Internet of things – Xu hướng của tương lai

Hiện nay, Internet of Things (IoT) đã và đang được các tổ chức trong nhiều ngành khác nhau sử dụng để hoạt động hiệu quả hơn, hiểu rõ hơn về khách hàng. Từ đó, họ có thể cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao, cải thiện việc ra quyết định và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Vậy IoT là gì? Cùng OhStem Education tìm hiểu nhé!

Trong những năm gần đây, khái niệm IoT – Internet of Things (Internet vạn vật) đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những cá nhân làm việc trong môi trường cung cấp dịch vụ. Vậy hôm nay OhStem sẽ cùng bạn đi tìm hiểu xem IoT thực sự là gì cũng như ứng dụng của nó vào nhiều mặt của đời sống nhé!

Khái niệm IoT – Internet of Things

IoT (Internet of Things) có thể hiểu là Internet vạn vật. Đây là một thuật ngữ chỉ một hệ thống gồm nhiều thiết bị khác nhau, phục vụ những yêu cầu tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số được kết nối với nhau và có khả năng xử lý, đảm nhiệm công việc một cách độc lập thông qua việc kết nối Internet mà không có sự can thiệp của con người.

IoT - Internet of things
IoT – Internet of things

Năm 1982, những khái niệm mơ hồ về IoT lần đầu tiên được hình thành tại đại học Đại học Carnegie Mellon trên một máy bán nước tự động được kết nối Internet để có thể báo cáo kiểm kho và độ lạnh của những chai nước vừa bỏ vào máy.

Mãi đến năm 1999, nhà tiên phong công nghệ người Anh Kevin Ashton đã giới thiệu khái niệm Internet of Things để mô tả một hệ thống vận hành độc lập giúp Internet kết nối được với thế giới vật chất bên ngoài thông qua các thiết bị cảm biến.

>>> Tham khảo thêm: 10 ngôn ngữ lập trình IoT đáng học nhất 2021 – Thiết bị giáo dục STEM (ohstem.vn)

Thành tố tạo nên một hệ thống IoT

Một hệ thống IoT hoàn chỉnh thường bao gồm 4 thành tố chính:

  • Things: thiết bị.
  • Gateways: trạm kết nối.
  • Network and Cloud: hạ tầng mạng.
  • Services – creation and Solution Layers: bộ phân tích và xử lý dữ liệu.
Internet of things - xu hướng của tương lai
Internet of things – xu hướng của tương lai

Các cảm biến sẽ có nhiệm vụ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng,… và chuyển chúng thành các dạng dữ liệu trong môi trường Internet. Sau đó các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra các thay đổi theo ý của người tiêu dùng. Hiện nay chúng thường được ứng dụng thông qua các ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính….

Hệ thống cơ bản sẽ vận hành từ việc các cảm biến tiếp nhận thông tin từ môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, khoảng cách,…), rồi biến đổi thông tin thành nhiều dạng dữ liệu trong môi trường Internet. Thông tin ngay sau đó sẽ được tự động xử lý và phản hồi lại theo ý muốn của người dùng. Rất nhiều ứng dụng của IoT có thể được tìm thấy trên các ứng dụng điện thoại hay máy tính như việc tự động điều chỉnh ánh sáng, âm lượng của smartphone để phù hợp với môi trường ngoài trời hay trong nhà.

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Blockchain là gì? Tất tần tật về Blockchain.

Tính hai mặt của IoT

IoT mang lại nhiều ưu điểm song cũng tồn tại nhiều mặt trái. Vậy Chúng là gì? Hãy cùng nhau phân tích chi tiết phía dưới nhé!

Ưu điểm

  • Cung cấp khả năng truy xuất thông tin mọi lúc, mọi nơi với nhiều thiết bị.
  • Củng cố quá trình liên kết, kết nối giữa các thiết bị, giúp truyền tải thông đầy đủ và hiệu quả hơn.
  • Dữ liệu được truyền đi thông qua mạng Internet giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.
  • Giảm bớt công việc cho con người bằng cách tự động hóa các công việc.

Nhược điểm

  • Nguy cơ rò rỉ và bị đánh cắp thông tin, do hệ thống gồm nhiều thiết bị với lượng thông tin lưu giữ vô cùng lớn.
  • Không thật sự hiệu quả do chi phí lắp đặt ban đầu rất lớn cũng như quá trình duy trì và quản lý hệ thống đòi hỏi nhiều công sức và tiền bạc.
  • Vì tính thống nhất cao nên nếu chỉ một thiết bị trong hệ thống không hoạt động hay bị lỗi, sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền gây lỗi toàn bộ hệ thống.
  • Vì vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc tế cụ thể nào cho các thiết bị IoT, nên khiến giao tiếp giữa các thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau ít nhiều gặp khó khăn do không tương thích.

>>> Một số thông tin bổ ích khác: Là người dùng công nghệ 4.0 trong giáo dục – giáo viên cần lưu ý gì?

Tầm quan trọng của IoT trong đời sống

Iot giúp con người rất lớn không chỉ khiến cuộc sống tiện lợi hơn mà còn giúp tiết kiệm thời gian trong công việc.

Một hệ thống IoT hoàn chỉnh có thể giúp doanh nghiệp sở có cái nhìn bao quát và chi tiết về hoạt động sản xuất của mình từ hiệu suất làm việc của máy móc đến những chuỗi cung ứng sản phẩm cũng như hoạt động hậu cần.

Xu hướng tương lai của Internet of Things
Xu hướng tương lai của Internet of Things

IoT giúp công ty tự động hóa các quy trình và giảm chi phí lao động. Giúp giảm chất thải và cải thiện dịch vụ, làm cho việc sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn, cũng như mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng.

IoT thay thế những công việc thô sơ của con người, tự động hóa dây chuyền sản xuất giúp doanh nghiệp giảm chi phí thuê nhân lực. Ngoài ra, hệ thống này còn giúp giảm thiếu sai sót, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như chi phí tốn kém khi vận chuyển. Đồng thời, một hệ thống hoạt động hoàn toàn không có sự tham gia của con người, cũng phần nào mang lại niềm tin, và sự minh bạch trong giao dịch với khách hàng.

Với sự phát triển của Robot ngày nay, IoT thực sự có đóng góp vô cùng to lớn trong sự phát triển tương lai của chúng ta, và sẽ tiếp tục được cải tiến nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam.

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed