Chai nhựa là một trong những vật liệu tái chế mà chúng ta có thể tìm kiếm ở mọi nơi. Bạn có thể tận dụng biến chai nhựa thành sản phẩm STEM, để dạy cho các em học sinh những bài học thú vị mà không mất quá nhiều chi phí.
Trên thế giới hiện nay đang thải ra hơn 1 tỷ chai nhựa mỗi ngày, nhưng chỉ có số ít được dùng để tái chế. Số còn lại thường được thải ra môi trường. Việc tái sử dụng chai nhựa cho các dự án STEM không chỉ giúp các em học điều hay, mà còn giúp bảo vệ môi trường rất tốt. Hãy để OhStem gợi ý đến bạn 4 dự án tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM đơn giản nhé!
Mục lục
Máy thổi bóng bay – Phản ứng hóa học cùng chai nhựa
Đây là một sản phẩm STEM cho học sinh tìm hiểu về phản ứng hóa học khi trộn giấm và baking soda với nhau. Hai chất này sẽ phản ứng và tạo ra khí giúp làm phình quả bóng bay. Với các bạn nhỏ, đây sẽ là dự án STEM khá thú vị và mang đầy màu sắc ma thuật.
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
- 1/2 chén giấm
- Một lượng nhỏ baking soda
- Chai nhựa tái chế
- Một (hoặc nhiều) quả bóng bay
- Một cái phễu nhỏ
Cách tiến hành:
- Đổ lượng giấm đã chuẩn bị vào chai nhựa
- Sử dụng phễu để đổ baking soda vào trong một quả bóng
- Kéo căng lỗ thổi bong bóng và tròng vào miệng chai, lưu ý đừng để baking soda rơi vào chai trong quá trình thực hiện bước này nhé!
- Khi đã chuẩn bị xong, hãy nhấc quả bóng lên cao hơn miệng chai để đổ bột baking soda vào trong chai (lưu ý hãy liên tục giữ và đảm bảo lỗ thổi bong bóng luôn được tròng ngoài miệng chai nhé!
- Quan sát phản ứng
Kiến thức khoa học đằng sau
Khi baking soda (bazo) và giấm (axit) trộn chung với nhau, một thí nghiệm hóa học đã xảy ra và tạo ra chất khí Carbon dioxide. Sự giãn nở của các chất khí bên trong chai đã làm phồng quả bóng bay đấy! Đó là nguyên lý của máy thổi bóng bay – một sản phẩm STEM được tái chế từ chai nhựa.
Như bạn có thể thấy, việc tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM không nhất thiết phải là tạo ra sản phẩm hữu hình cụ thể nào đó, mà chúng có thể là tận dụng chai nhựa để làm các dự án thú vị khác.
>> Bài viết cùng chủ đề: Top 5 sản phẩm STEM Tiểu học sáng tạo được học sinh thích nhất
Ủ phân hóa học
Sau khi cắt đôi chai nhựa, chúng ta có thể dùng phần dưới của chai để phục vụ các dự án như ủ phân để chăm sóc cho cây trồng. Các em sẽ tự học các kiến thức liên quan và dùng đôi tay của mình để tạo ra các loại phân tốt cho cây, quá trình này rất thú vị và bổ ích cho các em.
Trong dự án này, chúng ta chỉ đơn giản tạo ra phân trộn từ các loại rác thải hữu cơ. Đây cũng là một vòng đời thường gặp trong thiên nhiên.
Chuẩn bị
- Chai nhựa tái chế
- Các mảnh lá cây vụn hoặc trái cây, thức ăn không cần dùng nữa
- Giấy báo vụn
- Đất
- Một số vật dụng thủ công như kéo, bút chì, giấy note, chai xịt nước,…
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ phần cổ chai nhựa (giáo viên có thể làm giúp học sinh nếu các em quá nhỏ tuổi)
- Đổ các vật liệu vào chai theo thứ tự: Đất, đồ ăn thừa, giấy vụn, lá. Sau khi bỏ 1 lớp vật liệu thì xịt một ít nước cho đủ ẩm
- Dùng các mảnh nhôm có lỗ tròn nhỏ (hoặc bìa carton, các vật liệu nhựa có lỗ nhỏ thoáng khí) để đậy chai nhựa lại
- Viết ngày tạo phân bón bên ngoài vỏ chai
- Đặt chai ở một khu vực có năng ấm trong khoảng 8 – 10 tuần
- Trong suốt thời gian 8 – 10 tuần ủ phân, bạn có thể phun nước định kỳ và lâu lâu mở chai khuấy đề uvaajt liệu để tăng cường lưu thông không khí trong chai nhựa
Tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM: Nhiên liệu tên lửa DIY
Ở dự án tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM đầu tiên bên trên, OhStem đã hướng dẫn bạn cách ứng dụng phản ứng hóa học giữa baking soda và giấm để thổi bóng bay. Còn trong thí nghiệm này, chúng ta sẽ ứng dụng để làm nhiên liệu cho tên lửa DIY hoạt động nhé!
Chuẩn bị:
- Chai nhựa tái chế kèm nắp
- 4 cây bút chì / 4 chiếc đũa hoặc các que dài tương tự
- Giấm
- Baking soda
- Dây cao su hoặc băng keo 1 mặt
- Màu vẽ để trang trí tên lửa
Cách thực hiện
- Dùng băng keo 1 mặt hoặc dây cao su để cố định 4 chiếc đũa vào chai nhựa tái chế
- Đổ giấm vào 3/4 chai nhựa
- Thêm khoảng 1 thìa cafe baking soda vào chai và nhanh chóng gài nắp lại
- Lật ngược chai lại và dựng cho nó tự đứng bằng 4 thanh đũa một cách nhanh chóng. Sau đó quan sát phản ứng
Kiến thức khoa học đằng sau
Kiến thức đằng sau dự án tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM này là phản ứng hóa học giữa axit và bazo. Sau khi giấm và baking soda phản ứng hóa học với nhau, chúng tạo ra khí carbon dioxide và giãn nở không khí, thay đổi áp suất bên trong chai. Khi áp suất tăng lên, nắp chai là điểm yếu nhất và khi áp lực đủ lớn, chúng sẽ đẩy nút chai ra ngoài và đẩy tên lửa bay lên trên cao.
>> Xem thêm: 7 ý tưởng sản phẩm STEM tái chế hay, đơn giản nhất
Chong chóng nhiều màu từ chai nhựa
Các chong chóng nhiều màu sắc luôn thu hút các bạn nhỏ, dù ở độ tuổi nào. Chúng ta có thể tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM là chong chóng, quá trình này rất thú vị và rất được các em thích thú.
Chuẩn bị:
- Chai nhựa
- Các loại sơn nhiều màu và cọ vẽ
- Que gỗ hoặc chiếc đũa làm cán cầm (hoặc bạn có thể sử dụng dây thay cho que gỗ, lúc đó bạn sẽ treo chong chóng ngoài trời và quan sát chúng quay)
- Băng dính
- Một ống hút ngắn
- Một chiếc đinh ngắn nhỏ hoặc thanh nào khác tương tự
Cách thực hiện
1. Cắt bỏ phần đầu của chai nhựa
2. Cắt thẳng dọc theo chai nhựa rồi cắt ngang, tạo thành các mảnh nhựa hình chữ nhật
3. Gấp chéo tấm nhựa thành hình tam giác rồi cắt bỏ phần thừa để tạo thành một mảnh hình vuông
4. Dùng sơn và cọ màu để trang trí tấm nhựa thành màu sắc mà mình thích. Bạn cũng có thể thử sáng tạo các hình vẽ khác nhau nhé! Ví dụ như dưới đây, chúng ta sẽ trang trí các góc tấm nhựa thành dải màu đẹp mắt:
5. Khoét một lỗ thủng hình tròn tại tâm hình vuông
6. Cắt các đường chéo từ cạnh vào trong tâm hình vuông và cách tâm khoảng 1 đến 2 cm nhé! Bước này giúp tạo thành 4 cánh của chong chóng.
7. Khoét 4 lỗ thủng ở 4 góc và gấp các lỗ thủng này xếp chồng lên nhau, sau đó cố định các đỉnh và xuyên đinh nhỏ qua các lỗ này theo hướng từ trước ra sau.
8. Cắt một đoạn ống hút dài khoảng 3 đến 5cm (sao cho ống hút này ngắn hơn chiếc đinh cố định 4 lỗ khoảng 1 đến 2cm)
9. Khoét 1 lỗ tròn nhỏ trên chiếc đũa (dùng làm cán cầm), sao cho đủ để cắm ống hút nhựa
9. Cắm ống hút nhựa vừa cắt vào lỗ đã khoan trên cán cầm
10. Lắp chong chóng vào cán bằng cách cắm thanh đinh vào trong ống hút. Nếu bạn sử dụng dây, thì bạn chỉ cần treo chong chóng vừa tạo lên cành cây hoặc khu vực nào ngoài trời có gió và quan sát nhé!
Vậy là bạn đã hoàn thành quá trình tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM chong chóng đầy màu sắc rồi đấy! Khi có gió thì chong chóng sẽ tự quay. Và đây là kết quả:
Lời kết
Trên đây là 4 dự án tái chế chai nhựa thành sản phẩm STEM thú vị mà bạn có thể dùng để dạy nhiều kiến thức khoa học cho các em học sinh. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Nếu cần triển khai dạy học STEM, thầy cô có thể liên hệ OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi cung cấp đầy đủ các thiết bị robot, kit lập trình dự án STEM,… kèm tài liệu, giáo án và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho thầy cô triển khai dạy học STEM.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam