Nếu bạn đang loay hoay chưa biết triển khai STEM trong môn Toán như thế nào, hãy cùng xem qua gợi ý về 12 bước thiết kế bài giảng STEM môn Toán đơn giản dưới đây cùng OhStem nhé!
Chúng tôi đã sưu tầm và tham khảo các kế hoạch, cách triển khai chương trình giáo dục STEM cũng như quy trình thiết kế kỹ thuật trong lớp của nhiều giáo viên STEM để chia sẻ hướng dẫn này đến bạn.
Mục lục
Bước 1 – Chuẩn bị chủ đề cho bài học STEM
Cũng giống như bất kỳ công việc nào khác, để tránh việc thiết kế bài học STEM bị “chệch hướng”, bạn cần lên chủ đề cho buổi học STEM của mình, đặc biệt là trong bài giảng STEM môn Toán.
Ví dụ, trong bài giảng STEM môn Toán hôm nay, học sinh sẽ được học về các phép toán cơ bản, hay về bảng số đếm? Tùy từng chủ đề mà chúng ta có thể có cách thiết kế bài giảng STEM môn Toán phù hợp.
Trong bài giảng STEM môn Toán, bạn có thể kết hợp với các nội dung khoa học hoặc kỹ thuật để học sinh có thể hiểu được và biết cách 2 môn được kết nối với nhau như thế nào. Đây chính là yếu tố liên môn trong giáo dục STEM
Bước 2 – Bài giảng STEM môn Toán gắn liền với thực tế
Đây là một điều mà chắc hẳn giáo viên nào đã từng tìm hiểu về giáo dục STEM cũng đã từng nghe qua. Tuy nhiên, để thực hiện được yếu tố này thì không hề dễ dàng.
Việc liên kết kiến thức trong sách với thực tế cần chúng ta phải mở mang tư duy và đưa ra các hướng tiếp cận sáng tạo.
Ví dụ, với chủ đề số Pi trong Toán học, bạn có thể cho học sinh khám phá các vật thể hình tròn cũng như tìm hiểu kỹ hơn về kích thước của chúng trong thực tế. Chi tiết hơn, bạn có thể xem bài giảng STEM môn Toán mẫu này tại đây.
Bước 3: Đưa ra vấn đề STEM cần giải quyết
Các giáo viên khi thiết kế bài giảng STEM môn Toán hay bất kỳ môn nào khác như Hóa Học, Vật Lý,… thì đều cần phải xác định rõ ý tưởng và vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ: Chúng ta sẽ cho học sinh cùng thiết kế một chiếc balo để mang đồ đi học, hoặc là một chiếc gậy thông minh cho người khiếm thị, dựa trên các kiến thức Toán học mà các em đã học.
Tên chủ đề của bài giảng STEM môn Toán lúc này có thể sẽ là: Thiết kế gậy thông minh cho người khiếm thị, giúp người khiếm thị biết phía trước có vật cản hay không, tránh tình trạng bị té ngã.
Bước 4: Cách đánh giá sản phẩm STEM của học sinh
Sau khi đã có vấn đề và học sinh dần tạo ra sản phẩm cho mình, giáo viên cần có một bảng đánh giá chi tiết để có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm của học sinh dựa trên đó.
Trong ví dụ về bài giảng STEM môn Toán trên, giáo viên có thể tham khảo một số yếu tố như:
- Gậy có nhạy trong việc phát hiện vật cản không?
- Các em học sinh đã xây dựng sản phẩm STEM này như thế nào? Sử dụng những kiến thức Toán học nào?
- Gậy có tối ưu về chi phí và có tính khả thi không?
Bước 5: Quy trình thiết kế kỹ thuật để thiết kế bài giảng STEM
Trong tiến trình của bài giảng STEM môn Toán nói riêng và các môn khác nói chung, việc áp dụng quy trình thiết kế kỹ thuật vào sẽ rất hữu ích.
Học sinh sẽ được thực hành dự án theo từng bước trong quy trình thiết kế kỹ thuật, từ xác định vấn đề, nghiên cứu và phát triển giải pháp, sau đó xây dựng nguyên mẫu và cải thiện. Cho dù là học sinh làm việc độc lập theo hình thức cá nhân hay theo nhóm, thì quy trình này vẫn sẽ hữu ích.
Bước 6 – Thu hút học sinh quan tâm tới vấn đề nghiên cứu
Để thực hiện được điều này, bạn cần chọn vấn đề nghiên cứu sao cho thú vị và đúng chủ đề mà học sinh quan tâm. Trong bài giảng STEM môn Toán, bạn cũng có thể đặt ra những vấn đề dẫn dắt liên quan để thu hút sự chú ý của học sinh.
Một gợi ý cho bạn trong thiết kế giáo án STEM môn Toán là các video sinh động trên Youtube. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số tiểu phẩm hoặc những công cụ khác trong bài giảng STEM của mình.
Và điều quan trọng cuối cùng bạn cần lưu ý là trong bài giảng STEM môn Toán, bạn cần chọn một vấn đề nghiên cứu có độ khó vừa phải – vừa đủ để học sinh cảm thấy thách thức và phải nghiên cứu, nhưng chúng cũng không nên quá khó vì sẽ khiến các em dễ nản.
Bước 7 – Khuyến khích học sinh tự nghiên cứu kiến thức
Trong bài giảng STEM môn Toán, giáo viên vẫn có thể dạy những kiến thức mới cho học sinh. Nhưng, các bạn nên lưu ý rằng STEM về bản chất là hoạt động thực hành. Do đó, khi thiết kế giáo án STEM môn Toán, bạn có thể thử để các em tự thực hành và thử nghiệm, sau đó rút ra kết luận và kiến thức cho mình.
Lúc này, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ và gợi ý hướng đi, cách thực hành cho các em.
Ví dụ: Với thiết kế giáo án STEM môn Hóa, bạn có thể cho học sinh thử nghiệm với những hóa chất khác nhau mà các em sử dụng (trong phạm vi các hóa chất an toàn và không bị phản ứng mạnh gây cháy nổ khi tác dụng với nhau).
Bài 8 – Bài giảng STEM môn Toán khuyến khích học sinh tự lên ý tưởng
Trước khi để học sinh tự do lên ý tưởng và sáng tạo các giải pháp, thì khi thiết kế bài giảng STEM môn Toán, giáo viên cũng nên đưa ra một số tiêu chí ràng buộc để đảm bảo các em không đưa ra các giải pháp không khả thi hoặc đi lệch so với vấn đề cần nghiên cứu.
Ví dụ: Khi thiết kế balo trong giáo án STEM môn Toán, bạn có thể đưa ra tiêu chí là tiết kiệm chi phí. Các em cần thiết kế balo sao cho đảm bảo chi phí được rẻ nhất.
Và điều quan trọng trong bài giảng STEM môn Toán là hãy khuyến khích học sinh đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau để giải quyết vấn đề đặt ra. Mọi vấn đề nghiên cứu đều là vấn đề mở và không chỉ có một đáp án đúng, mà sẽ có vô số đáp án đúng.
Các em có thể thử nghiệm từng ý tưởng của mình trong bài giảng STEM môn Toán để xem giải pháp, ý tưởng nào khả thi nhất. Các em có thể làm việc nhóm với nhau để có nhiều ý tưởng STEM hơn.
Bước 9 – Gợi ý các nhóm chọn 1 ý tưởng để tạo nguyên mẫu
Trong trường hợp có quá nhiều ý tưởng sáng tạo, các em có thể chọn 1 ý tưởng mà mình cảm thấy khả thi nhất, sau đó tiến hành tạo ra sản phẩm nguyên mẫu. Giáo viên hãy theo sát các bước thực hiện của các em trong bài giảng STEM môn Toán của mình, và có thể đưa ra các gợi ý khi cần.
Bước 10 – Tạo điều kiện cho học sinh thử nghiệm và đánh giá nguyên mẫu
Sau khi học sinh đã tạo nguyên mẫu xong, bước tiếp theo trong thiết kế giáo án STEM môn Toán là các em sẽ cùng nhau thử nghiệm và đánh giá lại chất lượng của nguyên mẫu vừa tạo.
Một số gợi ý hữu ích cho bước đánh giá này là một bài kiểm tra hoặc nhiều bài kiểm tra, hoặc chỉ đơn giản là kiểm tra xem nguyên mẫu có hoạt động đúng như yêu cầu hay không, có giải quyết được vấn đề đặt ra không.
Sau khi có các thông tin này, các nhóm sẽ phân tích dữ liệu mình đang có và đánh giá nguyên mẫu của mình đáp ứng được các tiêu chí đặt ra tốt đến mức nào, cần cải thiện gì không.
Bước 11 – Chia sẻ thành quả trước lớp
Một bước quan trọng không thể thiếu trong thiết kế bài giảng STEM môn Toán đó là cho học sinh cơ hội để chia sẻ thành quả của mình, có thể là với nhóm khác hoặc với cả lớp, dưới hình thức thuyết trình.
Các nhóm có thể hiển thị thông tin của mình trên máy chiếu hoặc viết lên bảng, sau đó giải thích và chia sẻ với cả lớp. Cuối cùng, trong bài giảng STEM môn Toán này, cả lớp sẽ cùng chọn ra sản phẩm tốt nhất, đáp ứng dược yêu cầu đặt ra nhất.
Bước 12 – Cải thiện sản phẩm (nếu có thời gian)
Bước cuối cùng trong thiết kế bài giảng STEM môn Toán là cho các em thời gian để cải tiến sản phẩm của mình, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải quyết vấn đề ban đầu.
Các điểm chính khi thiết kế bài giảng STEM môn Toán
Đến đây, bài viết đã khá dài. Chúng tôi hiểu bạn khó có thể nhớ được tất cả các hướng dẫn chi tiết về cách thiết kế bài giảng STEM môn Toán trong bài viết này, nên chúng tôi sẽ tóm tắt các ý chính quan trọng bên dưới:
- Cung cấp nhiều kiến thức trong bài giảng STEM môn Toán nhưng ít hướng dẫn
- Việc học sinh bị sai và thất bại trong quá trình tạo nguyên mẫu là điều bình thường, đây là một phương pháp học tập STEM tốt
- Quy trình các bước thiết kế bài giảng STEM môn Toán trên không phải là cố định, bạn có thể thay đổi thứ tự hoặc xóa bớt những bước không cần thiết sao cho phù hợp
- Trong bài giảng STEM môn Toán, học sinh nên làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết triển khai dạy học STEM và thiết kế bài giảng STEM từ đâu, đừng ngần ngại liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi hiện đã và đang cung cấp các giải pháp về STEM cho rất nhiều trường và địa phương trên toàn Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam