Câu lạc bộ STEM

Xây dựng các CLB STEM là một hình thức của hoạt động trải nghiệm STEM, để tăng cường các trải nghiệm thực tế, thực hiện theo sở thích, năng khiếu và sự tự nguyện của học sinh. Hình thức này sẽ hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động giáo dục STEM dễ dàng tiếp cận với học sinh, phụ huynh và nhà trường. 

Tham gia CLB STEM đem lại những kiến thức công nghệ mới, tạo nên hứng thú trong học tập, phát triển các kỹ năng làm việc đội nhóm, hăng say tìm tòi, thúc đẩy tự do sáng tạo từ đó hiệu quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn.

Câu lạc bộ STEM

Webinar MIỄN PHÍ hỗ trợ

Để giúp thầy cô dễ dàng triển khai CLB STEM / STEAM tại địa phương, OhStem tổ chức Webinar miễn phí chia sẻ về chủ đề này, dựa trên thực tế triển khai CLB STEM Robotics OhStem tại TP. HCM vừa qua.

Webinar chia sẻ kinh nghiệm triển khai CLB STEM Tiểu học miễn phí

Quy trình thành lập CLB STEM

1. Chọn chủ đề & hoạt động

Mỗi CLB đều cần có tên, chủ đề và mục đích để tạo sự thu hút từ học sinh. Do đó, cần chọn ra chủ đề phù hợp với điều kiện từng địa phương. Để hình thành nên lộ trình hoạt động cho CLB tại trường. 

Một vài chủ đề cho CLB hoạt động có thể chọn như sáng tạo khoa học, robotics,…

Câu lạc bộ STEM

2. Lên lộ trình sinh hoạt

Giáo viên phụ trách CLB cần đưa ra một lộ trình học tập để từ đi cơ bản đến nâng cao, lịch hoạt động chi tiết trong một học kỳ hoặc cho cả năm học để hoàn thiện dự án của chủ đề đã được chọn.

Câu lạc bộ STEM

3. Viết bản kế hoạch thành lập CLB

Bản kế hoạch thành lập CLB sẽ bao gồm đầy đủ các nội dung về mục đích thành lập, đối tượng tham gia, lịch sinh hoạt, nội dung chi tiết cho từng chủ đề, quyền lợi và nhiệm vụ của thành viên CLB. 

Đây cũng là bản trình bày đến BGH nhà trường để CLB đi vào hoạt động chính thức.

Tham khảo bản kế hoạch CLB STEM

Câu lạc bộ STEM

4. Thành lập CLB và thu hút học sinh tham gia. 

Một CLB sẽ không hoạt động nếu không có học sinh tham gia. GVPT có thể tuyên truyền hay tổ chức các buổi trải nghiệm tại trường, thể hiện ra những hoạt động thu hút của CLB, tạo sự hứng khởi và thu hút học sinh tham gia. 

Học sinh tham gia CLB có thể thực hiện các dự án theo nhóm. Do đó, GVPT cần cho học sinh tự do chọn nhóm và có thể chuyển sang nhóm khác trong thời gian tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị cho học sinh. 

Chương trình hỗ trợ CLB của OhStem

Với phương châm mong muốn đóng góp khơi nguồn sáng tạo cho thế hệ trẻ Việt Nam, giúp các em có sự chuẩn bị tốt cho tương lai trong kỷ nguyên số. Do đó, chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ các trường trong các giai đoạn đã và đang mang giáo dục STEM đến gần với các em. 

Đối với CLB STEM, chúng tôi sẽ có những chính sách về mượn thiết bị để tổ chức các cuộc thi tại trường, phát động các cuộc thi trong CLB, tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật… Để tìm hiểu rõ hơn, bạn hãy chọn tìm hiểu thêm .

Các chủ đề tham khảo cho CLB

Chúng tôi giới thiệu đến bạn một vài chủ đề thường được sử dụng cho các CLB. Mỗi nội dung sẽ gồm chi tiết phân phối chương trình, slide bài giảng và lịch sinh hoạt chi tiết gồm 4 tuần với 120 phút / tuần. 

Tùy vào mỗi trường học, GVPT cần điều chỉnh sinh hoạt phù hợp với trường của mình.

Câu lạc bộ STEM

Lập trình máy tính

Đây là chủ đề giúp các em làm quen với các kiến thức về lập trình thông qua việc lập trình các dự án cơ bản với thiết bị là mạch Yolo:Bit.

Câu lạc bộ STEM

Thi đấu Robocon

Sau khi làm chủ được robot và thực hiện được các chức năng cơ bản, các em sẽ làm quen với chủ đề thi đấu robot, tìm hiểu cách lập trình để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp trong một bài thi đấu Robocon mẫu.

Dự án: Nhà thông minh.

Các em sẽ hoàn thiện một ứng dụng nhà thông minh với nhiều tính năng hiện đại, tích hợp cả 2 công nghệ AI và IoT

Câu lạc bộ STEM

Trải nghiệm robot 

Các em được tiếp cận với thế giới robot, tận tay lắp ráp, tìm hiểu các thành phần, cảm biến và lập trình các chức năng cơ bản của một robot thông minh

Lập trình máy tính

Thiết bị: Yolo:Bit 

Tuần 1:  Làm quen với Yolo:Bit

  • Làm quen với Yolo:Bit
  • Cài đặt Driver 
  • Viết chương trình cơ bản làm việc với mạch điều khiển Yolo:Bit 
  • Tìm hiểu về biến

Tuần 2: Kiến thức cơ bản 1

  • Khối lệnh điều kiện
  • Vòng lặp
  • Thực hiện bài tập giữa khóa

Tuần 3: Kiến thức cơ bản 2

  • Tìm hiểu về tọa độ
  • Tìm hiểu kiểu dữ liệu Boolean
  • Giao tiếp không dây Bluetooth

Tuần 4: Dự án cuối khóa

  • Danh sách – List
  • Thực hiện bài tập cuối khóa

Xem bộ tài liệu gồm: Slide giảng dạy và phân phối chương trình tại đây

Trải nghiệm robot 

Thiết bị: Robot Rover 

Tuần 1:  Làm quen với robot và lập trình di chuyển

  • Làm quen với robot Rover 
  • Cài đặt thư viện và trải nghiệm các chế độ điều khiển sẵn có 
  • Viết chương trình cơ bản làm việc với mạch điều khiển Yolo:Bit 
  • Lập trình cho robot di chuyển

Tuần 2: Xử lý thông tin 

  • Tìm hiểu về các cảm biến khoảng cách và lập trình robot né vật cản 
  • Tìm hiểu về cảm biến dò đường và lập trình cho robot dò đường

Tuần 3: Thử thách nâng cao 

  • Tìm hiểu về động cơ servo và phụ kiện tay gắp 
  • Áp dụng các kiến thức đã học để lập trình các thử thách như: 
  1. Dò đường kết hợp di chuyển vật cản + Robot giải mê cung
  2. Robot tìm và húc đổ vật cản ra ngoài vòng

Tuần 4: Điều khiển Robot từ xa 

  • Lập trình để điều khiển robot từ xa bằng remote đi kèm và từ mobile app qua kết nối Bluetooth 
  • Giao tiếp giữa các robot thông qua bluetooth

Xem bộ tài liệu gồm: Slide giảng dạy và phân phối chương trình tại đây

Thi đấu Robocon

Thiết bị: Robot Rover 

Bản đồ cho nội dung này gồm 5 thử thách và robot phải thực hiện được 5 nhiệm vụ này: 

Câu lạc bộ STEM

Tuần 1: Nhiệm vụ 1 – Khởi động nhà máy năng lượng tái tạo 

  • Tìm hiểu tổng quan các nhiệm vụ trong bài thi Robocon mẫu 
  • Bài thi đấu số 1: Lập trình để robot bật công tắc của các nhà máy điện tái tạo để giảm thiểu tình trạng cạn kiệt của các nguồn tài nguyên hữu hạn.

Tuần 2: Gồm 2 nhiệm vụ như sau: 

  • Nhiệm vụ số 2 – Trồng cây gây rừng:  Lập trình robot trồng cây tại vị trí được chỉ định trong thành phố
  • Nhiệm vụ số 3 – Phá hủy nhà máy ô nhiễm: Lập trình robot loại bỏ các nhà máy đang dần gây ô nhiễm cho môi trường trong thành phố để bảo vệ cho môi trường của thành phố được xanh – sạch – đẹp. 

Tuần 3: Nhiệm vụ số 4 

  • Phân loại rác thải: Lập trình để robot phân loại rác và đặt vào đúng nơi quy định, giúp giảm thiểu rủi ro cũng như dễ dàng hơn trong việc tái chế rác.

Tuần 4: Nhiệm vụ số 5 

  • Cảnh báo chất lượng nguồn nước Lập trình để robot di chuyển và đo mức độ ô nhiễm của con sông trong thành phố và phát cảnh báo. 

Xem chi tiết tại đây

Dự án: Nhà thông minh.

Thiết bị: Bộ Kit học Lập trình AIoT

Tuần 1: Đèn thông minh 

  • Giới thiệu về ứng dụng nhà thông minh 
  • Lập trình đèn thông minh có thể bật tắt, đổi màu, điều chỉnh độ sáng bằng remote và qua Internet

Tuần 2: Giám sát nhiệt độ phòng và quạt thông minh 

  • Đọc nhiệt độ và độ ẩm hiện ra màn hình LCD và cập nhật lên bảng điều khiển IoT 
  • Quạt thông minh tự động bật tắt theo nhiệt độ và có thể điều chỉnh tốc độ Internet

Tuần 3: Đèn tự động bật tắt khi có người 

  • Ứng dụng đèn tự động bật tắt khi có người ở các khu vực công cộng để tiết kiệm năng lượng

Tuần 4: Khóa cửa thông minh 

  • Ứng dụng khóa cửa thông minh mở khóa bằng mật mã và nhận diện khuôn mặt

Bộ tài liệu Slide bài giảng và hướng dẫn lập trình xem tại đây.

CLB STEM tại các địa phương

Câu lạc bộ STEM

CLB STEM trường Lương Thế Vinh – Cần Thơ thực hiện chủ đề Trải nghiệm robot .

CLB STEM – Cần Thơ, do thầy Trang Minh Thiên phụ trách, thực hiện dự án Nhà thông minh.

Câu lạc bộ STEM

Cuộc thi Robocon của các CLB tại Bến Tre.