Ba mẹ có biết ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển 6 năm đầu đời của trẻ? Việc phát triển ngôn ngữ ngay từ sớm không chỉ giúp con tự tin hơn trong giao tiếp mà nó còn mang lại nhiều lợi ích trong học tập cũng như cuộc sống. Nếu bỏ lỡ giai đoạn phát triển “vàng” này, sẽ rất khó cho trẻ để đạt tới sự phát triển ngôn ngữ toàn diện. Vậy vai trò của ngôn ngữ trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ quan trọng như thế nào, và làm sao để giúp trẻ phát huy được hết khả năng của mình? Tất cả sẽ được OhStem bật mí ngay trong bài viết sau đây.
Mục lục
Vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non
Vai trò của ngôn ngữ – Phương tiện giao tiếp
Ngôn ngữ là một công cụ cho phép con người truyền đạt thông tin, suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng. Ngôn ngữ có thể được coi là một tập hợp các hướng dẫn trong não cho phép chúng ta nói chuyện với nhau một cách hiệu quả. Ngôn ngữ có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua giọng nói, văn bản, phương tiện hình ảnh và ngay chính qua cơ thể của chúng ta. Ngôn ngữ cho phép con người đặt câu hỏi, ra lệnh và hiểu về thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ – Phương tiện phát triển tư duy
0-6 là độ tuổi mà trẻ em không ngừng tìm hiểu và đặt câu hỏi về thế giới. Với sự hỗ trợ của ngôn ngữ mà những thắc mắc đó của trẻ mới có thể được giải đáp. Nhờ đó mà kiến thức về thế giới của trẻ ngày càng sâu rộng hơn, việc tìm hiểu của trẻ cũng trở nên tích cực và sáng tạo hơn. Mỗi ngôn ngữ đều có một phong cách, tài liệu tham khảo văn hóa và di sản riêng. Trẻ em tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ biết cách thể những ý tưởng một cách tốt nhất. Học ngôn ngữ cũng là cách trẻ tự trang bị cho mình những công cụ để hiểu thế giới theo những cách hoàn toàn mới.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Sức khỏe và thể chất
Bệnh tật có thể ảnh hưởng đến thính giác, do đó sẽ gây ra các vấn đề về hiểu ngôn ngữ nói hoặc các tín hiệu thính giác khác. Các vấn đề về thính giác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển giọng nói. Trẻ bị bệnh cũng thiếu nhiệt tình để nói, và giao tiếp không được nhạy bén như các bạn cùng lứa tuổi. Điều này có thể cản trở sự phát triển của ngôn ngữ và giao tiếp. Ngoài bệnh tật, sự phát triển thể chất có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ. Dây thanh âm và các cơ mặt liên quan đến lời nói phải được phát triển, để trẻ có thể giao tiếp bằng miệng một cách hiệu quả. Kỹ năng vận động tinh cũng cần thiết để viết hoặc vẽ các chữ cái và ký hiệu.
Gia đình và các mối quan hệ xung quanh
Thực tế cho thấy rằng gia đình và những người xung quanh có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và các bé sẽ là cơ hội giúp trẻ nhỏ trở nên thoải mái và tích cực hơn trong việc chia sẻ, bày tỏ quan điểm của mình. Điều quan trọng là trẻ em đang phát triển phải được hòa mình vào một môi trường giàu ngôn ngữ. Môi trường xã hội có thể là một trở ngại cho sự phát triển ngôn ngữ khi thiếu tấm gương mà trẻ em có thể dựa trên sự hiểu biết của mình về ngôn ngữ và tất cả những gì nó đòi hỏi.
Biện pháp nhằm nâng cao vai trò của ngôn ngữ ở trẻ
Giai đoạn từ 1-3 tuổi bắt đầu hình thành khả năng ngôn ngữ
Từ 1-3 tuổi, trẻ bắt đầu bập bẹ nói được những từ hoặc câu đơn giản, các em có thể hiểu được những mệnh lệnh và yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác bằng ngôn ngữ.
Thường xuyên trò chuyện với trẻ
Trẻ em thường có thói quen bắt chước những gì người khác làm, việc thường xuyên trò chuyện với bé sẽ giúp các bé có được thói quen giao tiếp hàng ngày. Cho phép trẻ tiếp xúc với các đồ vật, bạn có thể nêu lên những đặc điểm nhận dạng của đồ vật đó và yêu cầu trẻ nhắc lại. Những hoạt động này giúp nâng cao vốn từ vựng của trẻ, hình thành nên tư duy về thế giới xung quanh một cách hiệu quả. Đây cũng là cơ hội để ba mẹ phát hiện ra những lỗi phát âm sai của trẻ để kịp thời sửa sai ngay cho bé nhà mình.
Làm quen với các môn học mang tính nghệ thuật
Ở độ tuổi này, các môn học nghệ thuật mà các bé thường hay được tiếp xúc là: kể chuyện, đọc thơ, ca dao, vè… Ba mẹ nên kể cho các bé nghe về những câu chuyện cổ tích, ca dao hay tục ngữ. Nó sẽ cung cấp những khuôn mẫu về ngôn ngữ, giúp trẻ hiểu hơn về những từ ngữ mang tính trừu tượng. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh giúp bé có kiến thức sâu rộng, khả năng tư duy ghi nhớ, và diễn đạt câu chữ mạch lạc.
Dẫn trẻ đi tham quan, vui chơi ngoài giờ lên lớp
Cha mẹ nên dành thời gian dẫn con đi tham quan các địa điểm du lịch, các khu công viên hoặc sở thú. Đây là cơ hội rất tốt để con được nghỉ ngơi sau những giờ học căng thẳng. Việc tiếp xúc với thực tế sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ sâu, cũng như sự phát triển của vốn từ vựng của trẻ một cách tốt nhất.
>> Bài viết hữu ích: Nghỉ hè nên làm gì? 9 ý tưởng khiến mùa hè của trẻ trở nên thú vị.
Giai đoạn từ 3-6 tuổi – phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ
Khi đến giai đoạn này, vốn từ vựng về thế giới của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều lần. Cũng ở giai đoạn này, sự tác động của gia đình và môi trường có vai trò rất lớn trong việc định hình ngôn ngữ của trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì để nâng cao vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ?
Cho trẻ tham gia các hội nhóm, CLB
Tham gia CLB, hội nhóm là cơ hội tốt để trẻ có thể trò chuyện với các bạn cùng lứa tuổi để phát triển khả năng giao tiếp. Qua những CLB, trẻ học được cách tiếp thu, xử lý thông tin và truyền tải ý tưởng của mình đến mọi người. Bên cạnh đó, trẻ còn được trau dồi thêm nhiều kỹ năng có giá trị khác như thương lượng, thuyết phục và giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện, tư duy logic cũng nhờ đó mà được phát triển rõ rệt hơn.
Rèn luyện kỹ năng đọc và viết
Có 4 kỹ năng mà trẻ cần phải được học và bắt buộc phải học khi tiếp cận một ngôn ngữ đó là: nghe, nói, đọc, viết. Kỹ năng nghe và nói có thể phát triển dựa trên giao tiếp hàng ngày, và sự thật là ở độ tuổi từ 1-3 tuổi những kỹ năng này đã được hình thành từ rất sớm. Còn với kỹ năng đọc và viết, trẻ cần phải được dạy một cách bài bản. Cha mẹ có thể cho con tự tô màu hay dùng bút sao chép các ký tự theo cách của con, chỉ cho con trình tự viết chữ….
Giao tiếp nhiều hơn với con
Ở độ tuổi này, các bé đã có thể giao tiếp với những người xung quanh bằng ngôn ngữ đơn giản, có thể hiểu được và biết cách truyền đạt ý nghĩ, mong muốn đến người khác bằng ngôn ngữ. Với vốn từ vựng phong phú mà con đã được tiếp nhận từ những quá trình trước. giờ đây con có thể sử dụng nó để biểu đạt theo cách riêng của mình. Do đó, những người thân nên dành thời gian quan tâm đến trẻ nhiều hơn, thường xuyên giao tiếp để điều chỉnh cách nói chuyện của bé, và cũng nhờ đó để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng cũng như sở thích của con.
Làm quen với đồ chơi giáo dục
Cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi giáo dục ở độ tuổi này cũng là một giải pháp nâng cao vai trò của ngôn ngữ hiệu quả. Thông thường, chúng ta thường lầm tưởng rằng giao tiếp chỉ có ở người với người. Thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, giao tiếp với công nghệ, máy tính, robot cũng là một kỹ năng rất cần thiết.
Ngoài ra, khi tiếp xúc với đồ chơi giáo dục, trong quá trình chơi, trẻ sẽ phải tư duy, phản biện để giải quyết các vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, các em có thể chơi chung với nhau để trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân, đây cũng là quá trình giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả.
Vậy nên, việc cho bé tiếp xúc với những sản phẩm công nghệ mang tính giáo dục ngay từ bây giờ sẽ giúp trẻ không còn bỡ ngỡ khi bước vào tương lai. Nhưng không phải sản phẩm nào gắn mác đồ chơi giáo dục cũng đều tốt và hiệu quả!Bộ bút vẽ 3D độc đáo hoặc các bộ xếp hình bằng gỗ Tangram là những sản phẩm dành cho lứa tuổi mầm non làm quen với công nghệ đang được ưa chuộng nhất hiện nay mà bạn nên tham khảo cho bé nhà mình!
Tổng kết
Vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ mầm non như một bệ đỡ giúp trẻ thành công hơn trên con đường học tập sắp tới. Bạn đã có kế hoạch gì khác để dạy ngôn ngữ cho bé nhà mình chưa? Hãy cho chúng tôi và cộng đồng cùng biết nhé! Còn nếu chưa, hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm ra phương pháp học tập hiệu quả đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
Hotline: 08.6666.8168
Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam