Bạn cần tìm văn mẫu lớp 5 hoặc lớp 4 về tả đồ vật để tham khảo? Dưới đây là một số bài văn mẫu do OhStem sưu tầm để các bé tìm hiểu và từ đó phát huy ra nhiều hơn những ý tưởng thú vị, hay ho hơn. Mọi người cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Cách viết văn mẫu lớp 5, lớp 4 tả đồ vật
Một bài văn lúc nào cũng có cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các bài văn mẫu lớp 5 dưới đây cũng đều tuân theo cấu trúc đó, và chúng có những đặc điểm chính:
Mở bài
Trong phần mở bài, các em cần gợi ý và hé lộ rằng chúng ta sẽ tả món đồ gì, có thể diễn tả thêm một chút về lý do tại sao em lại có được nó, lý do tại sao các em lại thích nó và lựa chọn nó để mô tả trong bài văn mẫu này? Đồ vật ấy đã giúp ích gì cho các em trong cuộc sống hàng ngày?
Một lưu ý nhỏ, để mở bài được hay hơn, các em nên sử dụng phương pháp mở bài gián tiếp. Các em có thể mở theo hướng là nêu vai trò của những đồ vật đối với cuộc sống của con người, những nội dung có liên quan đến đồ vật em sắp tả, sau đó dẫn dắt vào chủ đề chính.
Mở bài gián tiếp là một trong những phương pháp ưa thích của nhiều bài văn mẫu lớp 5.
Thân bài
Trong phần thân bài, các bài văn mẫu lớp 5, lớp 4 thường đi theo 3 phần:
- Tả bao quát về đồ vật
- Tả chi tiết về đồ vật
- Nói về tính cảm của người viết hoặc những kỷ niệm, những dự định trong tương lai với món đồ đó
Tả bao quát
Trong phần này, các em sẽ trả lời những câu hỏi chính như sau:
- Món đồ này đã gắn bó với em trong bao lâu rồi?
- Hình dạng, chức năng của đồ vật này là gì? Chúng được làm từ nguyên liệu gì? (Có thể kể quá trình sản xuất ra nó nếu đó là một món đồ thủ công mà em biết)
- Chúng có màu sắc gì? Kích thước ra sao?
Ngoài ra, trong phần giới thiệu về chất liệu, các em có thể trình bày thêm một số phần về tính chất của nó, ví dụ như có bền không, có nhẹ hay an toàn không, tính hút ẩm như thế nào…
Tả chi tiết
Trong phần này, các bài văn mẫu lớp 5 thường tả theo hướng đi từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong của món đồ.
Trong khi tả chi tiết từng bộ phận trên món đồ đó, các em có thể miêu tả kỹ hơn về màu sắc, kích thước, hình dạng,… của từng đồ vật và những khác biệt nhỏ của chúng so với các món sản phẩm khác cùng loại. Đây sẽ là điểm cộng cho bài văn.
Lưu ý, khi miêu tả các bộ phận, để bài văn hấp dẫn hơn, các em nên sử dụng những phương pháp như là so sánh hoặc nhân hóa… để câu văn được sinh động và cuốn hút hơn với người đọc. Các bài văn mẫu lớp 5 thường áp dụng những quy tắc này.
Sau khi miêu tả xong các thành phần chi tiết, ở cuối phần này, nếu được thì các em nên đưa ra một số cảm nghĩ, nhận xét chung của bản thân về cấu tạo của đồ vật.
Nói về tình cảm, kỷ niệm với đồ vật
Đây là đoạn để các em tự phát huy, diễn tả về những kỷ niệm, tình cảm của riêng em đối với món đồ vật này. Đây là phần mang cá tính riêng của từng người, không ai giống ai.
Để viết tốt phần này giống như các bài văn mẫu lớp 5, các em có thể trả lời một số câu hỏi gợi ý sau:
- Em thường dùng đồ vật này để làm gì? Thường dùng khi nào?
- Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em với món đồ ấy?
- Khi không sử dụng, em bảo quản món đồ ấy như thế nào?
Kết bài
Và cuối cùng, trong phần kết bài, các em hãy khẳng định lại một lần nữa về tình cảm của các em dành cho món đồ ấy.
Trong nhiều bài văn mẫu lớp 5, tác giả còn đưa ra các lời hứa về việc giữ gìn món đồ ấy trong tương lai
Một số bài văn mẫu lớp 5 về tả đồ vật
- Tả đồ chơi:
- Áo đồng phục
- Hộp bút
- Sách tiếng Việt
- Cặp sách
- Bút chì:
- Bàn học