Với hướng dẫn này, chúng ta sẽ thực hiện một chiếc đèn ngủ thông minh cùng với Yolo:Bit, chiếc đèn này có thể hoạt động tự động tắt khi trời sáng và sáng khi trời tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thực hiện dự án đèn thông minh này.
Cùng thực hiện nào!
Mục lục
Giới thiệu
Hiện nay, có rất nhiều loại đèn ngủ thông minh trên thị trường, với rất nhiều chức năng đa dạng như thay đổi độ sáng, thay đổi màu sắc, đèn tích hợp khả năng hát nhạc, cho đến các loại đèn điều khiển từ xa…
Dựa vào 25 đèn LED có sẵn trên Yolo:Bit, chúng ta có thể ứng dụng vào tạo ra một chiếc đèn ngủ thông minh tương tự như vậy để phục vụ giấc ngủ vào ban đêm – đèn ngủ có thể tự động sáng khi trời tối và tắt khi trời sáng. Chúng cũng giúp mang lại sự thuận tiện cho con người, khi chúng ta không phải di chuyển và bật công tắc đèn mỗi tối nữa.
Mục tiêu
- Làm quen với cảm biến ánh sáng có trên Yolo:Bit
- Chế tạo được mô hình đèn ngủ thông minh theo ý thích
Kiến thức cần biết
Cảm biến ánh sáng quang trở là gì?
Cảm biến ánh sáng quang trở là thiết bị có thể đo cường độ của ánh sáng môi trường xung quanh. Trên Yolo:Bit đã được tích hợp sẵn một cảm biến ánh sáng này, tại vị trí như hình dưới:
Mạch của cảm biến này sẽ thay đổi điện trở khi cường độ ánh sáng thay đổi, từ đó, ta sẽ biết được trời đang sáng hay tối. Cường độ ánh sáng mà cảm biến trên Yolo:Bit đo được sẽ nằm từ 0 – 100, trong đó, 0 tương ứng với trời tối, và 100 tương
ứng với cường độ ánh sáng mạnh.
Trong bài này, chúng ta sẽ ứng dụng cảm biến ánh sáng và 25 đèn LED RGB trên Yolo:Bit, để tạo ra một chiếc đèn ngủ thông minh – có thể tự động tắt đèn khi trời tối và tự bật đèn khi trời sáng. Chúng ta sẽ làm một chiếc mô hình đèn ngủ, và đặt Yolo:Bit vào bên trong thay cho bóng đèn.
Hướng dẫn chế tạo đèn ngủ thông minh
Chuẩn bị:
- Bộ Yolo:Bit Starter Pack – kèm phụ kiện làm mô hình (link: https://ohstem.vn/product/bo-stem-kit-yolobit-starter-pack-v4/)
- 1 mảnh giấy bạc nhỏ với kích thước 3cm x 3cm
- 1 mảnh giấy cứng nhỏ với kích thước 4cm x 1cm
- 1 ly nhựa cỡ nhỏ (đường kính miệng ly là 9cm, chiều cao 13cm)
- 1 bìa trang trí đèn ngủ (kích cỡ 24cm x 13cm)
- Mô hình giấy Carton đã cắt sẵn theo file tại đường link:
https://drive.google.com/file/d/1_-J9ECI6FmBmOo7JxIv9QSw_NaXDqduG/view?usp=sharing
Chế tạo mô hình
Từ mô hình giấy đã cắt, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Gắn 2 mảnh bìa Carton đan chéo vào nhau:
Bước 2: Đặt mô hình trên vào giữa 2 hình tròn:
Bước 3: Đặt Yolo:Bit lên trên vòng tròn nhỏ, dùng 2 sợi dây thun cố định lại:
Bước 4: Kết nối hộp pin với Yolo:Bit
Bước 5: Gắn bìa trang trí vào xung quanh cốc bằng băng keo:
Bước 6: Gập giấy cứng thành góc nhọn như hình, sau đó gắn giấy bạc vào xung quanh:
Bước 7: Cố định phần dưới của giấy cứng vào đế đèn ngủ như hình:
Bước 8: Nối giấy bạc với chân P0 bằng dây kẹp cá sấu:
Bước 9: Cố định thân đèn bằng băng keo, hoàn tất mô hình
Nạp chương trình
Chúng ta sẽ sử dụng thông tin đã nhận được từ cảm biến ánh sáng để lập trình đèn ngủ: khi trời tối thì đèn tự bật, khi trời sáng thì đèn sẽ tắt
- Bước 1: Tạo biến để lưu trữ giá trị độ sáng từ môi trường xung quanh.
Vì độ sáng của đèn nằm trong khoảng từ 0 – 100, tương ứng với khoảng giá trị mà cảm biến trả về (0 – trời tối, 100 – trời sáng chói), do đó, độ sáng của đèn là 100 – đô sáng. Chương trình thực hiện như sau:
- Bước 2: Tăng giảm độ sáng cho đèn
Chúng ta sẽ dùng đến chân mở rộng của Yolo:Bit. Sau mỗi lần chạm vào chân P0, đèn ngủ sẽ tăng độ sáng lên 5. Chương trình hoàn chỉnh sẽ như sau:
Lời kết
Trên đây chỉ là một hướng dẫn nho nhỏ cho việc thự hiện một dự án cơ bản. Lớp học STEM của bạn sẽ trở nên thú vị và vui nhộn hơn, nếu chiếc Đèn ngủ thông minh của bạn có thể được nhiều chức năng hơn chẳng hạn như phát nhạc để đánh thức bạn dạy khi trời sáng, nhấn nút A và B để tăng giảm độ sáng cho đèn hay nhấn nút để đổi màu đèn…
Bạn cần nhiều ý tưởng STEM hơn cho các buổi học? Tải ngay Ebook miễn phí 100+ ý tưởng STEM chúng tôi đã soạn sẵn cho bạn: