Cách để ứng dụng hiệu quả mô hình STEAM trong giáo dục tiểu học, quý thầy cô đã biết chưa? Giáo dục STEAM nổi lên như một phương pháp học tập mang tính liên ngành, ngoài trau dồi cho học sinh các kiến thức bổ ích về Khoa học, Toán học, Kỹ thuật và Mỹ thuật, STEAM còn giúp các em phát triển kỹ năng tư duy, lập luận logic thông qua thử nghiệm và sai. STEAM được đánh giá là khá quan trọng trong giáo dục tiểu học, vậy làm sao để có thể áp dụng nó cho các em nhỏ một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây, OhStem sẽ bật mí cho bạn!
Mục lục
STEAM là gì?
STEAM là một phong trào giáo dục đang phát triển nhanh chóng trong thế kỷ 21. STEAM là viết tắt của Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineer), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Math). Phong trào này nhằm mang lại một tinh thần học tập mới cho trẻ em bằng cách kết hợp nghệ thuật với khoa học và công nghệ, làm cho các môn học khô khan trở nên thú vị và dễ hiểu hơn bao giờ hết.
4 cách đơn giản để ứng dụng STEAM trong giáo dục tiểu học
STEAM trong giáo dục tiểu học đóng một vai trò nền tảng rất quan trọng. Giới thiệu cho các bé về STEAM ở độ tuổi này sẽ thúc đẩy niềm đam mê khám phá, sáng tạo, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai. Thế nhưng, ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong giáo dục tiểu học cũng không phải đơn giản. Sau đây là gợi ý về 4 cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
1. Sử dụng tư duy thiết kế cho các bài học STEAM trong giáo dục tiểu học
Trong lớp học, giáo viên có thể đưa ra cho học sinh một số thử thách để ứng dụng phương pháp tư duy thiết kế. Đó có thể là một số thử thách trong bài học cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Dù là thế nào đi nữa, các bé có thể áp dụng quy trình tư duy thiết kế để hoàn thành thử thách đề ra. Quy trình của tư duy thiết kế bao gồm 5 bước như sau:
- Xác định: Yêu cầu học sinh tìm ra vấn đề mà mình muốn giải quyết.
- Đồng cảm: Khuyến khích học sinh xem xét vấn đề ở góc độ người dùng để thấu hiểu những vấn đề mà họ đang cần được giải quyết.
- Xác định: Giúp học sinh hiểu vấn đề bằng cách viết ra phạm vi.
- Ý tưởng: Khuyến khích học sinh suy nghĩ và đưa ra một danh sách các giải pháp tiềm năng cho vấn đề.
- Nguyên mẫu: Cho phép học sinh bắt đầu phát triển ý tưởng và đưa chúng vào thực tế bằng các mô hình hoặc hành động thực tế.
- Kiểm tra: Cho học sinh xác định xem nguyên mẫu có hoạt động và giải quyết được vấn đề đặt ra hay không. Giáo viên cho học sinh thời gian kiểm tra và sửa chữa những phát sinh. Nếu vấn đề chưa được giải quyết, học sinh lại tiến hành quay lại các bước nêu trên.
2. Xây dựng sự đồng cảm
Đồng cảm được định nghĩa là khả năng chia sẻ và hiểu cảm giác của người khác. Một trong những thách thức lớn nhất với việc giảng dạy STEAM trong giáo dục tiểu học là giúp học sinh thành thạo kỹ năng đồng cảm. Xem xét “người dùng” là một thuật ngữ mới đối với nhiều học sinh tiểu học, vì vậy giáo viên có thể giới thiệu cho các em về khái niệm này qua việc xây dựng khối lego.
Học sinh bắt đầu bằng cách xây dựng một tác phẩm Lego. Sau khi xây dựng cấu trúc của lego, giáo viên đặt ra câu hỏi là tại sao các em lại xây dựng mô hình đó. Có phải chỉ vì yêu cầu của giáo viên hay không?
Tại thời điểm này trong bài học, giáo viên nên khuyến khích học sinh và tổ chức một cuộc “phỏng vấn” với mô hình lego của các em. Qua đó, học sinh phải xác định mình là ai, vấn đề của mình là gì, và làm thế nào để có thể xây dựng một giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đây là một hoạt động hấp dẫn, đòi hỏi sự sáng tạo, củng cố ý tưởng rằng người dùng cuối cùng là lý do tại sao chúng tôi thiết kế.
3. Mã hóa và Khoa học máy tính
Máy tính hoạt động như thế nào? Để cho học sinh tiểu học hiểu được các thành phần khác nhau của khoa học máy tính, giáo viên nên giới thiệu với các em chương trình học lập trình, thuật toán, lập trình sơ cấp, và các thành phần phần cứng máy tính từ sớm.
Ở tiểu học, hoạt động đơn giản để các em có thể tìm hiểu khoa học máy tính đó chính là tháo dời máy tính cũ. Ngoài ra, giáo viên có thể áp dụng một số hoạt động thực tế khác để giới thiệu và niềm đam mê khám phá của các em nhỏ một cách tự nhiên.
Có vô vàn các tài nguyên trực tuyến mà thầy cô có thể tham khác. Trong đó OhStem Education chính là một tài nguyên lý tưởng nên cân nhắc. OhStem Education là một trang web giáo dục chuyên cung cấp:
- Tài liệu dạy học miễn phí
- Giáo cụ dạy và hoc robot, lập trình
- Khoá tập huấn miễn phí về IoT và trí tuệ nhân tạo cho giáo viên
4. Người máy – Ứng dụng STEAM trong giáo dục tiểu học hiệu quả
Lập trình với robot là một hoạt động STEAM thú vị dành cho những em nhỏ thích tìm tòi về công nghệ. Giáo viên có thể tạo ra cho học sinh một số hoạt động để các em làm quen với robot như các cuộc thi chế tạo, thi đấu robot… Qua những hoạt động có các em có thể trau dồi rất nhiều kiến thức về lập trình, tư duy và đặc biệt nhất là cải thiện kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm.
Mẹo: Giáo viên nên cho học sinh làm quen với các robot hoạt động thông qua mã hoá và lập trình. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại robot được bày bán với nhiều mức giá khác nhau, thế nhưng không phải sản phẩm nào cũng đều chất lượng. Quý thầy cô có thể tham khảo một số sản phẩm robot lập trình đang làm mưa làm gió hiện nay tại đây để chọn cho các bé món đồ chơi tốt nhất.
Kết luận
Trên đây là 4 cách để ứng dụng STEAM trong giáo dục hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho quý thầy cô. Nếu thầy cô nào đang có dự định áp dụng phương pháp dạy học này vào lớp học của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam