Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách triển khai buổi học STEM lớp 6, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo dự án STEM “Làm sạch không khí” dưới đây nhé! Đây là hoạt động nhóm của các học sinh, yêu cầu các em phải thiết kế, chế tạo các thiết bị phát hiện ô nhiễm trong không khí, để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Giáo án STEM này phù hợp với học sinh khối lớp 6, lớp 7 và lớp 8. Bạn có thể triển khai chủ đề này trong khoảng 1 giờ 45 phút, và nên chia thành 2 tiết học khác nhau vào cuối tuần của 2 tuần liên tiếp.
Mục lục
Sơ lược về giáo án STEM lớp 6
Học sinh thiết kế sản phẩm dùng để đánh giá được lượng bụi, các hạt vật chất có trong không khí bằng cách đặt sản phẩm này tại những vị trí khác nhau để xác định khu vực nào có nhiều hạt bụi mịn hơn.
Việc thiết kế máy phát hiện bụi mịn trong không khí trong giáo án STEM lớp 6 – lớp 8 này là bước đầu tiên trong các hoạt động làm sạch không khí sau đó.
Liên hệ kiến thức thực tế
Dự án STEM lớp 6 “Làm sạch không khí” này mô phỏng quá trình các kỹ sư đang thiết kế, sáng tạo những công nghệ và thiết bị mới để làm giảm tình trạng ô nhiễm không khí.
Trong đó, một số kỹ sư tập trung vào kiểm tra các loại chất thải trong quá trình sản xuất, thiết kế lại quy trình sản xuất hoặc xây dựng phương pháp mới để giảm thiểu tối đa các hóa chất độc hại được tạo ra trong quá trình sản xuất.Một số kỹ sư ở các bộ phận khác thì tập trung vào thiết kế động cơ để làm quá trình đốt cháy nhiên liệu trở nên hiệu quả hơn, giảm lượng khí thải hóa học được tạo ra, tránh gây ô nhiễm môi trường.
>> Bài viết cùng chủ đề: Tổng hợp 99+ ý tưởng STEM cho các cấp
Mục tiêu của buổi học STEM lớp 6
Sau hoạt động này, các em có thể:
- Xác định các loại vật chất khác nhau thường gặp trong không khí
- Thiết kế sản phẩm thu gom và đo lường số lượng hạt vật chất trong không khí
- Quan sát chất lượng không khí và báo cáo để có thể đưa ra giải pháp làm sạch không khí phù hợp
Chuẩn bị vật liệu
- Băng keo 2 mặt trong suốt
- Giấy
- Sợi dây chỉ hoặc dây thừng nhỏ
- Kính lúp (nếu có)
Giáo án STEM lớp 6 chi tiết
Mở đầu – Khởi động
Ở phần đầu của bài học STEM lớp 6, học sinh được giới thiệu về các khái niệm ô nhiễm không khí trong thực tế và các công nghệ, thiết bị hiện đang có để giải quyết vấn đề này.
Sau đó, giáo viên cho phép học sinh làm việc nhóm với nhau để tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, chẳng hạn như các loại khí thải độc hại hoặc các hạt vật chất, bụi mịn trong không khí. Hoạt động nhóm là yếu tố chính trong các bài học STEM lớp 6 nói riêng và các buổi dạy học STEM nói chung, nhằm phát triển kỹ năng làm việc nhóm của học sinh.
Trong buổi học STEM này, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về các tác động của sự ô nhiễm không khí trong nhà, ô nhiễm không khí tại các nơi công cộng đối với con người, động thực vật và môi trường sống..
Sau đó, giáo viên bắt đầu nội dung chính của bài học STEM lớp 6 hôm nay: Giới thiệu kiến thức nền tảng cho học sinh:
Tìm hiểu kiến thức nền trong buổi học STEM lớp 6
Giáo viên hỏi học sinh: Các em đã bao giờ thấy được các hạt nhỏ, bé li ti trong không khí?
Và chúng ta luôn hít những mảnh nhỏ này vào trong cơ thể. Một phần các hạt nhỏ này đến từ mặt đất (bụi), một số đến từ cơ thể hoặc quần áo của chúng ta (xơ vải, tóc, mảnh da nhỏ) và một số đến từ ống khói, ô tô, lốp xe,…. hoặc nhiều nơi khác nhau.
Theo nghiên cứu, một lít không khí thường chứa khoảng 70.000 hạt nhỏ li ti. Hầu hết các hạt này có kích thước cực kỳ nhỏ và chúng lơ lửng trong không khí. Chúng ta có thể nhìn thấy một số hạt có kích thước lớn trong số chúng, trong điều kiện ánh sáng đủ tốt.
Nếu các hạt có kích thước quá nhỏ, chúng ta chỉ có thể sử dụng kính hiển vi để nhìn thấy chúng.
Trong buổi học STEM lớp 6 này, giáo viên có thể giới thiệu thêm, đa phần cơ thể chúng ta có bộ lọc, loại bỏ khác hạt li ti này khi chúng ta thở. Tuy nhiên, nếu không khí có quá nhiều hạt li ti thì có thể khiến cho chúng ta bị bệnh. Những người bị hen suyễn không nên ở trong khu vực có quá nhiều hạt li ti trong không khí, mắt và mũi họ cũng dễ bị kích ứng hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các hạt li ti trong không khí đều xấu. Một số hạt bụi trong không khí giúp hoàng hôn có màu đỏ rực, một số loại bụi khác giúp hình thành hạt mưa và thậm chí có một số hạt giúp con người tăng khả năng miễn dịch với các loại bệnh.
Đặt một số câu hỏi để dẫn dắt học sinh trong buổi học STEM lớp 6:
- Kể tên các vật chất nhân tạo có thể có trong không khí (Câu trả lời: Carbon – than thải ra từ các loại phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng, khí thải từ nhà máy,….)
- Làm sao để chúng ta hạn chế các nguồn vật chất nhân tạo trên? (Giảm thiểu lái xe cá nhân, chuyển qua đi xe công cộng nhiều hơn, làm ướt bề mặt các nơi công trình để hạn chế bụi bay lên,…)
Và sau đó, giáo viên giới thiệu chủ đề của bài học STEM lớp 6 này: Chúng ta sẽ xây dựng các thiết bị thu gom ô nhiễm, để phát hiện các loại vật chất có trong không khí và thu chúng lại.
Thiết kế dụng cụ phát hiện ô nhiễm không khí
Dưới dây là cách thiết kế dụng cụ phát hiện ô nhiễm không khí, chỉ với vài vật liệu thủ công đơn giản như băng keo dán không màu, giấy.
Học sinh cắt giấy theo hình vuông rỗng ruột như hình, có thể khoét 1 lỗ nhỏ ở góc để treo tấm giấy này lên khu vực cần quan sát sau khi hoàn thành xong:
Lưu ý: Học sinh có thể cắt theo hình chữ nhật, hình tròn,… hoặc bất kỳ hình dạng nào mà các em thích, nhưng diện tích chúng phải đủ lớn.
Sau đó, chúng ta sẽ dán băng keo trong suốt vào khu vực rỗng ruột bên trong hình vuông (mặt băng dính hướng ra ngoài để có thể dính được hạt vật chất trong không khí). Lưu ý: Các em không nên chạm tay vào phần băng dính này, hoặc chạm băng dính vào bất kỳ thiết bị nào khác như bàn, ghế, quần, áo,….
Sau khi thực hiện xong, bước tiếp theo trong giáo án STEM lớp 6 này là hãy luồn dây vào và treo hình vuông này tại nơi mà bạn nghĩ có nhiều bụi mịn (Ít nhất là 24 giờ). Sau một thời gian, hãy lấy chúng xuống và quan sát, có thể dùng thêm kính lúp (Nên chế tạo nhiều máy phát hiện vật chất này và treo ở nhiều nơi khác nhau để phục vụ hoạt động nghiên cứu ở cuối bài học STEM lớp 6 này).
>> Xem thêm: Dự án STEM lớp 6: Chế tạo loa giấy
Đánh giá sau buổi học STEM lớp 6
Trong buổi học STEM lớp 6, các em nên cố gắng xác định các loại hạt đã thu được là gì (ví dụ như hạt bụi mịn, phấn hoa, lông,…).
Học sinh cũng cần nghiên cứu và báo cáo khu vực nào có nhiều hạt vật chất, khu vực nào ít và trung bình số lượng hạt tại các nơi là bao nhiêu (cộng tất cả số lượng hạt và chia ra trung bình cho mỗi khu vực).
Các thông tin số liệu này sẽ được học sinh ghi lại và báo cáo vào bảng đánh giá cuối buoir học STEM lớp 6. Các em cũng có thể lập bản đồ và xác định khu vực nào có nhiều hạt li ti, khu vực nào có ít và báo cáo với các nhóm khác về phát hiện của mình.
Lưu ý an toàn
Trong buổi học STEM lớp 6 này, giáo viên nên lưu ý với học sinh về các khu vực an toàn khi đặt máy phát hiện hạt li ti trong không khí, ví dụ như: Học sinh không nên leo trèo để treo các thiết bị này, hoạt động này sẽ không an toàn. Bên cạnh đó, các em cũng khuyến khích không đặt máy tại những nơi có thể gây ra nguy hiểm (ví dụ như đặt tại gần bếp có thể gây ra hỏa hoạn, do máy phát hiện hạt này được làm từ giấy).
Lời kết
Qua đây, hy vọng bạn đã có thể triển khai buổi dạy STEM lớp 6 thú vị này tới học sinh, để nâng cao nhận thức của các em với môi trường và hiểu hơn về tầm quan trọng của bầu không khí sạch.
Nếu bạn cần tìm các chủ đề bài giảng STEM khác, hoặc muốn tìm kiếm lộ trình dạy học STEM lâu dài, đừng ngần ngại liên hệ OhStem để được hỗ trợ nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam