Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, những trẻ có khả năng giao tiếp tốt là những em có vốn ngôn ngữ phát triển, tính cách tự tin và điều kiện phản xạ rất tốt. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để bé”ứng phó” những sự thay đổi trong tương lai và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.

Bài viết hôm nay, Ohstem Education sẽ chia sẻ 5 nguyên tắc cơ bản mà ba mẹ cần nên biết khi dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Để có thể dạy con, trước hết ba mẹ cần phải biết kỹ năng giao tiếp là gì? Kỹ năng giao tiếp được hiểu là khả năng lắng nghe, ứng xử, truyền đạt và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục đích giao tiếp tốt nhất. Nhiều người vẫn thường nghĩ đơn giản rằng giao tiếp chỉ đơn thuần là hai hoặc nhiều người nghe và nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, nó còn bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như biểu hiện cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể, sự tương tác… 

Vấn đề giao tiếp sao cho hiệu quả chính là một trong những kỹ năng mềm cơ bản và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Việc giao tiếp sao cho thật tinh tế, khôn khéo và đạt được tới đỉnh cao được ví như là một nghệ thuật và người giao tiếp tốt được ví như một người nghệ sĩ.

Vì sao ba mẹ nên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ sớm?

Như đã nói ở trên, giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và nó đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều kỹ năng để có thể đạt được hiệu quả truyền đạt thông tin cao nhất.

Ba mẹ hãy dành thật nhiều thời gian để dạy kỹ năng giao tiếp cho các bé nhé!
Ba mẹ hãy dành thật nhiều thời gian để dạy kỹ năng giao tiếp cho các bé nhé!

Ở trẻ nhỏ, kỹ năng giao tiếp của các em sẽ phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Nếu từ lúc sơ sinh, trẻ giao tiếp qua các cử động tay chân, tiếng khóc thì lên 3 tuổi trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ hay thái độ, cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Có thể nói giao tiếp chính là “công cụ” để trẻ tồn tại và phát triển.

Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ nên được dạy kỹ năng giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ. Vì lúc này, não bộ của trẻ đang ở giai đoạn phát triển nhất và dễ dàng tiếp thu một cách nhanh chóng. Những trẻ giao tiếp tốt sẽ biết vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, ứng xử lễ phép, thể hiện rõ quan điểm và cá tính của mình. Nhờ đó trẻ sẽ có nền tảng vững chắc hơn trong tương lai, tạo mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và dễ dàng thành công hơn.

>>Bài viết liên quan: Tầm quan trọng của giáo dục sớm cho trẻ

5 nguyên tắc vàng khi dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ sẽ không còn quá khó khăn nếu ba mẹ nắm vững những nguyên tắc vàng sau đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bạn nhé!

Biết chào hỏi, nói chuyện lễ phép và biết quan tâm đến người lớn tuổi

Đây có thể xem là nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mà ba mẹ nên dạy con ngay từ khi còn bé. Trẻ em thường sẽ bắt chước và học theo thái độ, cách cư xử của ba mẹ. Vậy nên ba mẹ hãy là những tấm gương sáng cho các con noi theo. 

Ba mẹ hãy giúp các bé xây dựng mối quan hệ thân thiết và tạo điều kiện cho các con thường xuyên trò chuyện, tâm sự với với ông bà. Nếu ông bà không ở chung với gia đình bạn, hãy chia sẻ và tâm sự về ông bà mỗi ngày để các bé càng thêm yêu mến ông bà và cảm nhận được tình cảm của tất cả thành viên trong gia đình dành cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ hãy dạy con cách quan tâm, hỏi han sức khỏe của ông bà và người lớn để hình thành thói quen tốt cho trẻ.

Chào hỏi người lớn là một trong những điều kỹ năng đầu tiên khi ba mẹ dạy kỹ năng giao tiếp
Chào hỏi người lớn là một trong những điều kỹ năng đầu tiên khi ba mẹ dạy kỹ năng giao tiếp

Để kỹ năng giao tiếp của các con được phát triển toàn diện, hãy dạy các con những câu chào đơn giản với những người lớn tuổi như “Cháu chào ông/ bà ạ”, “Ông/ bà có khỏe không ạ?” “Anh đi đâu đấy ạ?”… Và luôn nhắc nhở bé phải thể hiện thái độ lễ phép, không nên trả lời trống không và gật đầu hay lắc đầu khi nói chuyện với người lớn mà phải dạ thưa.

>>Bài viết cùng chủ đề: Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp tự tin, hiệu quả với một vài mẹo nhỏ

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi mọi lúc mọi nơi

Nguyên tắc thứ 2 khi dạy kỹ năng giao tiếp cho các con là dạy trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cần một cách chân thành. Khi trẻ được người khác cho quà, bánh hay nhận được sự giúp đỡ, hãy dạy các con nói lời cảm ơn thật chân thành. Hãy cho bé biết được những giá trị tốt đẹp của lời cảm ơn để các con hiểu rằng biết nói cảm ơn đúng lúc là thể hiện sự trân trọng đối với người đã giúp mình.

Cùng với lời cảm ơn, lời xin lỗi chân thành cũng là điều quan trong khi dạy kỹ năng giao tiếp để thể hiện phép lịch sự tối thiểu cần có. Hãy dạy con biết nói lời xin lỗi khi mình làm sai và giải thích cho trẻ hiểu xin lỗi không có gì là xấu mà là để thể hiện sự hối lỗi và để bản thân nhìn nhận ra lỗi sai của mình, hoàn thiện mình hơn.

Trả lời lễ phép, có đầu có đuôi

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua cách trả lời bằng những câu hoàn chỉnh
Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua cách trả lời bằng những câu hoàn chỉnh

Khi còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa được hoàn thiện, nên khi giao tiếp các bé thường hay nói những câu trống không. Tuy nhiên, ba mẹ không cần phải quá lo lắng vì thói quen này có thể từ từ uốn nắn được. Hãy dạy kỹ năng giao tiếp cho các con bằng cách hỏi bé những câu hỏi và dạy bé cách trả lời bằng những câu ngắn gọn nhưng đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Ví dụ khi ba mẹ hỏi “Con đang làm gì đấy?” thì hãy dạy bé trả lời rằng “Con đang chơi đồ chơi ạ.”

Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua cách trả lời bằng những câu hoàn chỉnh sẽ tạo cho bé thói quen nói những câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ khi giao tiếp với mọi người. Và hãy cho các con biết rằng, việc trả lời có đầu có đuôi là thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác.

Chủ động bày tỏ những mong muốn của mình

Dạy kỹ năng giao tiếp thông qua việc thường xuyên trò chuyện để tạo mối quan hệ gần gũi với con. Ba mẹ hãy trở thành những người bạn để các con cảm thấy thật thoải mái và dễ dàng bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của mình với ba mẹ. Hãy khuyến khích các con chủ động bày tỏ những mong muốn của mình bằng cách liên tục đặt ra những câu hỏi trong từng trường hợp khác nhau. Ví dụ, hãy chủ động hỏi bé “Con có muốn mẹ giúp gì không?”, “Con cần ba tư vấn gì nào?”

Bên cạnh đó, hãy dành thật nhiều thời gian để cùng chơi với các con và lắng nghe, khuyến khích con chủ động giao tiếp cởi mở. Trong quá trình dạy kỹ năng giao tiếp cho bé, đừng quên dành những lời cổ vũ, lời khen ngợi đúng lúc để các con tiếp tục phát huy thật tốt.

Tôn trọng ý kiến và để ý đến cảm xúc của người khác

Tôn trọng ý kiến và để ý đến cảm xúc của người khác được thể hiện qua giao những hành động như biết cách lắng nghe, không chen ngang vào câu chuyện, không cướp lời người khác và đóng góp ý kiến một cách thật tích cực. Ba mẹ hãy là một tấm gương sáng cho các con học tập để quá trình dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ diễn ra một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: 10+ kỹ năng sống cho trẻ ba mẹ nên dạy từ sớm

Lời kết

Với 5 nguyên tắc vàng khi dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ trên đây, Ohstem Education hy vọng rằng ba mẹ biết thêm được nhiều thông tin hữu ích hơn nữa để giúp trẻ luôn tự tin, mạnh dạn và lễ phép khi giao tiếp với mọi người. Dẫu biết quá trình này không hề dễ dàng, nhưng ba mẹ hãy thật kiên nhẫn để giúp con hình thành được những thói quen tốt ngay từ bé để xây dựng nền tảng giao tiếp vững chắc cho tương lai ba mẹ nhé!

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

  • Hotline: 08.6666.8168

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Tags: kỹ năng giao tiếp

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed