6 yếu tố tạo thành bài giảng STEM lý tưởng cho giáo viên

Bài giảng STEM không chỉ đơn thuần là một nhóm các lĩnh vực kiến thức khác nhau, mà chúng là phương pháp giúp học sinh ứng dụng kiến thức vào thực tế, từ đó rèn luyện năng lực tư duy và kỹ năng cho thế kỷ 21.

Dạy học STEM sẽ phát triển một tập hợp các kỹ năng tư duy, lập luận, làm việc nhóm, phản biện và sáng tạo – bộ kỹ năng mà học sinh có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 6 yếu tố mà một bài giảng STEM lý tưởng cần có nhé!

Tổng quan về dạy học STEM

Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm dạy học STEM là gì nhé!

STEM là một phương pháp dạy học tích hợp kiến thức của 4 lĩnh vực khác nhau:

  • Science (Khoa học): Các kiến thức về khoa học, về đời sống và thế giới tự nhiên
  • Technology (Công nghệ): Bao gồm tất cả ác sản phẩm do con người tạo ra, nhằm đáp ứng mong muốn hoặc nhu cầu của người dùng. Một chiếc ghế là công nghệ, bút chì cũng vậy (Chứ không chỉ riêng các sản phẩm kỹ thuật số). Bất kỳ một sản phẩm nào mà trẻ em tạo ra trong các bài giảng STEM, nhằm giải quyết vấn đề đều có thể được xem là công nghệ
  • Engineering (Kỹ thuật): Quy trình mà học sinh thiết kế sản phẩm để giải quyết vấn đề
  • Maths (Toán học): Các con số, phép tính, các hình dạng hoặc đại lượng,… có trong Toán học
Tổng quan về bài giảng STEM
Tổng quan về bài giảng STEM

Các bài giảng STEM thông thường sẽ khá tương tự với các buổi thí nghiệm khoa học. Tuy nhiên, chúng sẽ có một số điểm khác biệt đáng kể.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem qua 6 điểm khác biệt – những yếu tố giúp tạo nên một bài giảng STEM tuyệt vời nhé! Hy vọng nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có thể thiết kế và xây dựng những buổi dạy học STEM lý thú hơn, hiệu quả hơn nữa.

6 yếu tố của bài giảng STEM lý tưởng

Tập trung vào vấn đề thực tế

Trong các buổi học STEM, học sinh sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hoặc môi trường. Các em sẽ tìm kiếm giải pháp và hiện thực chúng.

Trong một buổi học về năng lượng gió, học sinh có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến tài nguyên môi trường, bằng cách xây dựng những nhà máy năng lượng điện tái tạo từ gió, thay thế cho các nguồn năng lượng hữu hạn hiện nay.

Bài giảng STEM tập trung vào thực tế
Bài giảng STEM tập trung vào thực tế

Tuân theo quy trình thiết kế kỹ thuật

Quy trình thiết kế kỹ thuật (Viết tắt là EDP) sẽ là một quy trình linh hoạt, đưa học sinh từ việc xác định vấn đề (hoặc thách thức đặt ra), cho đến việc xây dựng và phát triển, hoàn thiện giải pháp của mình.

Cụ thể, quy trình này gồm các bước sau:

  • Xác định vấn đề
  • Đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau để giải quyết
  • Lên kế hoạch cho các ý tưởng
  • Xây dựng và thiết kế, hiện thực hóa ý tưởng
  • Thử nghiệm lại thiết kế của mình
  • Cải thiện và tối ưu hóa, khắc phục lỗi trong thiết kế
Quy trình EDP trong bài giảng STEM
Quy trình EDP trong bài giảng STEM

Mặc dù quy trình này nghe có vẻ giống nghiên cứu khoa học, nhưng trong EDP, học sinh sẽ có thể tự lên ý tưởng và thử nghiệm ý tưởng của mình, xây dựng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau, có thể tự do mắc lỗi sai, sau đó chấp nhận và học hỏi. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong bài giảng STEM – học sinh được phép sai.

>> Bài viết cùng chủ đề: Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết

Bài giảng STEM giúp học sinh làm việc nhóm hiệu quả

Thật vậy, đa phần các bài giảng STEM đều triển khai đến học sinh dưới hình thức làm việc nhóm. Các em sẽ cùng nhau trao đổi, phản biện nhau để lên ý tưởng, sau đó phân công nhau hoạt động sao cho hiệu quả, để đạt tới mục đích cuối cùng.

Phải thừa nhận rằng, việc để học sinh làm việc theo nhóm hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng. Do đó, với các bài giảng STEM, chúng ta cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho học sinh cùng nhau làm việc nhóm.

Ngoài ra, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu tất cả giáo viên STEM cùng làm việc với nhau, sử dụng chung một phương pháp, quy trình cho học sinh.

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập trình Robotics từ A – Z cho trẻ em

Ứng dụng kiến thức học sinh đã học

TRong các bài giảng STEM của mình, ngoài việc tập trung vào vấn đề cần giải quyết theo thực tế, bạn cũng đừng quên bám sát theo kiến thức mà học sinh đã học nhé!

Giáo viên cần tích hợp các nội dung Toán học, Khoa học,… vào trong những bài giảng STEM của mình một cách có chủ đích, tạo điều kiện cho học sinh có thể ứng dụng các kiến thức này vào giải quyết vấn đề trong thực tế.

Bạn cũng có thể làm việc với các giáo viên chuyên môn của những bộ môn này để có thể lên được một bài giảng STEM tích hợp kiến thức lý tưởng nhất.

Bài giảng STEM ứng dụng kiến thức đã học
Bài giảng STEM ứng dụng kiến thức đã học

Qua các buổi dạy học STEM như vậy, học sinh sẽ nhận thấy rằng Khoa học và Toán học không phải là những môn học độc lập, và chúng không quá xa lạ. Chúng ta có thể ứng dụng chúng vào phục vụ cuộc sống hằng ngày một cách dễ dàng.

Trong dạy học STEM, học sinh cũng sử dụng các công nghệ theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như ứng dụng vào thiết kế sản phẩm, mô hình cuối của mình.

Và cuối cùng, các bài giảng STEM nên có thêm sự tích hợp từ yếu tố nghệ thuật. Việc kết hợp với giáo viên Âm nhạc hoặc Mỹ thuật sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng trong tính thẩm mỹ khi thiết kế sản phẩm của học sinh, và đa phần các em đều rất thích thú với lĩnh vực này.

Chấp nhận việc bị sai ở học sinh

Các bài giảng STEM cho phép có nhiều câu trả lời đúng cho cùng 1 vấn đề. Các lớp dạy học STEM sẽ mang đến nhiều giải pháp sáng tạo khác nhau cho học sinh.

Đồng thời, việc bị sai sót của học sinh là một điều rất bình thường. Các nhóm sẽ thử sai, sau đó chấp nhận và bắt đầu học hỏi từ lỗi sai đó, rút kinh nghiệm cho các lần sau. Thất bại được xem là một bước tích cực trên con đường khám phá và ứng dụng kiến thức của học sinh

Lời kết

Trên đây là 6 yếu tố giúp tạo thành 1 bài giảng STEM lý tưởng, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đang muốn triển khai giảng dạy STEM về mảng lập trình cho học sinh các cấp, đừng ngần ngại liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé. Chúng tôi có đầy đủ khung chương trình giảng dạy đề xuất, giáo án, tài liệu chi tiết cho bạn cùng với các chương trình tập huấn miễn phí để đào tạo giáo viên về mảng STEM.

Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Tags: Bài giảng STEM, Dạy học STEM, yếu tố của bài giảng stem

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed