Trải nghiệm STEM là một trong những hình thức chính được nhiều giáo viên lựa chọn, khi muốn triển khai giáo dục STEM đến học sinh. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc như trải nghiệm STEM là gì, cách tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh các cấp như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Tại sao nên chọn trải nghiệm STEM?
Khi được hỏi giữa phương pháp giáo dục lý thuyết truyền thống, hay phương pháp trải nghiệm thực hành mang lại hiệu quả cao hơn, chắc chắn chúng ta đều biết đáp án là các hoạt động trải nghiệm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc học tập theo phương pháp thực hành sẽ khuyến khích và thu hút học sinh học tập hơn, từ đó dễ tiếp cận với kiến thức và nhớ chúng lâu hơn. Trải nghiệm STEM chính là một hình thức học tập như vậy.
Vây, làm sao để xây dựng các buổi trải nghiệm STEM hiệu quả và thu hút học sinh? Hãy cùng xem qua một số gợi ý của chúng tôi bên dưới nhé!
Những điều cần lưu ý trong tổ chức trải nghiệm STEM
Thực hành quan trọng hơn kiến thức lý thuyết
Các chuyên gia cho rằng, việc học tập thông qua thực hành, tự xây dựng một sản phẩm hoặc thực hành thí nghiệm nào đó, sẽ giúp học sinh rèn luyện được tư duy phản biện và tự lên được các ý tưởng, giải pháp sáng tạo cho vấn đề đang gặp phải.
Trong các buổi thực hành dạy học STEM này, học sinh có thể làm việc nhóm với nhau để trao đổi, hoàn thiện giải pháp. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để các em phát triển kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Mỗi một học sinh sẽ là mắt xích quan trọng trong một nhóm để cùng đóng góp một cách sáng tạo, cho ra đời giải pháp hữu hiệu và khả thi nhất.
Ví dụ minh họa: Khi học về lập trình robot và các kỹ thuật xây dựng robot, việc học sinh được tự mình trải nghiệm lắp ráp, lập trình nó hoạt động đi tới, đi lui,… sẽ khác rất nhiều so với việc các em chỉ học kiến thức lý thuyết qua sách vở.
Việc học lý thuyết sẽ cung cấp cho các em kiến thức một chiều, nhưng việc tự thực hành sẽ giúp các em phát triển toàn diện nhiều kỹ năng và hiểu sâu hơn về chủ đề được học.
Trong các buổi trải nghiệm STEM, bạn cũng có thể cho học sinh chế tạo và lập trình robot theo hình thức làm việc nhóm, để phát triển kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo hoặc phản biện giữa các em.
Mục đích cuối cùng của việc học là các em cần phải có khả năng áp dụng kiến thức mình đã học vào cuộc sống. Các hoạt động trải nghiệm STEM sẽ mang đến cho các em cơ hội này.
>> Xem thêm: 5 lợi ích hàng đầu của lập trình robot STEM
Khuyến khích học sinh thử nghiệm
Lý thuyết trong sách giáo khoa là kiến thức cơ bản học sinh cần nắm, tuy nhiên, chúng như một kiến thức hiển nhiên và hiếm khi được tiếp cận như một vấn đề mở. Nhưng với dạy học STEM, điều này không còn là vấn đề.
Trải nghiệm STEM cho phép học sinh chủ động thực hành nghiên cứu vấn đề, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành thực tế để thử nghiệm, kiểm tra và rút ra những nhận định, kinh nghiệm cho riêng mình. Điều này giúp các em nhớ được kiến thức lâu hơn và hiểu chúng có ý nghĩa như thế nào trong thực tế.
Thông qua trải nghiệm STEM, các em có thể sẽ gặp phải lỗi sai trong quá trình thử nghiệm. Đây là điều bình thường, và các em có thể học hỏi từ nó rất nhiều, sau đó sửa lại ý tưởng của họ để hoàn thiện chúng.
Phương pháp học tập dựa trên thử sai này giúp các em hiểu rõ về lý thuyết được học, và khi dạy học STEM giáo viên cũng nên giúp các em hiểu rằng, thất bại không phải là điều gì quá đáng sợ, chúng ta không cần sợ hãi nó. Đây chỉ là một quá trình để chúng ta tiếp tục học tập và chúng là bước đệm quan trọng để thành công.
Nói ngắn gọn, việc học lý thuyết chỉ dạy cho học sinh cách trả lời vấn đề, còn trải nghiệm STEM cho phép học sinh tự tìm ra câu trả lời cho mình, biết tại sao nên làm như thế này mà không phải là như thế kia. Qua đó, giúp các em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề – Kỹ năng quan trọng trong tương lai.
>> Bài viết liên quan: Dạy Robot STEM – Ưu điểm, lợi ích và lý do cần triển khai
Trải nghiệm STEM giúp học sinh nhớ được kiến thức lâu hơn
Kiến thức, thông tin trong buổi trải nghiệm STEM sẽ được truyền tải tới học sinh thông qua quá trình thực hành và học tập.
Việc học qua đọc và ghi nhớ lý thuyết trên sách vở có thể chuyển thành kiến thức tạm thời và học sinh sẽ dễ quên ngay sau đó. Tuy nhiên, việc thực hành trong các buổi trải nghiệm STEM sẽ giúp các em lưu giữ kiến thức đó trong đầu, vì kiến thức lúc này không phải được ghi nhớ mà là được tiếp thu một cách tự nhiên.
Nói dễ hiểu, sau này một học sinh có thể sẽ không nhớ tên của từng cơ quan trong sơ đồ giải phẫu đã học trong sách, dù họ đã học thuộc lòng trước đó. Tuy nhiên, các em có thể nhớ được những buổi thí nghiệm mà các em đã tự tay mổ xẻ dù nhiều năm đã trôi qua.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc tổ chức buổi trải nghiệm STEM sẽ giúp học sinh cải thiện kết quả đáng kể so với những học sinh chỉ thuần túy học qua sách giáo khoa và bài giảng lý thuyết trên lớp.
Lời kết
Qua đây, hy vọng bạn đã có được những kiến thức nhất định cho mình về xây dựng hoạt động trải nghiệm STEM cho học sinh. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, việc tìm kiếm những đơn vị hỗ trợ uy tín là điều bạn có thể cân nhắc.
OhStem hiện đã và đang hỗ trợ nhiều trường học, giáo viên trong việc tổ chức dạy học STEM tại trường, hoặc tổ chức những buổi trải nghiệm STEM như xây dựng CLB STEM, cuộc thi Robocon. Nếu bạn đang cần hỗ trợ tổ chức trải nghiệm STEM, đừng quên liên hệ OhStem để chúng tôi hỗ trợ nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam