Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, đa số các ngành nghề đều có liên quan ít nhiều đến các phần mềm và thuật toán. Vì vậy, khái niệm code là gì có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm hiểu về khái niệm này, cũng như những ứng dụng của nó trong đời sống ngày nay.
Còn về phía bạn có tự tin mình đã hiểu code là gì chưa? Tại sao nó lại có tầm quan trọng nhất định trong hầu hết các công việc của các tập đoàn, công ty hiện nay? Hãy cùng OhStem đi tìm hiểu code là gì trong bài viết này nhé!
>>> Ngoài ra bạn có thể sẽ muốn tham khảo: Viết code là gì? Mẹo nhỏ dành cho người mới bắt đầu viết code.
Mục lục
Khái niệm mã code là gì?
Code hay mã code có thể hiểu đơn giản là những đoạn mã của một ngôn ngữ lập trình nào đó. Chúng có nhiệm vụ truyền đạt ý tưởng của con người đến máy tính, giúp máy tính xử lý thông tin và thực hiện mệnh lệnh. Hiện nay, code có rất nhiều công dụng tiêu biểu không chỉ trong các phần mềm, mà một trong những dạng ứng dụng phổ biến nhất hiện nay chính là QR code (Quick Response Code – đoạn mã phản hồi nhanh).
QR code thường có hình chữ nhật, với nhiều vạch, ô vuông bên trong khiến chúng ta không thể nào hiểu được nội dung của nó nếu như không có những phần mềm quét mã chuyên dụng. Mã code có vai trò giúp chúng ta có thể mua sắm tiện lợi hơn, xác thực thông tin cần thiết một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật cao.
Một loại mã code khác dùng trong việc giao dịch các món hàng thường thấy là bar code – có dạng là những chuỗi các vạch đen dày và mảnh xếp kế tiếp nhau. Đây là loại code đã có lịch sử hình thành lâu đời và đang dần bị thay thế bởi QR code.
Từ Bar code đến QR code
Vào những năm 1974, tại các trung tâm thương mại lớn trên toàn thế giới đã có sử dụng Bar code. Loại code này giúp các đại lý phân phối hàng hóa dễ dàng trong việc thống kê giá tiền cũng như đẩy nhanh quá trình thanh toán cho khách hàng. Đây thật sự là một bước đột phá trong việc trao đổi mua bán hàng hóa bấy giờ, người bán hàng không còn phải nhìn bảng giá rồi cộng tiền hóa đơn cho khách nữa. Tất cả những gì họ cần làm là sử dụng máy quét mã để đọc Bar code trên sản phẩm.
Tuy nhiên, vì là loại mã đã có tuổi đời rất dày, dù cho đã qua nhiều lần được nâng cấp và cải tiến thì Bar code vẫn dần lộ ra hạn chế. Như đã mô tả ở trên, Bar code là một dãy mã vạch những đường thẳng đen có độ dày mỏng khác nhau, vì vậy nó chỉ có thể chứa tối đa 20 ký tự cũng như chữ số. Ngoài ra, loại mã này chỉ có thể quét đọc một chiều nên rất khó khăn trong việc truyền đạt ý tưởng cũng như thương hiệu sản phẩm.
Thấu hiểu được sự bất tiện này, năm 1994 một doanh nghiệp Nhật Bản có tên Denso Wave có nghiên cứu và phát triển một loại mã code mới chính là QR code hiện nay mà chúng ta thường thấy. QR ban đầu được viết tắt từ Quick Response – tức đáp ứng nhanh, nó ra đời với mục đích khắc phục nhược điểm truyền đạt thông tin chậm chạp của Bar code cũ.
Qua nhiều năm phát triển và cải tiến, QR code hiện đã có thể đáp ứng nhu cầu lưu trữ và trao đổi nhanh dữ liệu của con người. Với một mã QR code tiêu chuẩn, bạn có thể quét và đọc mã ở nhiều hướng khác nhau, ngoài ra số lượng ký tự lưu trữ tối đa lên tới 7000 ký tự. Hơn nữa, hiện nay với công nghệ mới cải tiến, loại Compressed QR code (QR code được nén lại) còn có khả năng lưu trữ tối đa lên đến 40000 ký tự.
Lợi ích của QR code mà có thể bạn chưa biết
Dù ngày trước, mã code chỉ đơn giản dùng để lưu trữ các ký tự chữ và số. Nhưng với nhu cầu của con người hiện nay, một QR code có thể chứa hình ảnh, video giới thiệu, tin nhắn văn bản hay thậm chí là một đường dẫn trang web.
Dưới đây là cấu tạo chi tiết của một mã QR để bạn có thể hiểu rõ hơn QR code là gì.
Chính vì có cấu tạo phức tạp như vậy nên QR code đã mang lại nhiều tiện ích khiến nó được sử dụng rộng rãi ở mọi nơi hiện nay.
>>> Một số thông tin hữu ích cho bạn: 7 địa chỉ hàng đầu để tự học lập trình web trực tuyến.
Một số công cụ quét mã QR code phổ biến hiện nay
Hiện nay, đa số các thiết bị thông minh và smartphone đều có phần mềm đọc QR code cơ bản. Tuy nhiên, một số mã code đòi hỏi bạn phải thực sự có một phần mềm chuyên dụng để đọc được thông tin, những thông tin ấy có thể là hình ảnh hay đường link một trang web. Dưới đây là một số phần mềm đọc mã chuyên nghiệp mà bạn nên tham khảo:
- QR&Barcode Scanner.
- ScanLife QRcode Scanner.
- QRDroid Private.
- Barcode Scanner Pro.
- i-nigma QR, Data Matrix and EAN Barcode Scanner.
- Lightning QRcode Scanner.
- QuickMark Barcode Scanner.
- Buycott – Barcode Scanner Vote.
Lời Kết
Trên đây là bài giải thích code là gì, lịch sử của code và lợi ích của chúng. Mong có thể giải đáp thắc mắc của bạn một cách rõ ràng nhất. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi OhStem để cập nhật các thông tin về STEM cũng như các thông tin bổ ích khác.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam