của phương pháp định hướng giáo dục Steam bằng những kiến thức, kỹ năng mà các em đã được học tập, trải nghiệm, trau dồi. Từ đó đưa ra những định hướng rõ ràng về tương lai, nghề nghiệp của mình sau này.
Dạy học dựa theo những định hướng giáo dục STEM có thể được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên có thể lựa chọn giảng dạy tích hợp các môn học qua một chủ đề cụ thể hay tổ chức các buổi thực hành, các hoạt động ngoại khóa thú vị như cắm trại, ngày hội STEM,… Hoặc xây dựng mô hình CLB STEM dưới sự hướng dẫn và góp ý của các thầy cô giáo.
>>Bài viết liên quan: Cách tổ chức CLB STEM Tiểu học, Trung học chi tiết
Khi xây dựng nội dung giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM, thầy cô nên thu hẹp chủ đề bài học kết hợp với sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy học đơn giản để có những minh họa sinh động cho kiến thức. Nên lựa chọn những chủ đề ở dạng như một dự án trong thực tiễn, các thiết bị và kiến thức phục vụ bài học không phức tạp, thời gian nghiên cứu không quá dài. Và điều quan trọng nhất đó là các chủ đề được đưa ra trong giáo dục STEM đều phải xác định những mục tiêu đạt được một cách rõ ràng sau khi kết thúc đề tài, chủ đề.
Để quá trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM được triển khai đạt hiệu quả, cả giáo viên và học sinh cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau.
- Giáo viên: Trước khi giảng dạy, giáo viên cần đảm bảo rằng mình đã được hướng dẫn về các nguyên vật liệu, các tư liệu để dẫn đề tài và công cụ thực hiện một cách đầy đủ. Ngoài ra, trước khi lên lớp cần nghiên cứu đề tài, chủ đề, các phương án, kịch bản và giáo án STEM thật kỹ càng trước
- Học sinh: Khi được gợi ý đầy đủ, khái quát về các vấn đề để, học sinh phải về nhà tự luyện tập, nghiên cứu và tìm hiểu chuyên sâu, nâng cao hơn sau khi đã hoàn thành quá trình thực hiện đề tài, chủ đề trong phạm vi nội dung và thời gian quy định.
>>Thầy cô tham khảo: Tài liệu thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM hiệu quả
Lời kết
Trong thời đại công nghệ hiện đại như hiện nay, việc đưa ra những định hướng giáo dục STEM đã ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều hơn tại các cơ sở giáo dục ở nhiều cấp bậc từ mầm non đến trung học phổ thông. Trẻ em được học tập, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế mô hình giáo dục STEM sẽ được phát triển toàn diện về trí thông minh, tư duy và khả năng sáng tạo để trở thành những mầm non tương lai cho đất nước. Để tìm hiểu rõ hơn về chương trình định hướng giáo dục STEM, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo có thể truy cập vào trang web Ohstem Education để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam