Dạy học STEM hiện đang là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để phát triển kiến thức, kỹ năng cho học sinh, thay thế dần cho phương pháp giáo dục truyền thống.
Các phương pháp dạy học liên tục cập nhật và đổi mới, do đó, các giáo viên STEM cần phải có hướng tiếp cận sáng tạo và thích ứng với những phương pháp mới, để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh của mình.
Dưới đây, OhStem sẽ tổng hợp những thông tin và mẹo bạn cần để triển khai dạy học STEM trên lớp, từ đó truyền cảm hứng tới học sinh một cách tốt nhất.
Mục lục
Dạy học STEM là gì?
Nếu bạn chưa từng nghe về khái niệm STEM trước đây, thì chúng tôi sẽ giải thích lại cho bạn. Đây là cụm từ viết tắt của 4 lĩnh vực:
- Science: Khoa học, với các môn học dạy những kiến thức khoa học như Sinh học, Hóa học, Vật Lý, thậm chí là các môn như Thiên Văn học, địa chất.
- Technology: Công nghệ, một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn với các kiến thức liên quan đến khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật, phát triển phần mềm,…
- Engineering: Kỹ thuật, với 3 lĩnh vực chính có thể kể đến là kỹ thuật hóa học, điện dân dụng, cơ khí
- Maths: Toán học, với những kiến thức cơ bản bạn đã học như phân số, đại số, thống kê, hoặc thậm chí là những kiến thứ liên quan đến tính toán trong kinh tế nói chung
Khi các ngành công nghiệp kể trên phát triển, nhu cầu về nhân lực tăng cao, nhưng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu trên thì chưa bao giờ là đủ.
Ban đầu, việc dạy học STEM được triển khai vào đầu những năm 2000 bởi các Chính phủ và các trường Đại học, nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh đến lĩnh vực này.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khái niệm STEM là gì cũng dần trở nên rõ ràng hơn, và chúng đã có những bước tiến mới, chứ không chỉ đơn thuần là nhóm các kiến thức trên lại với nhau như trước nữa.
Các cách tiếp cận mới về dạy học STEM là cách tích hợp những môn học với nhau, và ứng dụng chúng vào thực tế.
Trái ngược với phương pháp học truyền thống, việc dạy học STEM tập trung vào trọng tâm chính là học sinh. Các em sẽ phải chủ động tìm kiếm, tổng hợp các tri thức, kỹ năng liên quan đến khoa học, công nghệ, tư duy thiết kế,… để giải quyết vấn đề của mình.
Với dạy học STEM, khoảng cách giữa lý thuyết trên lớp học và cuộc sống thực tế đã được thu hẹp lại.
Những cách dạy học STEM cho giáo viên
Dưới đây, chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn một số phương pháp dạy học STEM, để bạn có thể dễ dàng triển khai và từ đó hiểu sâu hơn về khái niệm STEM là gì.
Dạy học STEM dựa trên dự án
Phương pháp dạy học STEM này khuyến khích học sinh học các kỹ năng và áp dụng kiến thức của mình vào thực hành, thông qua hoạt động tham gia vào dự án.
Các em sẽ cùng hoạt động nhóm với nhau trong một dự án. Các em sẽ cùng nghiên cứu, xây dựng giải pháp cho một vấn đề thực tế nào đó đã được giáo viên đưa ra.
Trong phương pháp dạy học STEM dựa trên dự án này, vai trò của giáo viên chỉ là một người hỗ trợ hoặc người khuyến khích, truyền cảm hứng cho học sinh, để các em có động lực và tự hoàn thành dự án của mình.
Một ví dụ cơ bản về dạy học STEM trên dự án có thể là thiết kế và lập trình robot di chuyển tự né vật cản.
Dạy học STEM dựa trên vấn đề
Phương pháp dạy học này khá tương đồng với việc đạy học theo dự án kể trên, tuy nhiên, điểm khác biệt chính là học sinh sẽ phải phân tích và đánh giá một vấn đề nào đó đã được giáo viên đặt ra, chứ không phải là tạo ra sản phẩm dự án.
Phương pháp này yêu cầu trình độ tư duy cao, vì thường thì những vấn đề này đều là những câu hỏi mở, và không có một câu trả lời đúng hoặc sai rõ ràng.
Phương pháp dạy học STEM này sẽ khuyến khích sự sáng tạo, tinh thần hoạt động nhóm cũng như khả năng phản biện, lãnh đạo của học sinh.
Một ví dụ cụ thể về phương pháp dạy học STEM dựa trên vấn đề là yêu cầu học sinh lập kế hoạch kinh doanh để giải quyết nhu cầu của xã hội về một món hàng, sản phẩm nào đó.
>> Xem thêm: Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết
Dạy học STEM dựa trên yêu cầu
Phương pháp dạy học STEM dựa trên yêu cầu sẽ nhấn mạnh tối đa vai trò của học sinh trong quá trình học tập, các em được khuyến khích đặt câu hỏi một cách tùy thích xung quanh những chủ đề đã yêu cầu.
Sau khi trải nghiệm phương pháp học tập này, học sinh sẽ phát triển tư duy phản biện, kỹ năng đặt câu hỏi và cách giải quyết vấn đề đặt ra.
Bởi vì phương pháp này chủ yếu được dẫn dắt bởi học sinh, nên học sinh sẽ là người lên quyết định họ cần thực hiện những gì. Vai trò của giáo viên STEM lúc này là khơi dậy sự tò mò của học sinh, đồng thời trả lời những thắc mắc của học sinh một cách nhanh chóng, chính xác.
Lập kế hoạch dạy học STEM
Tuy nhiên, để triển khai dạy học STEM một cách hiệu quả, giáo viên STEM cần phải lập một kế hoạch giảng dạy chi tiết và đầy đủ trước.
Thoạt nhìn thì điều này có thể khá khó khăn, nhưng, chúng sẽ là một quá trình thú vị.
Bạn có thể thử tham khảo chương trình giảng dạy STEM đề xuất của OhStem, để hiểu hơn về cách lên lộ trình bài học, cũng như cách tổ chức lớp học STEM như thế nào cho hiệu quả nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam