Tư duy thiết kế được sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới sáng tạo và các giải pháp thiết kế cho các vấn đề khó khăn. Vậy tư duy thiết kế thực chất là gì? Tại sao tư duy thiết kế lại quan trọng, và đặc biệt hơn cả là làm cách nào để ứng dụng tư duy thiết kế trong lớp học? Tất cả sẽ được OhStem Education giải đáp trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế là:
- Một cách tiếp cận dựa trên giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Là một quá trình lặp đi lặp lại, phi tuyến tính.
- Một cách suy nghĩ và làm việc.
- Được hỗ trợ bởi một tập hợp các chiến lược và phương pháp.
Tư duy thiết kế yêu cầu người sử dụng:
- Phát triển sự đồng cảm và hiểu nhu cầu của khách hàng.
- Xác định các vấn đề và cơ hội để thiết kế các giải pháp.
- Tạo và hình dung các ý tưởng sáng tạo.
- Phát triển nguyên mẫu.
- Thử nghiệm các giải pháp và tìm kiếm phản hồi.
Tại sao tư duy thiết kế lại đóng vai trò quan trọng trong giáo dục?
Thế giới mà chúng ta sống đang thay đổi một cách nhanh chóng, vậy nên để có thể phát triển bản thân trong tương lai, học sinh sẽ cần phải thích nghi và linh hoạt. Ngoài ra, các em cũng cần phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những tình huống chưa từng có trước đây. Tư duy thiết kế là một trong những công cụ tốt nhất để học sinh có thể thích nghi với những biến đổi khó lường đó của công nghệ:
- Giúp xác định và phát triển các giải pháp đổi mới, sáng tạo cho các vấn đề mà học sinh đang gặp phải.
- Thúc đẩy sự lạc quan, đồng cảm và tích cực của học sinh.
Làm thế nào để có thể kết hợp tư duy thiết kế trong lớp học
Xác định vấn đề
Bước đầu tiên của tư duy thiết kế là xác lập vấn đề. Đó có thể là một vấn đề nhỏ chỉ áp dụng cho cá nhân, nhưng đó cũng có thể là một vấn đề liên quan đến tập thể. Dù vấn đề đó là gì, học sinh cần có một ý tưởng rõ ràng về vấn đề mà mình, hoặc tập thể đang cần giải quyết.
Là giáo viên, bạn sẽ cần thiết lập thời lượng của dự án này: nó có thể là một dự án kéo dài hai giờ, hoặc nó có thể kéo dài cả học kỳ. Đồng thời xác định xem học sinh sẽ làm việc một mình, theo cặp, theo nhóm hoặc bất kỳ hình thức nào có thể có.
Tư duy để giải quyết vấn đề
Bây giờ vấn đề đã được xác định và thiết lập, quá trình tư duy để giải quyết vấn đề có thể bắt đầu. Hãy lấy ví dụ về tái chế rác thải nhựa. Học sinh có thể bắt đầu quá trình tư duy giải quyết vấn đề bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn với các học sinh khác.
Dựa trên câu trả lời của các cuộc phỏng vấn, học sinh có thể bắt đầu động não để đưa ra giải pháp. Tư duy thiết kế là tích cực và không có câu trả lời sai hay đúng trong quá trình động não, mọi ý tưởng đều được khuyến khích thử nghiệm.
>> Giáo cụ STEM thúc đẩy tư duy ở trẻ nhỏ: xBot – Robot STEM Kit
Thiết kế
Bây giờ, các giải pháp đã được hình thành sau quá trình tư duy, đến bước này học sinh có thể bắt đầu thiết kế và trình bày giải pháp của mình. Cách thiết kế có thể được điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi và trình độ của từng học sinh. Trẻ nhỏ có thể vẽ, trong khi những trẻ lớn hơn có thể tạo bản trình bày kỹ thuật số trực quan hoặc thiết kế vật thể 3D.
Trình bày
Sau khi bản thiết kế được thiết lập, học sinh nên trình bày thiết kế của mình, cho giáo viên, các nhóm khác, hoặc những người đã được phỏng vấn khi bắt đầu quá trình tư duy thiết kế. Phần trình bày rất quan trọng vì bạn sẽ nhận được những nhận xét, phản hồi từ cái nhìn khách quan của người khác, và từ đó có thể nhận ra những thiếu sót để cải thiện thiết kế của mình.
Thiết kế lại
Dựa trên phản hồi, một số phần của thiết kế có thể cần được thay đổi. Tư duy thiết kế có tính chu kỳ, luôn kết hợp phản hồi của người dùng để tiếp tục cải tiến giải pháp.
Với ví dụ về tái chế, có thể một số người dùng sẽ không thích hình dạng mới vì có thể nghĩ rằng chúng trông quá giống thùng rác. Nếu thời gian cho phép, học sinh sẽ tiếp thu phản hồi này và quay lại giai đoạn tư duy để nghĩ ra cách khắc phục khác.
Tổng kết
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào hiểu được tư duy thiết kế là gì, làm thế nào để kết hợp tư duy thiết kế trong lớp học rồi đúng không? Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ với OhStem tại đây để được hỗ trợ.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam