Trong thế giới hiện đại ngày nay, kỹ năng an toàn khi sử dụng điện là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ em cần phải nắm. Đây là kỹ năng giúp trẻ tự tránh được những nguy cơ liên quan đến điện, cũng như có thêm kiến thức khi sử dụng các đồ gia dụng chạy bằng điện ở nhà, giúp bảo vệ trẻ một cách an toàn nhất.
Mục lục
Tầm quan trọng của các kỹ năng an toàn khi sử dụng điện
Vậy, tại sao chúng ta phải dạy kỹ năng an toàn khi sử dụng điện cho trẻ? Và độ tuổi nào thì nên hướng dẫn cho trẻ về các kỹ năng này?
Giai đoạn từ 3 – 5 tuổi
Thực tế cho thấy, khi trẻ trong giai đoạn mầm non (từ 3 – 5 tuổi), chúng ta đã có thể hướng dẫn bé về một số những kỹ năng an toàn khi sử dụng điện cơ bản nhất. Đây cũng là độ tuổi mà các bé đã có thể lắng nghe được những kiến thức, sự việc hoặc hành động mà người lớn dạy dỗ.
Ở độ tuổi này, chúng ta có thể dạy các bé tránh xa những đồ vật nguy hiểm như các đường dây điện, các dụng cụ điện. Các phụ huynh, người lớn cũng nên quan sát trẻ, để có thể đưa ra những biện pháp dạy dỗ phù hợp khi các bé đến gần những nơi nguy hiểm về điện.
>> Xem thêm: Cách viết giáo án STEM & chọn hoạt động STEM
Giai đoạn từ 6 – 10 tuổi hoặc lớn hơn
Với độ tuổi này, việc dạy trẻ về kỹ năng an toàn khi sử dụng điện không chỉ dừng lại ở những hành động đơn giản như bảo các bé không nên chạm cái này, không được lại gần cái kia,… mà bạn có thể dạy bé hiểu rõ hơn về cách sử dụng điện cũng như các biện pháp bảo vệ bản thân khi có sự cố liên quan về điện xảy ra.
Sau này khi lớn lên, các em chắc chắn sẽ phải rời xa vòng tay bảo bọc của ba mẹ. Do đó, việc trang bị kỹ năng an toàn khi sử dụng điện từ sớm cho các em là điều quan trọng, giúp bảo vệ an toàn cho các em và giúp các em độc lập hơn sau này.
Các nguy hiểm liên quan đến sự cố điện
Trẻ sẽ không thực sự nắm được kỹ năng an toàn khi sử dụng điện khi chưa hiểu rõ về những nguy hiểm tiềm tàng của nguồn năng lượng này. Do đó, bạn nên chia sẻ cụ thể và rõ ràng cho trẻ về những mối nguy hiểm từ điện để trẻ chú ý bảo vệ bản thân một cách an toàn nhất.
Dưới đây là một số nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến điện:
- Năng lượng điện có thể gây sốc, ảnh hưởng đến thần kinh con người, gây bỏng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong
- Dây điện và những thiết bị sử dụng điện đều nguy hiểm như nhau
- Nước có thể dẫn nước được. Khi điện tiếp xúc nước, chúng sẽ được truyền đi nhanh hơn. Và như đã biết, cơ thể con người có đến 70% là nước, nên bạn phải đặc biệt nhắc nhở các bé không được lại gần ổ điện khi không có người lớn
Trên đây là một số mối nguy hiểm của điện. Bạn có thể giải thích rõ những mối nguy hiểm này, để trẻ hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của kỹ năng an toàn khi sử dụng điện, từ đó bé mới có thể ý thức và chịu tìm hiểu về lĩnh vực này.
>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 cách khoa học tăng chỉ số IQ cho trẻ
Các bài học giúp củng cố kỹ năng an toàn khi sử dụng điện cho bé
Bạn nên dạy cho bé những bài học bên dưới từ sớm, để giúp bé phát triển kỹ năng an toàn khi sử dụng điện. Dưới đây là các bài học, thông tin bạn cần dạy cho trẻ về an toàn điện:
Khi bé ở nhà
Khi bé ở nhà, đặc biệt là khi không có người lớn xung quanh, các kỹ năng an toàn khi sử dụng điện mà bé cần thực hiện là:
- Tránh xa nguồn điện như ổ điện, vật dụng sử dụng điện
- Rút phích cắm tất cả các thiết bị điện trước khi vệ sinh hoặc sửa chữa, tháo gỡ thiết bị
- Không được cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm, ngoại trừ ổ cắm điện (cần phải có người lớn ở cạnh khi cắm)
Bên cạnh đó, người lớn cũng cần phải che đậy tất cả các ổ cắm trong nhà, những ổ cắm nằm trong tầm tay với của trẻ để đảm bảo an toàn nhất có thể.
Thông thường, các bé khi chưa có kỹ năng an toàn khi sử dụng điện thường sẽ hay tò mò và sờ tay vào mọi thứ để khám phá. Do đó, các bậc phụ huynh hoặc người lớn trong nhà cần để ý nhiều hơn đến các vấn đề này.
Khi bé ở ngoài
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng kỹ năng an toàn khi sử dụng điện chỉ được áp dụng khi bé ở trong nhà, tuy nhiên, dù cho bé đang ở ngoài trời, chúng ta cũng phải để ý và dạy cho trẻ những kiến thức quan trọng:
- Không nên đi quá gần các đường dây điện, đặc biệt là các đường dây điện cao thế
- Không leo trèo lên các cây nằm gần đường dây điện hoặc có nhánh cây chạm tới dây điện
- Các loại dây diều hoặc bóng bay (loại bóng có chưa Heli) cũng là vật dẫn điện đầy nguy hiểm. Do đó, hạn chế cho các bé chơi những vật dụng này vào trời mưa bão hoặc tại những nơi có nhiều dây cáp điện.
- Khuyến khích các bé đi lại và vui chơi ở những khu vực không có dây điện
- Tránh xa các trạm điện hoặc máy biến thế
Lời kết
Trên đây là những kiến thức liên quan đến kỹ năng an toàn khi sử dụng điện cho trẻ em, hy vọng bạn đã tìm được thông tin mình cần. Bên cạnh những kiến thức an toàn điện cho trẻ này, việc cho các em tìm hiểu sâu hơn về mạch điện, bằng những bộ kit dạy học STEM như Phys:Bit. Các sản phẩm này được thiết kế để các em làm quen với mạch điện, với độ an toàn cao nhất cho trẻ.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam