Trong giai đoạn gần đây, dạy học STEM là một cụm từ khá hot và đang được nhiều trung tâm, giáo viên chú ý. Tuy nhiên, khái niệm STEM là gì thì vẫn còn khá mơ hồ, STEM là một xu thế mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó.

Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc STEM là gì, làm sao để dạy học STEM trên lớp đúng chuẩn thì hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé. OhStem sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức cơ bản nhất về STEM là gì, cũng như cách giảng dạy STEM đúng chuẩn cho các thầy cô nhé!

STEM là gì? Lịch sử phát triển của STEM

Theo nguồn từ Wikipedia, STEM có nghĩa là cụm từ đại diện cho 4 yếu tố:

  • Science – Khoa học
  • Technology – Công nghệ
  • Engineering – Kỹ thuật
  • Mathematics – Toán học

Đây là một thuật ngữ mới, được đưa vào chương trình giáo dục nhằm nâng cao khả năng của học sinh, trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

STEM là gì? Làm sao để dạy học STEM trên lớp?

Trên thực tế, cụm từ này đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng chúng chỉ mới trở nên phổ biến sau cuộc họp liên ngành về giáo dục khoa học do Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ NSF tổ chức, dưới sự chủ trì của Rita Colwell – giám đốc của tổ chức NSF lúc đó, vào năm 1990.

Trong các văn bản sau đó, liên quan đến chính sách VISA cho dân nhập cư vào nước Mỹ, cụm từ STEM fields được sử dụng phổ biến hơn. Đây là cụm từ dùng chung, đại diện cho các ngành nghề nói chung liên quan đến STEM.

Và cho đến ngày nay, STEM đã xuất hiện phổ biến hơn và được đi kèm với nhiều cụm từ khác, như STEM education (giáo dục STEM), STEM workforce,… Việc ngày càng nhiều từ ngữ STEM ra đời đã phần nào làm rõ hơn về khái niệm STEM là gì cũng như các ý nghĩa mà nó mang lại.

STEM là gì? Tìm hiểu cụm từ STEM field và STEM Workspace

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến một khái niệm chính là STEM Education – hay còn gọi là dạy học STEM.

Dạy học STEM là gì? Ví dụ các chủ đề dạy học STEM trên lớp

Dạy học STEM có thể được hiểu là một cách tiếp cận liên ngành, cho phép học sinh có thể vận dụng nhiều kiến thức với nhau để giải quyết vấn đề nào đó trong thực tế. Các kiến thức này có thể nằm trong 4 lĩnh vực chính là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Một số buổi dạy học STEM mẫu mà chúng ta có thể thấy là học sinh chế tạo sản phẩm nhà thông minh, lập trình robot vận chuyển hàng hóa, chế tạo gậy thông minh cho người khiếm thị,…

Dưới đây là 1 video về robot vận chuyển hàng hóa:

Qua ví dụ trên đây, bạn có nhận ra điểm chung của các bài học STEM là gì không? Đó là dạy học STEM sẽ tập trung vào học sinh là chính, thay vì tập trung vào giáo viên. Các em học sinh sẽ là người tự tay tìm hiểu và ứng dụng kiến thức vào chế tạo một sản phẩm hoặc đưa ra một kết luận nào đó, để giải quyết vấn đề cụ thể trong đời sống xung quanh các em:

  • Nhà thông minh được dùng để mang lại sự thuận tiện hơn cho người sử dụng, với những tính năng như quạt tự động bật khi trời nóng, tự động cảnh báo cho chủ nhà khi phát hiện có người xâm nhập nhà ở trái phép,…
  • Robot vận chuyển hàng hóa giúp tiết kiệm sức lao động cho con người
  • Gậy thông minh tự động cảnh báo cho chủ nhân khi phát hiện vật cản, giúp người khiếm thị không bị vấp ngã
  • ….

Để có thể sáng tạo ra những dự án STEM trên, học sinh cần phải ứng dụng nhiều kiến thức khác nhau, như:

  • Toán học: Tính toán số liệu
  • Kỹ thuật: Chế tạo mô hình nhà, mô hình robot
  • Công nghệ: Ứng dụng và điều khiển các công nghệ mới để quạt tự bật khi trời nóng,…
  • … (và nhiều kiến thức khác nữa)

Bản chất của dạy học STEM là tập trung đến vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tế.

>> Xem thêm: Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết

Mục đích của dạy học STEM là gì?

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc dạy học STEM nhằm mục đích đào tạo ra các nhà khoa học, những “siêu nhân” trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Giáo dục STEM được phát triển nhằm mục đích chính là để truyền cảm hứng cho học sinh, để các em có cơ hội ứng dụng kiến thức vào thực tế, từ đó biết ý nghĩa thực sự của kiến thức mà mình học được.

Nghiên cứu cho thấy, việc học thông qua thực hành và trải nghiệm sẽ giúp các em hứng thú hơn rất nhiều trong học tập, chứ không gặp phải tình trạng học vẹt, học mà không biết học để làm gì như trước nữa.

Cách triển khai dạy học STEM

Tiếp cận liên môn

Hiện nay, đa số các bộ môn đều được dạy riêng lẻ. Tuy nhiên, kiến thức giữa chúng có mối liên quan mật thiết với nhau.

Để giải được một bài toán Vật Lý, các em học sinh cần phải có một nền tảng nhất định về Toán học. Với kiến thức đạo hàm, tích phân,… trong Toán học, chúng ta có thể tính toán hàm lượng thành phần phù hợp để chế tạo các dung dịch hóa học như dầu gội, mỹ phẩm,…

Do đó, giáo viên có thể dạy học cho học sinh theo cách tiếp cận liên môn, nhưng vẫn bám sát được kiến thức và chương trình học của môn học thành phần mà mình đảm nhiệm. Phương pháp dạy học STEM này có ưu điểm là sẽ không phát sinh thêm thời gian trên lớp cho giáo viên, giúp khắc phục một trong những khó khăn lớn nhất của thầy cô khi triển khai giáo dục STEM.

Xây dựng các hoạt động trải nghiệm

Việc dạy học STEM là gì? Đó là luôn gắn liền với thực hành, từ đó ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Do đó, việc xây dựng các hoạt động trải nghiệm như ngày hội STEM trải nghiệm robot, các chương trình trải nghiệm STEM,… sẽ là 1 lựa chọn lý tưởng cho thầy cô.

Tuy nhiên, để tổ chức các chương trình trải nghiệm STEM thành công, giáo viên và nhà trường nên liên kết với các đối tác như các trung tâm đào tạo STEM, những doanh nghiệp hoặc trường đại học đã có kiến thức liên quan, hiểu rõ khái niệm STEM là gì.

Lời kết

Trên đây, OhStem đã giải đáp cho bạn khái niệm về STEM là gì, một số chủ đề dạy học STEM mẫu cùng với những cách triển khai dạy học STEM tại trường. Hy vọng bài viết đã mang lại cái nhìn tổng quan hơn cho bạn về phương pháp giáo dục mới này.

Ngoài ra, nếu bạn đang cần giúp đỡ trong việc triển khai giáo dục STEM, bạn có thể liên hệ OhStem để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúng tôi đã hỗ trợ tập huấn STEM cho hàng ngàn giáo viên, học sinh trên cả nước, và cũng đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều chương trình trải nghiệm STEM Robotics, các hoạt động ngày hội STEM cho học sinh tại nhiều tỉnh thành.

Để tìm hiểu thêm về các thiết bị và chương trình giảng dạy STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Tags: Dạy học STEM, STEM là gì

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed