Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến từ viết tắt STEM. Nhưng bạn đã nghe đến hoặc biết đến khái niệm STEAM là gì chưa? STEM thì đã quá quen thuộc với bạn đọc rồi đúng không nào! STEM được giới thiệu vào đầu thế kỷ 21 như một cách để chỉ các nghề nghiệp hoặc chương trình giảng dạy xoay quanh khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học – những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới. Sau đó, khi STEM đã đạt được khá nhiều thành công, người ta bắt đầu tích hợp chữ A vào giáo dục STEM, từ đó giáo dục STEAM ra đời. Vậy yếu tố A đó là gì? Giáo dục STEAM là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
STEAM là gì?
Vài năm trở lại đây, sau khi STEM (Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán học) đã trở thành một từ thông dụng trong thế giới giáo dục, và một thuật ngữ mới, rất tương tự đã xuất hiện – STEAM. Vậy STEAM là gì, nó có khác gì với giáo dục STEM đã có trước đó hay không? Như chúng ta thấy, STEAM khác với STEM ở chữ “A”. Chữ “A” ở đây dùng để chỉ yếu tố nghệ thuật (Art). Và sự bổ sung này đóng một vai trò quan trọng để chuẩn bị cho tương lai của chúng ta.
Để bạn hiểu rõ hơn về cách STEAM ra đời và tầm quan trọng của việc triển khai môi trường học tập STEAM, hãy cùng xem điều gì đã dẫn đến phong trào này, chữ “A” mang lại những lợi ích gì và cách các phụ huynh có thể sử dụng để triển khai STEAM cho con em mình tại nhà.
>> Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục STEAM là gì? Có nhất thiết cần đến giáo dục STEAM hay không?
Lịch sử của Giáo dục STEAM
STEAM là sự phát triển từ STEM ban đầu, cộng với một yếu tố bổ sung: nghệ thuật (Art). Tại sao lại có sự thay đổi đó? Việc tích hợp nghệ thuật vào học tập STEM đã cho phép các nhà giáo dục mở rộng các lợi ích của giáo dục thực hành và hợp tác theo nhiều cách khác nhau, thúc đẩy tính sáng tạo và trí tò mò cốt lõi của các em. Nhưng trước khi đạt được điều đó, trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào sự phát triển của STEM thành STEAM.
Lý do ban đầu cho việc thực hiện chương trình giảng dạy STEM bắt nguồn từ sự gia tăng các cơ hội việc làm liên quan trong nền kinh tế Mỹ. Trên thực tế, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, các nghề STEM bắt đầu phát triển với tốc độ gấp đôi tất cả các nghề khác. Hơn nữa, những người có bằng cấp liên quan đến STEM đang có thu nhập cao hơn. Và khi nền kinh tế tiếp tục phát triển, công nhân STEM đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng bền vững và ổn định của nền kinh tế Hoa Kỳ – và đã trở thành một thành phần quan trọng giúp nhiều ngành công nghiệp thành công trong tương lai.
Nhưng vào năm 2020, khi nói đến việc trang bị cho thanh niên của chúng ta các kỹ năng tư duy phản biện sáng tạo hiệu quả, thì STEM là chưa đủ. Bằng cách tập trung vào việc giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và các kỹ năng liên quan khác, các nhà giáo dục có thể mang đến cho học sinh nhiều cơ hội hơn nữa để thành công trong môi trường thực tế và chuyên nghiệp.
Tại sao lại thêm nghệ thuật vào khung STEM?
Ngày càng nhiều trường học đang kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp hơn với giáo dục STEAM, vì rõ ràng rằng giáo dục kết hợp với nghệ thuật làm cho việc học tập trở nên vui vẻ hơn và khiến trẻ em tham gia nhiều hơn.
Trong một báo cáo có tiêu đề “Thành tích của học sinh mang lại lợi ích như thế nào”, National Assembly of Arts Agencies chỉ ra rằng học sinh đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn khi các em tham gia tích cực vào các hoạt động nghệ thuật.
Giáo dục STEAM ra đời không phải là một giải pháp thay thế để loại bỏ STEM hoặc các lĩnh vực liên quan của nó, mà thay vào đó, chúng góp phần nâng cao khuôn khổ giáo dục STEM bằng cách khơi gợi cảm giác sáng tạo lớn hơn. Ngoài ra, một trong những mục tiêu đằng sau phong trào này là thu hút những học sinh không có hứng thú với các môn học STEM, bằng cách thêm yếu tố nghệ thuật và tích hợp tất cả năm lĩnh vực một cách sáng tạo.
Ý tưởng đằng sau phương pháp giáo dục STEAM là đưa đến cho người học một thông điệp “Để thành công cả hiện tại và tương lai, một người phải vừa là một nhà tư tưởng phân tích vừa là một nhà tư tưởng sáng tạo”. STEAM cho trẻ em thấy rằng bản thân các em có thể sử dụng cả hai để giải quyết hầu hết mọi vấn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống.
>> Giáo cụ học STEAM dành cho các bé từ 8 tuổi trở lên: xBot – Robot STEM Kit
Tại sao giáo dục STEAM lại đóng vai trò quan trọng?
Mục tiêu của việc học tập dựa trên STEAM là giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.
Naveen Jain, nhà sáng lập Viện đổi mới ( Innovation Institute) đã có một nhận định khá nổi tiếng khi STEAM mới chỉ đang trên đà phát triển: “Hệ thống giáo dục truyền thống “học vẹt”, tiêu chuẩn hóa dạy học và kiểm tra một cách chính xác là kiểu giáo dục mà con cái chúng ta không cần”.
STEAM tập hợp năm bộ môn quan trọng để tạo ra một môi trường học tập hòa nhập, khuyến khích tất cả học sinh tham gia, cộng tác và giải quyết vấn đề. Trên thực tế, theo Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (National Education Association), có 5 lĩnh vực kỹ năng chính cần thiết để thành công trong thế kỷ 21:
- Tư duy phản biện
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Truyền thông
- Sự hợp tác
- Sáng tạo và đổi mới
Giáo dục STEAM mang đến một chiến lược mới để trang bị cho học sinh những kỹ năng này, kiến thức cần thiết để trở thành những nhà đổi mới, sáng tạo và thành công trong lực lượng lao động của thế kỷ 21.
Cách triển khai STEAM tại nhà hiệu quả
Như đã đề cập ở trên, những đứa trẻ bắt đầu làm quen với khung chương trình STEAM càng sớm thì càng phát triển các kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo. Vì vậy, thay vì đợi con được làm quen với STEAM ở trường, có nhiều cách mà cha mẹ có thể giúp con bắt đầu học ở nhà.
Sau đây là một số cách đơn giản để ba mẹ có thể triển khai giáo dục STEAM ở nhà cho trẻ:
Tìm hiểu về STEAM: Cha mẹ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giới thiệu các ý tưởng và dự án STEAM cho trẻ nếu chính bản thân ba mẹ hiểu rõ hơn về các chủ đề và kỹ năng trong lĩnh vực này.
Kết nối học tập: Tận dụng nhiều công cụ và hoạt động có sẵn trực tuyến giúp kết hợp STEAM vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của trẻ em.
Cung cấp kết nối kỹ thuật số: Học sinh cần truy cập công nghệ để tiếp xúc với giáo dục STEAM tại nhà, đồng thời nâng cao trình độ hiểu biết kỹ thuật số của mình. Với Internet, cha mẹ có thể học cùng con cái của mình, giúp tăng cường sự tự tin của các em trong lĩnh vực STEAM.
Tổng kết lại
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được STEAM là gì, tại sao STEAM lại quan trọng trong nền giáo dục thế giới rồi đúng không nào! Hy vọng rằng những thông tin OhStem cung cấp ở trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Ngoài ra đừng quên theo dõi fanpage của chúng tôi để cập nhật những thông tin về giáo dục mới nhất nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam
1 Bình luận. Leave new
[…] Bạn cũng có thể kết hợp thêm yếu tố Nghệ thuật (Art) để biến STEM thành STEAM – Giúp học sinh phát triển kỹ năng toàn […]