Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn dạy trẻ kỹ năng sống thì đây là bài viết phù hợp cho bạn. Hiện nay,nhiều phụ huynh thường bảo bọc con cái quá mức. Điều này dẫn đến trẻ không có chính kiến, tự ti và không có kỹ năng sống. Đây là một lối dạy con sai lầm của nhiều bố mẹ ở Việt Nam. Hãy thay đổi cách giáo dục đó ngay hôm nay. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dạy kỹ năng sống cho trẻ từ 2 đến 8 tuổi một cách thông minh.
Mục lục
Tại sao nên sai vặt trẻ từ nhỏ?
Trẻ em thường có xu hướng muốn bắt chước tất cả những người xung quanh: bố, mẹ, người thân,… Điều này đồng nghĩa với việc các bé rất thích được “làm việc” cùng bố mẹ. Bạn có để ý, khi bạn cùng bé làm chung một hoạt động nào đó, thì bé rất hớn hở? Bố mẹ hãy tận dụng điều này để giáo dục trẻ. Hãy giao cho trẻ những công việc vừa sức, để trẻ học cách tự lập tốt hơn.
Khi bạn giao việc, trẻ sẽ cảm thấy mình có vai trò quan trọng nên bố mẹ mới giao việc cho mình. Đây chính là cơ sở để xây dựng sự tự tin cho con ngay từ nhỏ. Chắc hẳn không cần phải nói thì bạn cũng biết vai trò của sự tự tin rồi đúng không? Ngoài ra, trong quá trình thực hiện công việc được giao, trẻ sẽ học được cách tự chịu trách nhiệm với bản thân. Đây là một trong những lợi ích của dạy trẻ kỹ năng sống bằng cách giao việc cho trẻ đấy.
Ngược lại, những bậc phụ huynh thường bảo bọc con, lo sợ con bị thương,… sẽ là rào cản lớn trên bước đường trưởng thành của con. Khi con lớn và ra xã hội, con sẽ thua kém bạn bè khác về rất nhiều mặt. Kỹ năng sống, sự tự tin và khả năng tự giải quyết vấn đề của trẻ cũng thua người khác. Bố mẹ lúc nào cũng sợ con làm không được, cứ giành làm hộ con,… thì sẽ khiến bé không phát triển được. Ngoài ra, điều này cũng dẫn đến khiến trẻ ỷ lại, ích kỉ. Đây là những thói quen xấu rất khó bỏ.
Tuy nhiên, không phải cứ sai vặt trẻ liên tục và bất chấp mới là tốt.
>> Xem thêm: STEM là gì? Phương pháp dạy trẻ hiệu quả của nhiều bố mẹ thông thái
Nên sai vặt trẻ ở độ tuổi nào là thích hợp?
Có rất nhiều bố mẹ đợi con lớn (5 – 7 tuổi) mới bắt đầu giao việc cho trẻ. Nhưng khoa học đã chứng minh, bố mẹ đã có thể tự tin sai vặt trẻ khi trẻ lên 2. Đây là quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi hiệu quả. Bởi vì ở độ tuổi này, trẻ đã có thể di chuyển và phụ giúp bố mẹ. Giai đoạn đầu đời ( từ 0 – 6 tuổi) là giai đoạn vàng để giáo dục trẻ rất tốt. Bởi vì đây là lúc định hình nhân cách, tính cách cho trẻ. Những công việc vừa sức sẽ là nền tảng để bé cảm thấy mình có giá trị hơn. Ngoài ra, chăm phụ việc từ nhỏ sẽ hình thành đức tính siêng năng cho trẻ sau này.
Dạy trẻ kỹ năng sống chưa bao giờ là một chuyện dễ. Hãy lưu ý những cách sai vặt trẻ phù hợp với từng độ tuổi dưới đây nhé.
Cách sai vặt trẻ phù hợp với độ tuổi
Giao việc nào cho trẻ 2 tuổi?
Khi trẻ lên 2, cơ vận động của trẻ đã phát triển. Lúc này, bé có thể phụ giúp bố mẹ những việc lặt vặt trong nhà. Chủ yếu là bé vừa chơi vừa làm việc, giúp bé phát triển thể chất và rèn luyện sự tự tin từ nhỏ. Bạn có thể giao cho trẻ những việc vặt đơn giản như gấp quần áo, dọn đồ chơi của bé,… Những công việc đơn giản như: “Lấy cho mẹ cái này”, … sẽ rất phù hợp với bé lúc này. Sau khi bé hoàn thành, bố mẹ nên động viên bé một cách tích cực, khuyến khích trẻ.
Khi giao việc cho trẻ, bố mẹ sẽ nhận thấy được con đang mạnh về kỹ năng gì, thiếu sót kỹ năng gì. Từ đó, bố mẹ có thể điều chỉnh cách dạy trẻ kỹ năng sống phù hợp, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cho con. Chẳng hạn, con hay bừa bãi và ít tỉ mỉ, thì bố mẹ có thể hướng dẫn con kịp thời. Nếu đợi bé lớn hơn thì những tính cách này đã định hình, rất khó sửa. Đây là những cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi được nhiều phụ huynh thông thái áp dụng
Giao việc nào cho trẻ từ 3 – 6 tuổi?
Khi trẻ bước sang giai đoạn 3 – 6 tuổi, cách dạy trẻ kỹ năng sống cũng nên được điều chỉnh. Bố mẹ nên bắt đầu giao cho trẻ những công việc khó hơn, kích thích khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Những công việc có thể kể đến là: gấp chăn màn, gấp quần áo, nhặt rau,… Trẻ sẽ học cách làm sao để gấp quần áo cho đẹp, nhặt rau như thế nào,… Trong quá trình thực hiện, trẻ sẽ phát triển tư duy tốt hơn.
Hơn thế nữa, khi trẻ tự làm được nhiều thứ như vậy, trẻ sẽ có thể tiếp tục phát triển và học hỏi nhiều công việc khác. Trẻ sẽ tự tin vào bản thân hơn.
Ngoài ra, khi trẻ lên 5 – 6 tuổi, bạn có thể hướng dẫn trẻ lau bàn ghế, rửa chén,… Tuy nhiên, bạn nên giao cho trẻ những công đoạn lặt vặt như úp chén vào rổ, lau chén,… Lúc này bé còn quá nhỏ để tự hoàn thành hết những công việc này một mình. Bạn phải là người kề bên hỗ trợ, động viên bé thực hiện. Quá trình này sẽ giúp tăng cường sự gắn kết tình cảm giữa bạn và bé rất tốt. Lưu ý: đối với những đồ vật sắc nhọn, đồ dễ vỡ, bạn không nên để trẻ chạm tay vào.
Giao việc nào cho trẻ từ 6 – 7 tuổi?
Đối với các bé 6 – 7 tuổi, bạn có thể giao những công việc định hướng sở thích cho trẻ. Giả sử, nếu bé gái thích nấu ăn, mẹ có thể để con làm quen với nhà bếp. Từ những công việc đơn giản như đi chợ cùng mẹ, rửa rau,… bé có thể sẽ xây dựng sự yêu thích lĩnh vực này. Bạn có thể khuyến khích con tự chuẩn bị món ăn cho mình. Hãy chọn những công việc phù hợp với sở thích của trẻ.
Những lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ
Không chê bai, la mắng con
Một trong những lưu ý hàng đầu mà bố mẹ cần nhớ đó là không chê bai, la mắng con. Cách ứng xử của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ. Ban đầu, trẻ có thể làm vỡ đồ, làm sai,… Không quan trọng. Bố mẹ lúc này cần động viên và khuyến khích con nhiều hơn. Đừng nên la mắng con hay ngừng cho con động tay vào công việc. Điều này vô tình sẽ khiến bé bị tổn thương và tự ti, cảm thấy mình vô dụng.
Ngoài ra, những câu như “việc đó ai chẳng làm được”, “con làm nó làm gì, không có ích đâu”,… cũng có tác động tiêu cực không kém. Lúc này, bạn đã vô tình dập tắt đi hứng thú và sự tự tin của con. Ngày qua ngày, trẻ sẽ nghĩ rằng mình chẳng làm được gì. Bố mẹ nhớ tránh sai lỗi này nhé.
Tin tưởng vào con
Hãy để con cảm giác được rằng “Mình có thể làm được”. Cách tốt nhất là bố mẹ hãy thể hiện được lòng tin của mình với con. Khi con làm một công việc gì mà bạn tin chắc con sẽ làm được, hãy để con làm một mình. Bạn không cần phải kè kè sát bên chỉ đạo cho con nữa. Thay vào đó, bạn hãy sang một căn phòng khác và nói với mọi người: “Cháu nó làm được”. Sự tin tưởng của bố mẹ sẽ là động lực lớn để xây dựng sự tự tin cho con. Chỉ khi sự tự tin được rèn luyện từ nhỏ thì trẻ mới có thể phát triển toàn diện được.
Tôn trọng suy nghĩ của con
Sự áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái là cách dạy tồi tệ nhất. Nhiều bố mẹ hay gặp phải sai lầm này, vì nghĩ rằng mình đủ trải nghiệm để phân biệt đúng sai. Trẻ còn nhỏ thì biết gì đâu. Những bố mẹ thiếu kiến thức hay dạy con như vậy, không bận tâm đến suy nghĩ của con. Lâu dần, trẻ sẽ sợ hãi sự độc tài của bố mẹ. Lúc đó, bé trở nên nhút nhát và không dám đưa ra ý kiến của mình nữa. Khi lớn lên, trẻ dễ trở thành người không có chính kiến, gió chiều nào theo chiều ấy.
Trên đây là tất cả những điều cần lưu ý để dạy kỹ năng sống cho trẻ. OhStem hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.