Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, ngôi nhà truyền thống đã và đang được cải tiến và trang bị nhiều thiết bị thông minh (smartthings), nhằm đem lại sự tiện lợi cho con người. Để kết nối và quản lý những thiết bị ấy, chúng ta cần một nền tảng và ứng dụng giúp người dùng có thể dễ dàng thao tác, điều khiển ngôi nhà thông minh của mình. Một trong số những nền tảng kết nối nhà thông minh thành công nhất phải kể đến là Samsung SmartThings. Vậy Samsung SmartThings là gì? Bạn hãy cùng OhStem tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Tham khảo thêm: Internet of things – Xu hướng của tương lai.
Mục lục
Samsung SmartThings là gì?
SmartThings là một hệ sinh thái gồm nhiều thiết bị nhà thông minh được phát triển bởi Samsung. Trong hệ sinh thái này, các thiết bị thông minh có thể kết nối với nhau để tự động điều chỉnh hoạt động thông qua những thiết lập của người dùng. Chỉ bằng một chiếc điện thoại, hay máy tính có kết nối Internet, bạn đã có thể dễ dàng điều khiển tất cả thiết bị thông minh trong nhà mình thông qua ứng dụng SmartThings.
Về bản chất, có thể nói hệ sinh thái SmartThings là một nền tảng IoT vô cùng phong phú. Tương tự như hệ sinh thái của Apple là Apple Homekit, SmartThings cũng sử dụng giao thức liên kết sóng Z-wave/ Zigbee.
Samsung SmartThings và cách hoạt động
Một hệ thống nhà thông minh luôn đòi hỏi một thiết bị trung tâm, thứ sẽ nhận lệnh từ người dùng và điều khiển, cũng như kết nối tất cả các thiết bị trong nhà. Thiết bị này trong hệ sinh thái SmartThings được gọi là SmartThings Hub.
Nguyên tắc liên kết cơ bản giữa các thiết bị SmartThings với hub là bằng sóng Z-Wave (Z-Wave sử dụng năng lượng ít hơn Wifi và cho phạm vi phủ sóng rộng hơn Bluetooth). Hub sau khi nhận được tín hiệu từ các thiết bị thì sẽ tự động điều chỉnh và gửi thông tin về cho người dùng. ĐIểm mạnh của Z-wave là giúp các thiết bị có thể kết nối trong phạm vi rộng lên đến 30m, trong khi sóng Bluetooth truyền thống chỉ có thể kết nối được tối đa trong khoảng cách 15m.
SmartThings tương thích với các thiết bị nào?
Tuy SmartThings là hệ sinh thái của riêng Samsung và do hãng tự mình sản xuất các thiết bị. Nhưng hiện nay đã và đang có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị điện tử lớn như Philips, Amazon Alexa,… cũng cung cấp và sản xuất nhiều thiết bị tương thích được với hệ thống nhà thông minh này. Những thiết bị này đều có thể hoạt động tốt với hệ sinh thái SmartThings và thường được nhà phân phối chú thích trên bao bì với dòng chữ “Works with SmartThings”
Điều này giúp hệ sinh thái SmartThings trở nên vô cùng đa dạng và không hề bị bó buộc vào các thiết bị của Samsung. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm từ TV, tủ lạnh đến đèn và các loại cảm ứng tự động thông minh khác.
Ngoài ra, hệ thống IoT SmartThings hoạt động vô cùng linh hoạt và liên kết liền mạch với nhau. Bạn có thể điều khiển hoạt động của đèn từ TV của mình hay thậm chí là chiếc tủ lạnh có gắn bảng điều khiển thông minh mà không cần phải bó buộc sử dụng ứng dụng trên điện thoại hay máy tính..
Thiết lập SmartThings
Hệ sinh thái IoT SmartThings vô cùng tiện lợi với người dùng trong việc cài đặt và thiết lập smarthome của mình. Bạn có thể dễ dàng kết nối các thiết bị với trung tâm điều khiển SmartThings Hub và lập trình điều khiển thiết bị từ xa một cách tự động như:
- Tạo các trường hợp mở tắt đèn tự động.
- Khóa cửa tự động sau khi có người vào hay sau 12 giờ đêm.
- Tự động bật điều hòa khi nhiệt độ trong phòng cao hơn 30 độ.
- Tự động tắt TV khi không phát hiện người.
>>> Tham khảo thêm: 10 ngôn ngữ lập trình IoT đáng học nhất 2021.
Ứng dụng SmartThings
Đề sử dụng hệ sinh thái SmartThings, trước hết bạn cần tìm và cài đặt ứng dụng này trên các thiết bị thông minh. Sau đó, bạn cũng phải có một tài khoản Samsung để có thể sử dụng dịch vụ mà Samsung cung cấp.
Sau khi hoàn tất các bước, ứng dụng sẽ tự động tìm kiếm và kết nối các thiết bị thông minh sẵn có trong nhà bạn. Cuối cùng, bạn cần quét mã trên các mẫu sản phẩm để xác nhận kết nối với trung tâm điều khiển SmartThings Hub.
Ứng dụng sẽ gợi ý cho bạn nhiều lập trình thông minh sẵn có và bạn có thể thiết lập, tinh chỉnh tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng của mình.
Samsung SmartThings và một số lưu ý
- Các thiết bị trong hệ sinh thái cần được kết nối với Wi-Fi và mạng không dây.
- Tất cả các thiết bị nên được đăng ký duy nhất với một tài khoản Samsung, để tăng tính đồng bộ và liên kết.
- Nhiều tính năng và thiết bị sẽ được cung cấp và cũng như không khả dụng ở các quốc gia khác nhau, tùy theo điều kiện nơi bạn sinh sống cho phép.
- Khi mua các thiết bị để kết nối vào hệ sinh thái SmartThings, bạn nên lưu ý chọn sản phẩm có gắn logo “Works with SmartThings”.
- Tương tự như Cortana của Microsoft hay Siri của Apple, Bixby là trợ lý ảo của Samsung giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển bằng giọng nói, nhưng nó chỉ hỗ trợ một số ngữ điệu nhất định tùy theo ngôn ngữ của bạn.
- Bạn nên mua riêng từng thiết bị thông minh để có thể kết nối với dịch vụ SmartThings tốt nhất.
Lời kết
Trên đây là bài giới thiệu của OhStem về hệ thống IoT nhà thông minh Samsung SmartThings. Hy vọng bài viết đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam