Sơ đồ tư duy là công cụ hiệu quả giúp học sinh tự suy nghĩ, khám phá kiến thức một cách hiệu quả. Trong bài viết này, OhStem xin trình bày lại các công cụ vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả sưu tầm được từ bạn Thiên Trúc đã chia sẻ

Lợi ích của công cụ vẽ sơ đồ tư duy trong giảng dạy

Công cụ vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp việc giảng dạy của giáo viên được hiệu quả hơn rất nhiều. Khi bài giảng được trình bày bằng sơ đồ tư duy, các em có thể dễ dàng hiểu được những khái niệm dễ hơn, hiểu tổng quan về nội dung bài học và nhớ được kiến thức tốt hơn.

Đối với các môn xã hội như Sinh, Địa Lý, Lịch Sử,… rất cần sơ đồ tư duy. Khi có sơ đồ tư duy, học sinh có thể dễ dàng hệ thống lại kiến thức cũng như có thể nắm bắt được đâu là phần trọng tâm của bài học. Các thầy cô có thể để học sinh tự thiết kế mindmap bài học cho mình trước khi đến lớp, theo hình thức cá nhân hoặc nhóm. Cách làm này vừa giúp các em ghi nhớ bài hiệu quả hơn, vừa giúp các em có thể nắm bắt được kiến thức trước khi tới lớp.

Hãy cùng điểm danh qua những công cụ vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả tại nhà nhé: Coggle, Mindmup, Miro, Xmind

Coggle

Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Coggle
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Coggle

Sử dụng công cụ vẽ sơ đồ tư duy này tại đây : https://coggle.it/
Theo tác giả bài viết đánh giá, đây là công cụ có mức độ sử dụng khá dễ, có tính trực quan và thẩm mỹ cao. Với Coggle, bạn có thể vẽ trực tuyến trực tiếp mà không cần phải tải phần mềm về máy như các công cụ khác. Ngoài ra, một ưu thế khác của công cụ vẽ sơ đồ tư duy Coggle là công cụ này cho phép nhiều người có thể cùng làm việc trên đó, cùng tạo ra sơ đồ tư duy.

Cùng điểm danh qua một số lợi ích của Coggle: có thể tạo nhánh, chèn hình ảnh và 1 nhóm có thể tạo chung. Sau khi vẽ sơ đồ tư duy bằng Coggle, các thầy cô có thể lựa chọn tải xuống dưới dạng PDF hoặc dạng hình ảnh, dạng .mm hoặc xuất qua Microsoft Visio. Tuy nhiên, lúc này thì có thể sẽ dính label. Vậy nên, giáo viên có thể tạo mindmap và sau đó chụp màn hình máy tính lại, sau đó cắt ra nhé.

Ngoài ra, các thầy cô có thể hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ Coggle này để tạo sơ đồ tư duy cho từng bài học, mỗi nhóm sẽ chọn một bài để làm sơ đồ tư duy. Sau đó, thầy cô có thể sử dụng các mẫu sơ đồ này cho cả năm học nhé.

Mindmup

Công cụ vẽ sơ đồ Mindmup, phục vụ cho giảng dạy
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Mindmup, phục vụ cho giảng dạy

Truy cập vào đây để sử dụng Mindmup: https://www.mindmup.com
Đây cũng là công cụ vẽ sơ đồ tư duy khá dễ sử dụng, và cũng được phép sử dụng trực tuyến, không cần phải tải bất cứ phần mềm gì về máy. Ưu điểm của công cụ này là có thể chèn nhiều hình ảnh minh hoạt để học sinh dễ hình dung hơn. Tuy nhiên, Mindmup có một nhược điểm đó là khi dùng bản miễn phí, bạn chỉ được phép lưu trữ các tập tin trong thời gian tối đa là 6 tháng, các file xuất ra cũng bị giới hạn kích cỡ tối đa là 100MB. Để khắc phục nhược điểm này, các giáo viên có thể chụp ảnh màn hình rồi cắt ra như khi sử dụng Coggle.

Đương nhiên, Mindmup chỉ có thể tạo được những sơ đồ tư duy đơn giản, có thể sẽ không bắt mắt và đang dạng như Coggle.

Miro

Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Miro
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Miro

Sử dụng Miro tại đây: https://miro.com/app/dashboard/
So với 2 công cụ vẽ sơ đồ tư duy trên, Miro sẽ có độ khó nhỉnh hơn đôi chút. Khi lựa chọn sử dụng Miro, bạn có thể sử dụng trực tiếp trên web hoặc tải phần mềm về máy để sử dụng. Một ưu điểm lớn của Miro đó là công cụ này có sẵn các mẫu thiết kế sẵn, giúp đơn giản hóa quá trình tạo sơ đồ tư duy của giáo viên.

Công cụ vẽ sơ đồ Miro
Công cụ vẽ sơ đồ Miro

Một tính năng hữu ích của công cụ vẽ sơ đồ tư duy này là mọi người có thể cùng nhau tạo ra một sơ đồ thu hút. Khi làm việc trong cùng 1 khung vẽ sơ đồ tư duy, bạn có thể thấy những con trỏ chuột của những người khác theo thời gian thực tế, để từ đó biết họ đang đóng góp và đang tương tác gì trên sơ đồ tư duy chung. Ngoài ra, bạn có thể gọi video hoặc trò chuyện, chia sẻ màn hình với người khác để quá trình cộng tác diễn ra thuận lợi hơn.

Đây là công cụ vẽ sơ đồ tư duy khuyên dùng và các giáo viên nên tìm hiểu thử. Miro cho phép người sử dụng có thể tự do sáng tạo và chỉnh sửa ngoại tuyến từ bất kỳ thiết bị điện thoại thông minh nào (iOS, Android, iPad,…). Đặc biệt, đối với giáo viên dạy môn tiếng Anh, nếu các thầy cô thường cho học sinh suy nghĩ ý tưởng trước khi viết essay thì Miro sẽ là công cụ đắc lực cho học sinh.

Xmind

Công cụ Xmind
Công cụ vẽ sơ đồ tư duy Xmind

Link download: https://www.xmind.net/?r=mms
So sánh với 3 loại công cụ vẽ sơ đồ tư duy trên, đây là công cụ cực kỳ dễ sử dụng và cũng rất phổ biến, có lẽ các thầy cô đã nghe qua. Xmind là một phần mềm chỉ cho phép sử dụng Offline.

Một số tính năng bên trong XMind là cung cấp các loại biểu đổ org, các mốc thời gian,… để thầy cô có thể biến sơ đồ của mình trở nên dễ nhìn và dễ hiểu hơn. Khi thiết kế xong sơ đồ tư duy, các thầy cô có thể xuất trong Word, PowerPoint, PDF, Exccel HTML, RTF, Plain Text sang định dạng JPEG, PNG, GIF, SVG, BMP tùy thích. Tuy nhiên, bản Xmind phiên bản miễn phí sẽ bị dính label.

Nếu các thầy cô chỉ cần những sơ đồ tư duy đơn giản, cách dùng không quá phức tạp, thì đây là lựa chọn lý tưởng cho các thầy cô.

Lời kết

Trên đây là 4 công cụ vẽ sơ đồ tư duy tốt nhất mà các giáo viên nên dùng. Chúng tôi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Ngoài ra, bài viết này không phải do admin biên soạn, nguồn bài viết là từ bạn Thiên Trúc chia sẻ.

Tags: công cụ giáo dục 4.0, Công cụ vẽ sơ đồ tư duy

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed