STEM là gì? Lộ trình triển khai lớp học STEM theo từng cấp Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và Đại học

STEM là viết tắt của Science – Technology – Engineering – Mathematics. Một lớp học STEM sẽ tích hợp 4 lĩnh vực này vào bài học, giúp học sinh rèn tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các giáo viên, trường học và trung tâm STEM có thể triển khai STEM dễ dàng cho học sinh.

Mục lục

STEM là gì? Lợi ích của STEM với học sinh

STEM là từ viết tắt của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, bao gồm:

  • S: Science (Khoa học)
  • T: Technology (Công nghệ)
  • E: Engineering (Kỹ thuật)
  • M: Mathematics (Toán học)

Cách triển khai STEM chi tiết tại các cấp với thiết bị tại OhStem Education

STEM không chỉ là một chương trình học mà còn là một cách tiếp cận toàn diện trong giáo dục, tập trung vào việc phát triển các kỹ năng quan trọng cho học sinh:

  • Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề: STEM khuyến khích học sinh tìm ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp, qua đó cải thiện khả năng tư duy phản biện và sáng tạo. Việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp học sinh hiểu rõ cách giải quyết vấn đề thực tế.
  • Khuyến khích sự sáng tạo: Các môn học STEM luôn có tính mở, các bạn sẽ có nhiều hướng khác nhau để cùng giải quyết một bài toán chứ không “rập khuôn”. Quá trình này giúp các em tự tin sáng tạo hơn.
  • Xây dựng sản phẩm công nghệ thực tế: Học STEM không chỉ là lý thuyết mà còn là thực hành. Ví dụ, học sinh có thể lắp ráp robot, tạo ra máy in 3D, hoặc thiết kế các thiết bị thông minh. Đây là những dự án rất cụ thể, giúp học sinh hiểu rõ cách các công nghệ này hoạt động trong thế giới thực.
  • Định hướng nghề nghiệp: Việc tiếp cận nhiều dự án công nghệ, nhiều chủ đề thực hành sẽ giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn về nhiều lĩnh vực, từ đó chọn lựa nghề nghiệp phù hợp hơn trong tương lai.
  • Xây dựng bộ kỹ năng thế kỷ 21: Phát triển các kỹ năng quan trọng cho học sinh thời công nghệ theo bộ kỹ năng 4C: collaboration – communication – creativity – critical thinking

Lộ trình triển khai lớp học STEM theo từng cấp học

Tùy từng cấp học thì nội dung, thiết bị và phương pháp giảng dạy cần được tùy chỉnh, sao cho phù hợp với nhận thức và năng lực học sinh:

STEM mầm non – Lớp 1

Mục tiêu:

  • Làm quen tư duy logic, phát triển ngôn ngữ – vận động – trí tưởng tượng cho trẻ.

Cách triển khai STEM mầm non

Phương pháp dạy học:

  • Dạy học thông qua các trò chơi, để khơi gợi hứng thú cho các em.
  • Chương trình sẽ lồng ghép nhiều kiến thức khéo léo để các bạn vừa vui chơi vừa tiếp cận kiến thức dễ dàng theo phương châm của STEM.

Thiết bị phù hợp:

  • Robot phát triển tư duy Rio – Lập trình bằng nút nhấn trực quan trên robot, không cần dùng đến máy tính.

Robot giáo dục mầm non Rio - Lập trình tương tác

Gợi ý về các chủ đề dạy học:

  • Rio ghé thăm sở thú: Làm quen các lệnh “đi tới”, “lùi”, “rẽ trái” hoặc “rẽ phải” và giới thiệu thêm về việc đếm. Học sinh lập trình cho Rio đi thẳng đến các con vật khác nhau trên bản đồ và đếm xem cần bao nhiêu bước chân để đến nơi.
  • Du lịch trong khu phố: Học sinh đưa Rio “du lịch” đến các địa điểm quen thuộc trong khu phố (nhà sách, công viên, tiệm bánh) theo một lộ trình cho trước.
  • Thế giới màu sắc: Học sinh tìm hiểu về các màu sắc cơ bản. Lập trình cho Rio di chuyển đến các ô màu được yêu cầu trên bản đồ.
  • Đông – Tây – Nam – Bắc: Học sinh tìm hiểu về các phương hướng, sau đó lập trình cho Rio di chuyển theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
  • ….. Và hơn 50+ chủ đề khác

Tài liệu & tài nguyên hướng dẫn dạy học STEM mầm non với robot Rio:

Xem chi tiết miễn phí tại: https://ohstem.vn/hoat-dong-stem-mam-non/

STEM Tiểu học (lớp 2 đến lớp 5)

Thiết bị đề xuất theo lớp:

Lớp Thiết bị Mục tiêu học tập
Lớp 2 1. Robot Rio (thẻ lệnh trên app)

2. Kit thí nghiệm khoa học InnoLab

Lập trình cơ bản trên app, điều hướng robot và làm quen các khái niệm thuật toán,… phát triển tư duy logic

Làm các thí nghiệm khoa học vui về ánh sáng, nhiệt độ,… tập tư duy như một nhà khoa học

Lớp 3 STEM Starter Kit Làm quen mạch điều khiển – cảm biến – động cơ, lập trình sản phẩm STEM theo chủ đề: đèn thông minh tự bật khi trời tối, máy rửa tay tự động…. với hơn 25 dự án sẵn kèm hướng dẫn, slide và giáo trình đầy đủ
Lớp 4 Robot Rover + thi đấu ORC Điều khiển robot bằng cảm biến, lập trình với ngôn ngữ kéo thả khối lệnh tương tự Scratch, tham gia thi đấu Robocon ORC toàn quốc tạo phông trào
Lớp 5 City:Bit + học sâu về lập trình Lập trình nâng cao (biến, hàm, logic phức hợp…), xây dựng một mô hình thành phố thông minh hoàn chỉnh đầy đủ tính năng

🧩 Lớp 2: Lập trình cơ bản và khám phá khoa học vui

Mục tiêu:
  • Làm quen lập trình thẻ lệnh cơ bản trên ứng dụng.
  • Lập trình robot theo sa bàn – kể chuyện bằng robot.
  • Làm thí nghiệm khoa học STEM vui: đo ánh sáng, nhiệt độ, cảm biến đơn giản.
  • Tư duy logic, phân tích quy trình và phát hiện lỗi (debug).
Thiết bị:
  • Robot Rio (thẻ lệnh trên app)
  • Kit thí nghiệm khoa học InnoLab

Giới thiệu dòng sản phẩm InnoLab - Kit thực hành thí nghiệm khoa học

Chủ đề ví dụ:
  • Giới thiệu – Em là Nhà Lập trình. Chương trình là gì?
  • Lập trình cho Robot Rio di chuyển theo đúng thứ tự để kể một câu chuyện đơn giản trên bản đồ, tìm hiểu về tuần tự trong lập trình
  • Làm quen với khái niệm Gỡ lỗi (Debugging) trong chương trình
  • Lập trình Robot Rio đi hình vuông bằng cách dùng vòng lặp
  • Lập trình Rio đi tìm kho báu trên bản đồ
  • Rio kể chuyện: Lập trình chuỗi hành vi để dẫn câu chuyện.
  • Dùng InnoLab đo ánh sáng/nhiệt độ trong lớp học, làm quen cách tư duy của nhà khoa học

Không có mô tả ảnh.

Tài liệu:

🧩 Lớp 3: Dự án STEM chủ đề thực tế

Mục tiêu:
  • Làm quen lập trình kéo thả và cảm biến, vi điều khiển
  • Tìm hiểu các cảm biến, module điện tử: LED, nút nhấn, cảm biến ánh sáng, động cơ.
  • Lập trình sản phẩm STEM theo chủ đề gần gũi cuộc sống.
  • Áp dụng kiến thức vào mô hình gần gũi với cuộc sống.
  • Rèn tư duy phân tích – giải quyết vấn đề đơn giản.
  • Sáng tạo sản phẩm theo chủ đề – thử nghiệm và cải tiến.
  • Phối hợp nhóm, thuyết trình dự án, phản biện.
Thiết bị:
  • STEM Starter Kit

STEM Starter Kit cho CLB & trải nghiệm STEM do OhStem sản xuất

Chủ đề ví dụ:
  • Đèn giao thông 3 chế độ.

  • Máy rửa tay không chạm.

  • Chậu cây tự tưới thông minh.

  • Bãi đỗ xe thông minh, máy cảnh báo khí gas, robot điều khiển từ xa.

  • …. Và hơn 25+ chủ đề dự án STEM khác

Triển khai STEM cấp Tiểu học

Tài liệu:

🧩 Lớp 4: Robot Rover & thi đấu Robocon ORC

Mục tiêu:
  • Làm quen robot lập trình kéo thả theo khối lệnh (tương tự Scratch).

  • Tư duy thuật toán: trình tự, điều kiện, lặp lại, biến, hàm.

  • Tư duy thiết kế – sáng tạo – thi đấu theo luật chơi (với ORC).

  • Điều khiển robot bằng cảm biến line, siêu âm.

  • Tham gia thi đấu Robocon ORC cấp tiểu học.

Thiết bị:
  • Robot Rover + Bộ thi đấu ORC (sa bàn, vật phẩm)

Robot STEM Rover version 2 tại OhStem - Robot tích hợp IAI

Chủ đề ví dụ:
  • Lập trình Di chuyển Chính xác
  • Xử lý Thông tin – Robot Biểu diễn
  • Robot Cảnh sát Tuần tra
  • Robot né vật và đi theo vạch đen.
  • “Cánh tay” Robot – Điều khiển Tay gắp
  • Ghi điểm bằng cách gắp vật và thả đúng vị trí trên sa bàn ORC.
  • Cuộc thi nội bộ mô phỏng Robocon mini tại trường.
  • Tham gia các giải đấu Robocon ORC toàn quốc
Tài liệu:

🧩 Lớp 5: Dự án Thành phố thông minh – Lập trình nâng cao

Mục tiêu:
  • Lập trình nâng cao: biến, hàm, điều kiện lồng nhau.

  • Thiết kế mô hình tích hợp: cảm biến – đèn – tín hiệu – cảnh báo.

  • Thực hiện đồ án lớn với tính ứng dụng thực tế.

Thiết bị:
  • City:Bit – bộ mô hình thành phố thông minh

Thành phố thông minh City:Bit
Thành phố thông minh City:Bit
Kỹ năng đạt được:
  • Viết chương trình có logic phức hợp (biến, hàm, điều kiện lồng nhau).

  • Thiết kế hệ thống đồng bộ: đèn công viên, cảnh báo ngập lụt, trạm quan trắc.

  • Trình bày đồ án, phân công nhóm và phản biện giải pháp.

Chủ đề ví dụ:
  • Hệ thống cảnh báo lũ lụt cho thành phố.

  • Đèn công viên tự bật khi có người.

  • Nhà máy thông minh thu nhỏ – xử lý tín hiệu tự động theo môi trường.

Tài liệu:

Triển khai STEM THCS (Lớp 6 – 9)

🧩 Lớp 6: Khám phá điện tử cùng Phys:Bit

Mục tiêu:
  • Hiểu nguyên lý điện – dòng điện – điện trở – linh kiện cơ bản.

  • Làm quen lập trình kết hợp phần cứng (còi, LED, nút nhấn, màn hình…).

  • Áp dụng kiến thức điện tử để xây dựng sản phẩm thực tế đơn giản.

Thiết bị đề xuất:
  • Phys:Bit Kit – Kit làm dự án điện tử kết hợp mạch lập trình

Bộ thực hành lắp ráp mạch điện tử Phys:Bit
Bộ thực hành lắp ráp mạch điện tử Phys:Bit
Kỹ năng đạt được:
  • Đọc – hiểu sơ đồ mạch điện cơ bản.

  • Lập trình điều kiện – tín hiệu vào/ra – cảm biến.

  • Giao tiếp màn hình LCD, lập trình theo chuỗi hành động.

  • Tìm hiểu lập trình vi điện tử kết hợp dự án mạch điện
Chủ đề ví dụ:
  • Mạch điện đơn giản & thành phần cơ bản
  • Nguồn điện & Điện áp (Volt)
  • Mạch nối tiếp và song song
  • Định luật Ohm và tính toán cơ bản
  • Thực hành pin mặt trời: Thắp sáng LED/quạt
  • Động cơ DC – nguyên lý và điều khiển
  • Project: Hệ thống theo dõi mặt trời tự động
  • …. Và nhiều chủ đề khác
Tài liệu triển khai STEM với mạch điện tử Phys:Bit:

🤖 Lớp 7: Robot ORC K2 – Thi đấu Robocon

Mục tiêu:
  • Làm quen robot cơ bản: di chuyển, tránh vật, đọc cảm biến, dò line.
  • Lập trình robot di chuyển tự động
  • Lập trình theo luật thi đấu Robocon ORC.
  • Rèn kỹ năng teamwork, logic thi đấu, chiến lược ghi điểm.

Thiết bị đề xuất:
  • Robot ORC K2 + Sa bàn thi đấu ORC

Chủ đề ví dụ:
  • Cơ khí và lắp ráp robot
  • Điện tử và cảm biến
  • Lập trình điều khiển robot
  • Điều khiển bằng tay cầm (Gamepad)
  • Cảm biến nâng cao
  • Di chuyển tự động hóa theo cảm biến
  • Robot thi thu gom vật phẩm – gắp – thả đúng vị trí.
  • Lập trình theo luật ghi điểm của cuộc thi Robocon ORC.
  • Thử nghiệm trên sa bàn và tối ưu
Tài liệu STEM THCS với robot ORC K2

🤖 Lớp 8: Robot ORC K2 tích hợp AI – Dự án sáng tạo

Mục tiêu:
  • Mở rộng kiến thức lập trình robot: sử dụng camera AI.

  • Nhận diện màu, hình ảnh, âm thanh và đưa ra hành vi thông minh.

  • Thực hiện dự án lớn sử dụng robot ORC K2

  • Tư duy tích hợp đa công nghệ vào robot di động.

Thiết bị đề xuất:
  • Robot ORC K2

Robot ORC K2 tại OhStem

Chủ đề ví dụ:
  • Điều khiển robot bằng giọng nói
  • Robot nhận diện hình ảnh với Google Teachable Machine
  • Điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu cảm biến thay đổi liên tục
  • Kết hợp AI & hành vi servo tay gắp
  • Mini challenge: Lập trình robot “cứu hộ”
  • Tái hiện robot AI mô phỏng ứng dụng đời sống

Lớp 9: Dự án thực tế tích hợp AI & IoT

Mục tiêu:
  • Tích hợp kiến thức công nghệ – điện tử – cảm biến – AI vào sản phẩm thực tế.

  • Làm đồ án STEM lớn, học cách ứng dụng công nghệ vào đời sống

  • Quản lý chuỗi tín hiệu, phản ứng theo điều kiện môi trường thực.
  • Giao tiếp thiết bị qua Bluetooth, IoT, tự động hóa hành vi.
  • Lập trình AI – nhận diện hành vi – phân tích dữ liệu.
  • Rèn tư duy hệ thống, thiết kế giải pháp và trình bày kết quả.

Thiết bị đề xuất:
  • Các bộ kit STEM với các chủ đề khác nhau: Nhà thông minh, nông nghiệp nhà kính, thùng rác thông minh tích hợp AI

Bộ Kit STEM chủ đề Smart Home phiên bản Yolo UNO

 Chủ đề ví dụ:
  • Thùng rác thông minh có AI nhận biết hình ảnh rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ

  • Hệ thống nhà kính thông minh tự động bật quạt, máy bơm,… dựa vào cảm biến nhiệt – độ ẩm – ánh sáng.

  • Mô hình nhà thông minh mini tự điều chỉnh đèn – quạt – rèm khi có người.

Bộ kit STEM chủ đề Nông nghiệp nhà kính

Tài liệu:

Triển khai STEM THPT (Lớp 10 – 12) và cho sinh viên

Với cấp THPT và cho sinh viên, chúng ta sẽ không chia theo lớp, mà sẽ dạy theo các chủ đề / năng lực, vì các bạn có thể học xen kẽ và có những sở thích riêng. Với từng module dự án dạy học như vậy, các bạn sẽ chọn được những nội dung học mà các bạn thích.

Các đội sáng tạo cơ cấu trên robot ORC K3 tại cuộc thi ORC Cần Thơ 2024 do OhStem tổ chức

Mục tiêu:

  • Nâng cao tư duy hệ thống, lập trình cấu trúc phức tạp.

  • Ứng dụng công nghệ AI – IoT vào sản phẩm thực tế.

  • Làm đồ án sáng tạo, thi đấu, trình bày, phản biện.

  • Chuẩn bị năng lực học tập kỹ thuật số cho định hướng nghề nghiệp.

Thiết bị đề xuất:

  • Bộ Kit học Arduino Starter Kit hoặc bộ kit học Arduino Advance

  • Robot ORC K2 hoặc robot ORC K3

  • Kit thực hành thí nghiệm khoa học InnoLab Advance

  • Bộ kit STEM chủ đề cánh tay robot

Robot ORC K3 cao cấp cỡ lớn tại OhStem

Chủ đề ví dụ chi tiết:

🔹 AIoT – Trí tuệ nhân tạo & IoT:
  • Phát hiện ngôn ngữ cơ thể để điều khiển robot (giơ tay – tiến/lùi).

  • Điều khiển thiết bị từ xa qua Internet bằng giao diện web.

  • Phân tích dữ liệu môi trường để đưa ra cảnh báo (nhiệt độ, độ ẩm, khí gas…).

  • Thực hành các tính năng tự động, kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI và IoT
🔹 Robocon – Robot thi đấu thông minh:
  • Lập trình robot ORC K2 / ORC K3 đi tự động trên sa bàn.

  • Ghi điểm, né vật cản, gắp thả vật theo luật thi đấu ORC.

  • Thiết kế chiến lược thi đấu: tốc độ – độ chính xác – phản ứng.

  • Ứng dụng camera AI để robot nhận diện vật thể, hình ảnh….

🔹 Đồ án STEM – Kết hợp nhiều công nghệ:
  • Hệ thống thùng rác phân loại rác bằng AI.

  • Nhà thông minh sử dụng camera + cảm biến + điều khiển qua điện thoại.

  • Mô hình nông nghiệp thông minh: điều khiển tưới – đèn – cảnh báo tự động.

  • Trạm quan trắc môi trường online – gửi dữ liệu về điện thoại.

FAQ – Các câu hỏi thường gặp khi triển khai STEM

1. Giáo viên mới từ con số 0, nên bắt đầu từ đâu?

Thầy cô mới tìm hiểu về STEM và muốn triển khai, có thể bắt đầu bằng cách xác định:

  • Đối tượng học sinh (cấp học, lớp học)
  • Không gian và số lượng học sinh
  • Hình thức triển khai: Dạy học theo CLB, dạy chính khóa cho từng lớp riêng, dạy ngoại khóa….
  • Thời gian triển khai: Dạy theo từng khóa học trong 1 năm học, hay mở khóa hè….

Sau đó, chọn thiết bị phù hợp (OhStem có tư vấn đầy đủ theo cấp). OhStem cũng cung cấp giáo trình, tập huấn, video, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí.

2. Có nhất thiết phải biết lập trình mới dạy STEM được không?

Không. Các thiết bị của OhStem đều có giáo trình theo hướng dẫn từng bước, kéo thả dễ dùng, không cần biết code trước. OhStem cũng có khóa tập huấn online/offline miễn phí cho giáo viên mới bắt đầu.

3. Trường chưa đầu tư phòng LAB STEM, vậy có tổ chức dạy STEM được không?

Có thể. Thiết bị OhStem gọn nhẹ, dễ di chuyển, có thể dạy trong các mô hình lớp học thường. Nếu cần nâng cao, bạn có thể tổ chức trong phòng thực hành Tin học, Công nghệ hoặc Thư viện.

4. OhStem có hỗ trợ khi gặp lỗi kỹ thuật, không biết sử dụng không?

Có. Bạn được:

  • Truy cập tài liệu & video hướng dẫn chi tiết

  • Hỏi – đáp 1:1 qua Zalo, email, hoặc hotline

  • Tham gia nhóm cộng đồng giáo viên STEM toàn quốc để nhận hỗ trợ và chia sẻ tài nguyên

5. Có sân chơi STEM nào tạo phong trào cho học sinh tại trường không?

Có. OhStem tổ chức định kỳ các sân chơi như:

  • Giải Robocon ORC cấp Quốc gia (online & offline)

  • Cuộc thi sáng tạo STEM/AI/IoT

  • Câu lạc bộ STEM – Robotics toàn quốc
    Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tổ chức thi nội bộ trong trường rất dễ dàng với hỗ trợ từ OhStem.

Lời kết

Trên đây là các hướng dẫn chi tiết về cách triển khai lớp học STEM cho mọi cấp học. Nếu thầy cô và trường học cần tư vấn trực tiếp, thầy cô có thể liên hệ OhStem qua các kênh để được hỗ trợ nhanh nhất:

OhStem cam kết tiếp tục đồng hành cùng các địa phương trên hành trình đưa giáo dục STEM đến gần hơn với mọi học sinh trên cả nước. Để được tư vấn triển khai STEM tại trường học hoặc địa phương, vui lòng liên hệ:

📩 Inbox Fanpage OhStem: https://www.facebook.com/ohstem.aitt/
📞 Hotline: 08 6666 8168
🌐 Website: https://ohstem.vn/

Tags: lớp học STEM, triển khai STEM

Những bài liên quan