Khi tìm hiểu về tư duy thiết kế và giáo dục STEM, bạn sẽ thấy chúng có một số điểm liên quan với nhau. Tuy nhiên, việc ứng dụng tư duy thiết kế vào dạy học STEM THPT vẫn chưa thực sự phổ biến.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết hơn về khái niệm tư duy thiết kế là gì, cũng như cách ứng dụng nó trong thiết kế bài giảng STEM THPT nhé!
Mục lục
Tư duy thiết kế là gì?
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, tư duy thiết kế là quá trình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, dựa trên từng bước lên ý tưởng và thực thi giải pháp.
Tư duy thiết kế được ứng dụng vào STEM để giúp học sinh có thể tiếp cận và đưa ra giải pháp rõ ràng cho những vấn đề được đặt ra.
IDEO – một công ty tư vấn và thiết kế ở quy mô toàn cầu, đã định nghĩa về tư duy thiết kế là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, từ đó đổi mới và sáng tạo từ bộ công cụ thiết kế có sẵn.
>> Tìm hiểu thêm: Quy trình tư duy thiết kế với 5 bước đơn giản
Vậy, tư duy này có vai trò gì trong giáo dục STEM, và chúng được ứng dụng như thế nào?
Vai trò của tư duy thiết kế trong giáo dục STEM
Việc thực hành và rèn luyện tư duy này không nên được bắt đầu khi thế hệ trẻ bước vào độ tuổi đi làm, độ tuổi ở tại công ty, mà chúng cần phải được bắt đầu sớm hơn.
Việc dạy học STEM THPT từ sớm đóng vai trò quan trọng, giúp nuôi dưỡng và cho phép thế hệ trẻ phát triển thành những nhà đổi mới, sáng tạo thành công trong tương lai. Có thể nói, giáo dục STEM là bước đà hoàn hảo cho tư duy này.
Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, để giúp các em học sinh trở thành những nhà lãnh đạo tương lai, hoặc chỉ đơn giản là trang bị kỹ năng cho các em có thể tự giải quyết những vấn đề phức tạp trong đời sống và công việc, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp, của xã hội, việc xây dựng kiến thức và kỹ năng nền tảng trong lĩnh vực STEM là điều rất cần thiết.
Khi được ứng dụng trong STEM THPT, tư duy thiết kế sẽ giúp thúc đẩy hứng thú, thu hút học sinh tham gia vào quá trình học hỏi và thực hành. Các em sẽ có những quá trình tuyệt vời và thú vị trong thời học sinh của mình.
Có thể nói, chúng mang lại nền tảng cho học sinh có thể xây dựng và tự giải quyết vấn đề – kỹ năng giúp học sinh có thể thành công hơn trong tương lai và thế giới thực tế sau này.
>> Xem thêm: Giáo viên STEM là gì? Cách trở thành giáo viên STEM
Tư duy thiết kế được ứng dụng như thế nào trong dạy học STEM?
Về cốt lõi, tư duy này giúp học sinh tập trung vào những người mà họ đang thiết kế, lên ý tưởng – để từ đó hình thành các giải pháp đáp ứng được nhu cầu cụ thể của những người này. Đây có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người, tùy vào vấn đề đặt ra.
Nhờ vào đó, tư duy thiết kế giúp chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn hoặc thậm chí là quy trình tốt hơn, góp phần vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi ứng dụng tư duy thiết kế vào dạy học STEM, học sinh cần phải suy nghĩ tập trung vào trạng thái mong muốn cuối cùng của người dùng (giải pháp), liệu giải pháp này có khả thi về mặt kỹ thuật (họ có thể xây dựng và hoàn thiện chúng không), hoặc mặt kinh tế (họ có đủ các vật liệu hoặc kinh phí để mua đủ vật liệu không?)
Trong tư duy thiết kế cho dạy học STEM, học sinh cần phải kết hợp đầy đủ 3 yếu tố: Sự mong muốn, tính khả thi về kỹ thuật và tính khả thi về kinh tế để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề đặt ra.
Các giai đoạn trong tư duy thiết kế
Với tư duy thiết kế trong giáo dục STEM THPT, chúng ta có 7 giai đoạn chính:
- Khám phá: Học sinh khám phá thế giới xung quanh và từ đó xác định vấn đề đặt ra
- Thấu cảm: Học sinh hiểu vấn đề sâu sắc bằng cách thấu cảm, đặt bản thân vào vị trí của người dùng
- Tư duy và lên ý tưởng: Học sinh sáng tạo và đưa ra vô số ý tưởng về giải pháp để giải quyết vấn đề
- Lên kế hoạch: Học sinh lên kế hoạch chi tiết về giải pháp của mình để xác định tính khả thi
- Xây dựng nguyên mẫu: Học sinh xây dựng ra một mô hình nguyên mẫu mô phỏng giải pháp, với chi phí rẻ và vật liệu đơn giản
- Đánh giá: Học sinh kiểm tra xem thử mô hình nguyên mẫu của mình có giải quyết được vấn đề ban đầu của mình hay không
- Thiết kế lại và hoàn thiện sản phẩm: Học sinh liệt kê ra những điểm cần thiết kế lại để hoàn thiện và tạo ra sản phẩm tốt hơn
Đây là quy trình 7 bước khi ứng dụng tư duy thiết kế vào dạy học STEM, thường phù hợp để ứng dụng cho cấp STEM THPT. Các thầy cô có thể tham khảo.
Tuy nhiên, đây chỉ là quá trình áp dụng để tham khảo, vì thế giới luôn thay đổi từng ngày, và nhu cầu cũng như thực trạng của mỗi lớp học sẽ khác nhau. Do đó, chúng ta không nhất thiết phải đi theo tuần tự 7 bước này. Bạn có thể bỏ qua một số bước hoặc thêm vài bước khác nếu cần.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam