Để giúp tạo cảm giác hứng thú cho các em khi học tập, thầy cô giáo có thể tổ chức một vài thí nghiệm nhỏ vui nhộn, dựa trên các ý tưởng STEM trong các buổi học ở trên lớp.
Chỉ khi được trực tiếp trải nghiệm và thực hành thì các em mới hiểu sâu, nhớ lâu được các kiến thức đã được dạy và liên hệ thêm những kiến thức liên quan khác. Trong bài viết dưới đây, Ohstem Education gợi ý đến bạn 5 ý tưởng STEM hay cho các thầy cô tham khảo.
Mục lục
Ý tưởng STEM Vật Lý: Thiết kế xe chạy bằng khinh khí cầu
Chế tạo xe chạy bằng khinh khí cầu là một ý tưởng STEM khá mới mẻ và thú vị.
Thầy cô các bộ môn khoa học, vật lý hay toán học đều có thể áp dụng giáo án này vào quá trình giảng dạy trên lớp để thực tế hóa kiến thức về áp suất không khí, thế năng, động năng và phản lực, đồng thời tạo hứng thú học tập cho các em.
Có thể nói, đây là một ý tưởng STEM vật lý minh họa rõ ràng cho khái niệm thế năng, động năng và phản lực.
Hơn nữa, chi phí thực hiện thí nghiệm này vô cùng rẻ và cách thức cũng không hề phức tạp nên không chỉ thầy cô mà các em học sinh cũng có thể tự làm được.
Đây sẽ làm một trong các sản phẩm STEM hay nhưng rất dễ thực hiện đáng để bạn thử nghiệm.
>> Xem thêm: Khóa học STEM lập trình Scratch online miễn phí
Chuẩn bị
Để hiện thực hóa ý tưởng STEM vui nhộn này, trước hết cần phải chuẩn bị những vật liệu như sau:
- 4 đĩa CD hoặc nắp chai nhựa.
- 2 quả bóng bay cao su, đường kính 9 inch .
- 2 ống hút jumbo, đường kính khoảng 1/2 inch và dài 9 inch.
- 2 cây bút chì gỗ, dài 7 3/8 inch.
- 10 tờ giấy, 8.5 x 11 inch.
- 6 chiếc kẹp giấy jumbo, dài 1 3/4 inch.
- 1 cuộn băng Scotch.
- Kéo.
- Máy ảnh kỹ thuật số hoặc điện thoại thông minh để ghi hình lại quá trình thiết kế.
Các thầy cô lưu ý, số lượng vật liệu có thể thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với quy mô thí nghiệm và số lượng học sinh trong lớp.
Yêu cầu
Khi thực hiện các ý tưởng STEM hay này, thầy cô cần đưa ra một số yêu cầu sau đối với sản phẩm của các em học sinh:
- Xe được chế tạo xong phải chắc chắn và không bị rơi vỡ linh kiện trong quá trình sử dụng.
- Xe phải đi thẳng trên tuyến đường đã được quy định từ trước.
- Chiếc xe đi được càng xa càng tốt.
Quy trình thực hiện
Để tạo ra được chiếc xe chạy bằng khinh khí cầu cần tiến hành theo các bước sau:
- Cắt 2 ống hút dài hơn chiều rộng của chai nhựa một chút. Rồi dùng băng keo dán song song 2 ống hút đó vào chai.
- Cắt xiên que gỗ dài hơn ống hút một chút.
- Dùng kéo hoặc dao tạo các lỗ nhỏ ở phần trung tâm của 4 nắp chai. Sau đó đẩy xiên que qua các lỗ vừa rồi và luồn vào ống hút vào trong rồi lắp các nắp chai vào để tạo bánh xe.
- Kiểm tra xem trục và bánh xe có quay tự nhiên và không bị mắc kẹt gì không.
- Sau đó, luồn chiếc ống hút thứ 3 vào đầu quả bóng bay và cố định thật chặt bằng dây thun. Thổi thử quả bóng bay qua ống hút ấy để đảm bảo rằng không có lỗ rò rỉ nào.
- Cuối cùng, khoét 1 lỗ nhỏ đủ để cho ống hút vào ở trên phần đầu chiếc xe và luồn đầu còn lại của ống hút vào chiếc lỗ vừa tạo rồi cố định nó lại ở miệng chai.
- Hãy quan sát thật kỹ và tính toán xem xe của bạn đi được quãng đường bao xa.
Lưu ý: Nếu ô tô không thể di chuyển hoặc di chuyển rất chậm thì hãy thổi phồng quả bóng bay lên và thử lại. Kiểm tra thật kỹ và sửa lại nếu thấy bánh xe và trục xe không thẳng hàng.
Đây sẽ là một trong các sản phẩm stem hay đáng để bạn thử nghiệm.
Ý tưởng STEM hay: Làm tên lửa bằng giấy
Làm tên lửa bằng giấy là một hoạt động đơn giản nhưng mang lại rất nhiều niềm vui và tiếng cười cho các bé. Chỉ với những nguyên liệu vô cùng dễ kiếm là đã có thể tạo ra một chiếc tên lửa biết bay. Nào, bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm tên lửa giấy theo ý tưởng STEM này nhé!
Đây có thể là sản phẩm STEM lớp 2 thú vị cho các bé học sinh.
Chuẩn bị:
Các nguyên vật liệu cần chuẩn bị để làm tên lửa giấy bao gồm:
- Các tờ giấy nhiều màu sắc.
- Kéo.
- 1 cuộn băng dính.
- Ống hút bằng nhựa.
- Cuộn thước dây.
Quy trình thực hiện:
Đây là một trong các sản phẩm stem dễ làm, bạn có thể thực hiện theo quy trình sau để hoàn thiện ý tưởng STEM hay này:
- Cắt tờ giấy thành bốn hình chữ nhật nhỏ để có thể tạo ra được bốn tên lửa.
- Quấn một hình chữ nhật xung quanh cây bút chì để tạo thành một hình trụ.
- Dùng băng dính để cố định hình trụ và tháo nó ra khỏi bút chì.
- Gấp một đầu của hình trụ lại và dùng băng dính dán chặt. Đây là tên lửa đầu tiên và nó sẽ không có vây.
- Kiểm tra xem tên lửa có bay được hay không bằng cách cắm tên lửa vào một đầu ống hút và thổi thật mạnh để xem tên lửa bay được bao xa. Hãy làm lại nhiều lần để tìm ra được khoảng cách xa nhất.
- Cắt hai hình tam giác vuông có cạnh dài là 8cm và gấp đôi 2 hình tam giác để tạo thành hai vây. Như vậy sẽ có tổng cộng bốn vây.
- Sau đó dán phần phẳng (là đường gấp đôi) của 2 tam giác vào 2 bên mặt của hình trụ ở phía đầu mở hay còn được gọi là đáy của tên lửa.
- Dán sao cho bốn vây của tên lửa tạo thành hình “+” khi tên lửa từ hai đầu.
- Cuối cùng, đặt tên lửa lên ống hút và thổi thật mạnh để phóng nó xem quãng đường dài nhất của tên lửa là bao nhiêu.
>>>Bài viết cùng chủ đề: Tổng hợp 10+ thí nghiệm, hoạt động đơn giản trong giáo án STEAM (cập nhật 25/5/2021).
Ý tưởng STEM: Làm máy đo tốc độ gió
Máy đo tốc độ gió là một thiết bị giúp các nhà khí tượng học đo được tốc độ gió. Vậy làm cách nào để tạo ra một chiếc máy đo tốc độ gió đơn giản cho học sinh? Bạn hãy cùng làm theo thí nghiệm này nhé!
Vật liệu:
Để thực hiện ý tưởng STEM này, cần có các vật liệu:
- 5 Chiếc cốc giấy.
- Bút chì có đầu tẩy.
- 2 ống hút nhựa.
- Đinh ghim.
Quy trình thực hiện:
Bạn có thể thực hiện ý tưởng sáng tạo STEM này theo phong cách của học sinh theo các bước sau:
- Dùng dụng cụ bấm lỗ hay đầu bút chì nhọn đục bốn lỗ trên cốc giấy ở ngay phần dưới viền sao cho thành hình dấu “+” (hai cặp lỗ đối diện nhau). Sau đó luồn hai ống hút qua các lỗ đó để tạo ra hình dấu “+”.
- Tạo tiếp một lỗ nữa ở phần đáy cốc.
- Và đục tiếp hai lỗ liền kề đối diện nhau với bốn chiếc cốc còn lại. Các lỗ cách nhau khoảng 2–3 cm và ở phần giữa cốc.
- Luồn đầu ống hút qua hai lỗ trên cốc và các cốc phải cùng hướng về một hướng.
- Luồn phần đầu tẩy bút chì vào lỗ ở chính giữa đáy cốc.
- Gắn nhẹ một cái đinh ghim vào điểm giao nhau của cả hai ống hút và cục tẩy. Lưu ý là không gắn quá chặt vì sẽ không tạo được quá nhiều ma sát và máy đo gió sẽ không quay được.
- Dùng bút đánh dấu vẽ biểu tượng lên các cốc cho dễ phân biệt các cốc với nhau. Điều này sẽ giúp việc đếm số vòng quay của máy trở nên dễ dàng hơn.
Ý tưởng STEM: Giải mê cung bằng lực hút nam châm
Đây là ý tưởng STEM do Kodable.com chia sẻ, giúp học sinh hiểu hơn về lực hút của nam châm. Bạn có thể xem video được chia sẻ từ Kodable bên dưới để hiểu rõ hơn:
Vật liệu:
- Bìa giấy
- Bút chì màu để trang trí
- Nam châm
- Kẹp giấy
Quy trình thực hiện:
Nam châm là một trong những vật dụng tuyệt vời cho các ý tưởng STEM giải mê cung này. Trước tiên, bạn hãy cắt bìa giấy và trang trí thành hình con vật nào mà bạn muốn. Đây là lúc các bé phát triển trí sáng tạo rất tốt. Lưu ý không nên cắt mảnh bìa quá lớn nhé!
Bước thứ hai là bạn hãy dùng giấy để vẽ một mô hình mê cung theo ý thích (có thể tham khảo video trên).
Sau đó, bạn kẹp bìa giấy vào trong kẹp giấy (làm từ kim loại). Chúng ta đặt nam châm bên dưới mê cung (ngay tại vị trí của kẹp giấy). Khi nam châm di chuyển, kẹp giấy sẽ di chuyển và kéo theo mô hình con vật trong đó.
Học sinh sẽ sử dụng nam châm để điều khiển con vật di chuyển giải mê cung. Bạn có thể tùy chọn mức độ khó hoặc dễ của mê cung khác nhau sao cho phù hợp.
Ý tưởng STEM về giải mê cung rất thú vị và thu hút nhiều học sinh. Cùng thực hiện thử nhé! Đây là ý tưởng STEM đơn giản và khá dễ làm cho tất cả mọi người.
Ý tưởng STEM: Làm tháp bằng giấy báo
Đây là một trong các sản phẩm STEM đơn giản, dễ làm với cả những trẻ nhỏ tuổi. Các bậc phụ huynh và giáo viên có thể hướng dẫn các bé thực hiện để tạo hứng thú học tập cho con trẻ.
Vật liệu:
- Các tờ giấy báo.
- Cuộn băng dính một mặt.
- Kéo.
- Thước.
- Bút chì.
- Thước dây.
- Đồng hồ bấm giờ.
Quy trình thực hiện:
Bạn có thể thực hiện sản phẩm stem đơn giản này qua các bước sau:
- Cuộn tờ giấy báo thành các ống. Cần phải cuộn 7 ống và đảm bảo rằng ống nào cũng đã được cố định.
- Nắn một ống thành hình vuông và cố định lại các đầu.
- Dán cố định 4 ống thẳng khác vào 4 góc của hình vuông để tạo chân tháp giúp nó đứng vững.
- Bây giờ tạo một hình vuông nhỏ hơn và 4 hình vòm với các ống còn lại.
- Đặt hình vuông nhỏ cách trên hình vuông lớn một đoạn và dán băng keo để cố định lại.
- Tập hợp đỉnh tháp lại và cố định thật chắc bằng băng keo.
- Cố định 4 chiếc vòm vào 4 chân tháp bằng băng keo.
- Tạo thêm một hình vuông nhỏ trên đỉnh tháp và cố định lại rồi đặt bút chì lên làm ăng ten cho tháp.
>> Bài viết cùng chủ đề: Thí nghiệm STEM làm đèn dung nham tự chế.
Ý tưởng STEM: Thí nghiệm làm núi lửa bằng cát
Thí nghiệm làm núi lửa bằng cát là một trong những ý tưởng STEM thú vị nhất và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn nhỏ. Để thực hiện thí nghiệm này không hề khó một chút nào. Sau đây, hãy cùng theo dõi cách thức thực hiện nhé!
Vật liệu:
- Cát.
- Nước.
- Muối nở hoặc bột baking soda.
- Giấm.
- Chai nước.
- Màu thực phẩm.
Quy trình thực hiện:
- Đầu tiên, đổ khoảng một phần ba chai nước đã trộn với màu thực phẩm bất kỳ.
- Thêm 5 thìa cafe muối nở hoặc bột baking soda vào chai.
- Sau đó đậy nắp lại và xây dựng một núi cát bao xung quanh cái chai.
- Mở nắp chai ra và đổ 1 lượng giấm vừa đủ vào chai.
- Cuối cùng, hãy tránh ra xa và cùng chiêm ngưỡng cảnh núi lửa phun trào khổng lồ này!
>> Có thể ba mẹ quan tâm: Ý tưởng cho ngày hội STEM: Sân Golf Mini cho trẻ.
Lời kết:
Trên đây là gợi ý của, OhStem Education về 5 ý tưởng STEM hay nhất cho các bé yêu thích việc làm thí nghiệm và khám phá những điều mới lạ. Việc vận dụng các kiến thức mà bé đã được học trên lớp vào làm những nghiên cứu, thí nghiệm sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn những kiến thức này.
Từ đó, các em sẽ biết cách vận dụng nó vào thực tiễn sao cho hợp lý. Ba mẹ và thầy cô hãy tạo một môi trường vui chơi, học tập thật thoải mái để các con dễ dàng tiếp thu kiến thức, yêu thích việc học hành và phát triển toàn diện hơn nhé!
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam
3 Bình luận. Leave new
[…] >> Bài viết liên quan: 5+ ý tưởng STEM hay thú vị, dễ triển khai trên lớp và tại nhà […]
[…] Tại Việt Nam, nhiều trường học và giáo viên đã dần dần tìm hiểu về các ý tưởng STEM và triển khai dạy học STEM đến học sinh của […]
Hay