Tăng khả năng học tập qua một số trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non? Đúng vậy, đây là một phương pháp khá hiệu quả và được nhiều phụ huynh áp dụng! Trẻ mầm non có thể học tập và phát triển tốt hơn thông qua các trò chơi âm nhạc. Những trò chơi này thật sự đơn giản, điển hình như việc bật radio hoặc gõ ngón tay của bạn. Khi một đứa trẻ được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm, biết chơi một nhạc cụ hoặc khiêu vũ, não bộ của đứa trẻ đó bắt đầu hình thành các kết nối mở đường cho các cơ hội học tập.
Các trò chơi âm nhạc không chỉ mang lại lợi ích phát triển tuyệt vời cho trẻ em mầm non mà còn là cơ hội để phụ huynh có thể tương tác với con của mình. Hãy thử 8 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non trong danh sách dưới đây để xem kết quả có như mong đợi không nhé!
Mục lục
Lợi ích của trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non là gì?
Có rất nhiều lợi ích học tập mà trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non mang lại. Trong số đó có thể kể đến việc làm tăng khả năng ngôn ngữ và hiểu toán của trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có mối liên hệ mật thiết với các kỹ năng học tập trong tương lai của trẻ mầm non như kỹ năng đọc và viết.Theo đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhận thức âm vị học, hay nói cách khác là nhận thức về âm thanh lời nói có thể được nâng cao thông qua tương tác âm nhạc. Âm nhạc và toán học cũng rất gắn bó với nhau, vì vậy sẽ chỉ có ý nghĩa nếu một lĩnh vực này được xây dựng trên lĩnh vực khác.
>> Có thể bạn quan tâm: Phương pháp giáo dục mầm non hiệu quả và đơn giản
Gợi ý trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non
Điệu múa động vật
Bạn có biết vương quốc động vật có vô vàn những âm thanh và điệu múa đặc trưng của những loài động vật. Hãy thường xuyên cho con bạn xem những bài hát về động vật, học cách chúng di chuyển và thách thức con bạn nhảy như một con vật. Bạn có thể yêu cầu trẻ sáng tạo và trình diễn cách mèo nhảy. Con voi thì sao? Một con kangaroo?
Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non – Nhảy với tôi
Nhảy với tôi là một trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non rất đơn giản để thực hiện. Dọn dẹp một không gian rộng lớn và chuẩn bị sẵn sàng âm nhạc. Mang ra nhiều loại đồ chơi vui nhộn như: vòng hula, túi đậu, bóng bay, khăn quàng cổ và bắt đầu khiêu vũ!
Hãy chuẩn bị một danh sách bài hát với những chủ đề và giai điệu khác nhau. Bạn có thể bật nhiều bài hát khác nhau để xem thể loại âm nhạc mà con bạn yêu thích là gì? Đó có thể là pop, rock, dân gian, jazz hoặc những bài hát cổ điển. Ba mẹ cũng có thể chia sẻ những giai điệu yêu thích của mình cho bé. Tạo danh sách các bài hát yêu thích của gia đình mà mọi người có thể đóng góp và sau đó là nhảy múa theo giai điệu đó.
Trò chơi điệu nhảy đóng băng
Trẻ nhỏ sẽ rất vui vẻ và hào hứng với những trò chơi nhảy múa. Hãy thổi bùng một số giai điệu yêu thích của con bạn và nhảy những điệu múa mà bạn yêu thích. Sau đó, khi trẻ đang hăng say chìm vào bản nhạc vui nhộn mà mình yêu thích, bạn hãy hét lên “đóng băng” và dừng nhạc. Hãy xem cả bạn và trẻ sẽ có những tư thế hài hước nào, sau đó đếm xem bạn và bé có thể giữ chúng trong bao lâu?
Trò chơi ban nhạc bất đắc dĩ
Tập hợp tất cả các nhạc cụ tạo nhạc mà bạn có thể tìm thấy trong căn nhà của mình. Nếu bạn không có một cây đàn piano hoặc một chiếc trống? Đừng lo lắng vì tất cả những dụng cụ có trong nhà đều có thể trở thành nhạc cụ cho ban nhạc của bạn. Bạn có thể lấy xoong, chảo, bát, hộp sữa rỗng ra, bất cứ thứ gì bạn có trong tay và để con bạn sử dụng thìa gỗ hoặc kim loại. Đổ đầy các vật chứa bằng viên bi hoặc đá cuội và lắc chúng.
Ban nhạc của bạn không có vẽ hơi khác thường, nhưng nhờ đó mà trẻ cũng có thể hiểu được cách để tạo ra âm thanh và biết được rằng mỗi chất liệu khác nhau đều có những tần suất âm thanh khác nhau.
>> Đồ chơi âm nhạc dành cho bé: Kit làm máy nghe nhạc Sound:Bit
Vẽ những gì bạn nghe
Ba mẹ hãy tạo danh sách những bài nhạc khác nhau, sau đó đưa cho trẻ một vài tờ giấy, bút dạ hoặc bút màu khác nhau. Sau đó, bắt đầu phát nhạc và yêu cầu bé vẽ những gì mà mình đang nghe được. Lưu ý rằng bạn nên chọn những bài hát về những đồ vật hoặc sự vật gần gũi xung quanh trẻ và cho bé thời gian để hình dung ra chúng.
Đặt tên cho giai điệu đó
Vỗ tay hoặc gõ theo nhịp các bài hát mẫu giáo yêu thích của con bạn. Hãy thử để con bạn đoán xem liệu nó là bài hát nào? Khi các bé đã thành thạo hơn với trò chơi này, ba mẹ có thể làm cho trò chơi khó hơn một chút và cố gắng thực hiện trong thời gian ngắn hơn hoặc ít nhịp hơn.
Nhạc nhanh và chậm
Mang đến nhiều bài hát đa dạng với tiết tấu đa dạng. Yêu cầu con bạn nhảy theo đúng tiết tấu của bài hát, khuyến khích trẻ tăng tốc độ nếu nhạc nhanh và giảm tốc độ khi nhịp chậm lại.
Bạn có thể dẫn cho trẻ một số cách để làm cho những điệu nhảy trở nên đa dạng và thú vị hơn. Ví dụ, nhẹ nhàng di chuyển trong một bản ballad hoặc có thể nhảy tự do quanh sân khi một bài hát khiêu vũ phát. Kéo dài và linh hoạt cho trẻ em và những động tác này không cần phải đúng, tất cả đều phụ thuộc vào độ cảm nhạc và trí tưởng tượng của các em.
Xylophone tự tạo của riêng bạn
Đổ đầy các loại ly hoặc bình nước thuỷ tinh với các mức nước khác nhau. Xếp chúng theo thứ tự từ ít nước đến đầy nước. Đưa cho trẻ một cái vồ hoặc thìa gỗ hoạt động tốt và để trẻ thử nghiệm với các âm thanh khác nhau bằng cách gõ nhẹ vào viền mép của chiếc ly. Để tạo nên hứng thú cho trẻ, bạn có thể thêm màu thực phẩm vào nước và tạo thành cầu vồng để trông bắt mắt hơn.
>> Tìm hiểu thêm bài viết: 10 kỹ năng sống cho trẻ mầm non ba mẹ nên dạy từ sớm
Tổng kết lại
Trên đây là 8 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non ba mẹ và bé nên trải nghiệm. Những trò chơi này không chỉ đơn giản là mang lại niềm vui, tiếng cười cho cả nhà, nó còn giúp các em nhỏ phát triển được những kỹ năng bổ ích cho việc học sau này. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy like và share hoặc để lại bình luận bên dưới để OhStem Education có thêm động lực cho những bài viết tiếp theo nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam