Vật Lý là một môn học về các kiến thức tự nhiên xung quanh ta. Khi áp dụng vào dạy học STEM, thầy cô chưa biết nên chọn sản phẩm STEM Vật Lý nào? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý các sản phẩm STEM phù hợp để truyền tải kiến thức Vật Lý thú vị đến với các em học sinh, để các em tiếp cận dễ dàng và thấy thích thú hơn!
Mục lục
Xe chạy bằng bóng bay
Đây là một trong các sản phẩm STEM vật lý đơn giản mà thầy cô có thể hướng dẫn học sinh làm, với chi phí khá rẻ (hầu như là bằng 0) với các vật liệu có sẵn trong đời sống. Chúng ta chỉ cần một chai nhựa, 4 nắp chai, 2 ống hút, một quả bóng bay và băng keo là được.
Đầu tiên, bạn hãy đặt chai nằm ngang trên bàn và khoét 4 lỗ ở gần điểm tiếp xúc giữa chai nhựa và bàn để làm trục cho 4 bánh xe (chúng ta sẽ dùng nắp chai làm bánh xe). Khi lắp bánh xe xong, bạn hãy khoét 1 lỗ nhỏ phía trên chai nhựa đủ vừa để đưa ống hút lọt qua được. Trên đầu ống hút sẽ cột bóng bay đã bơm phồng.
Khi không khí từ quả bóng bay bay ra ngoài qua đường ống hút (như hình dưới), chúng sẽ làm thay đổi áp suất của không khí bên trong chai nhựa, từ đó khiến xe của chúng ta di chuyển về phía trước. Qua sản phẩm STEM vật lý vui nhộn này, thầy cô có thể truyền tải kiến thức về áp suất không khí, chuyển động tuyển tính, sự chuyển hóa năng lượng và nhiều khái niệm khác trong vật lý.
Tên lửa tự chế
Với sản phẩm STEM này, chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Chai nhựa
- Giấm
- Baking soda
- 3 cây bút chì (hoặc đũa)
- Băng keo
- 1 nắp chai
- Các vật liệu khác như kéo
Để thiết kế tên lửa, bạn hãy gắn 3 cây bút chì vào phần cong nằm ở gần miệng chai sao cho 3 cây bút cách đều nhau, để khi lật ngược chai lại để trên đất thì miệng chai không chạm đất và chai tự đứng được. Đây chính là bệ phóng của sản phẩm STEM vật lý này.
Chúng ta sẽ hòa trộn giấm và baking soda vào bên trong chai nhựa (thông qua phễu) và nhanh chóng dùng nắp bịt kít chai nhựa lại. Một phản ứng hóa học sẽ được diễn ra và tạo thêm khí carbon dioxe trong bình, tay đổi áp suất không khí và làm tên lửa bay lên cao. Ý tưởng tên lửa tự chế này giúp học sinh không chỉ hiểu về sự chuyển động trong vật lý, mà còn học được các kiến thức hóa học – theo đúng tính chất liên môn của STEM.
>> 7 ý tưởng sản phẩm STEM tái chế hay, đơn giản nhất
Cái nôi Newton
Đây là một trong những sản phẩm STEM Vật Lý thú vị nhất để học sinh tiếp cận với định luật bảo toàn năng lượng và động lượng. Tất cả nguyên liệu mà chúng ta cần chuẩn bị là:
- Que kem
- Súng bắn keo
- Các viên bi
- Sợi dây
- Bút chì
- Các dụng cụ như kéo, băng dính
Đầu tiên, chúng ta sẽ dán 6 que kem với nhau để tạo thành 2 hình vuông riêng biệt (Bạn có thể thay đổi số lượng que kem tùy thích). Sau đó, chúng ta kết nối 2 hình vuông này với nhau bằng 4 que kem để tạo thành một khối lập phương.
Tiếp theo, bạn hãy cắt sợi dây thành 8 đoạn bằng nhau và gắn các viên bi vào giữa từng sợi dây bằng súng bắn keo. Sau đó, hãy dánh dấu 6 điểm cách đều nhau trên khối lập phương, sau đó gắn các sợi dây vào bằng băng dính. Lúc này, viên bi sẽ bị treo thả xuống như hình dưới. Vậy là bạn đã xong sản phẩm này, đây là dự án giúp chứng minh được định luật bảo toàn năng lượng để các em quan sát thực tế và rút ra kết luận cho mình.
Chiếc cân thăng bằng
Cân thăng bằng là một dự án nổi bật trong môn Vật Lý, giúp học sinh hiểu về các kiến thức như trọng lượng, trọng lực của Trái Đất, lực thăng bằng và nhiều khái niệm khác nữa. Vật liệu để tạo sản phẩm STEM Vật Lý này khá dễ tìm, bạn chỉ cần 2 tấm giấy carton giống nhau, dây, móc treo đồ, bút chì và các dụng cụ thủ công như kéo, băng keo.
Cụ thể, bạn hãy đục lỗ trên 2 tấm giấy sao cho các lỗ này nằm sát mép ngoài của giấy nhé! Sau đó, cắt dây thành 6 đoạn có chiều dài bằng nhau. Gắn 1 đầu sợi dây vào các lỗ đã khoét trên 2 tấm giấy, đầu kia thì các bạn kéo căng và buộc chúng lại thành 1 nút duy nhất. Sau đó, bạn hãy treo các đĩa giấy này vào 2 bên của móc treo quần áo (hoặc bất kỳ vật dụng nào khác có hình chữ T) rồi tiến hành trải nghiệm kiến thức với cân thăng bằng.
Làm dự án điện tử
Điện là một chủ đề quan trọng trong Vật Lý, giúp các em hiểu hơn về cường độ dòng điện, hiệu điện thế,… và quan trọng là hiểu hơn về mạch điện trong nhà. Thầy cô có thể sử dụng thêm các kit STEM liên quan đến mạch điện an toàn để các em tiếp cận với khái niệm điện trong Vật Lý dễ dàng hơn, ví dụ như sử dụng kit học điện tử Phys:Bit.
Phys:Bit giúp học sinh làm quen với cách nối dây điện, mắc mạch song song hay nối tiếp,… để bật đèn, bật quạt thực tế. Các em chỉ cần thao tác cắm dây banana khá đơn giản và an toàn. Bộ sản phẩm đã kèm sẵn nhiều bài học với nhiều kiến thức khác nhau, thầy cô và học sinh có thể tham khảo theo hướng dẫn trong bài để các em được tiếp cận nhiều kiến thức hay qua thực hành.
Lời kết
Nhìn chung, đây là các sản phẩm STEM Vật Lý hay và thú vị, phù hợp để thầy cô triển khai dạy học STEM trên lớp hoặc giao bài tập về nhà cho các em. Tùy vào kỹ năng, kiến thức cũng như độ tuổi của học sinh mà thầy cô nên chọn dự án sao phù hợp. Nếu thầy cô có thêm ý tưởng STEM Vật Lý nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới để chia sẻ với các thầy cô khác nhé!
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam
1 Bình luận. Leave new
Hay.xin tên lửa tự chế tham khảo