Dạy học dự án hiện đang là một trong những phương pháp dạy học mang lại hiệu quả vượt trội, được nhiều giáo viên áp dụng hiện nay. Phương pháp này sẽ tập trung vào học sinh, khuyến khích các em tìm tòi, ứng dụng kiến thức mình đã học vào thực tế để tạo ra những sản phẩm của mình.
Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm dạy học theo dự án là gì, cũng như cách triển khai phương pháp dạy học dự án này nhé!
Mục lục
Phương pháp dạy học dự án là gì?
Phương pháp dạy học dự án là phương pháp học tập lấy trẻ làm trung tâm. Trong đó ,giáo viên là người đưa ra các yêu cầu về dự án hoặc tình huống. Lúc này, học sinh tự lựa chọn tình huống của mình, sau đó cùng lập kế hoạch và thực hiện những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
Phương pháp này tập trung vào việc áp dụng, tích lũy kiến thức trong quá trình hoạt động, nhằm thúc đẩy tư duy độc lập, sự tự tin và trách nhiệm xã hội của từng học sinh.
Bài học thiết kế theo phương pháp dạy học dự án sẽ chứa nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh tham gia. Các phương tiện kỹ thuật như robot cũng được sử dụng như 1 công cụ để hỗ trợ việc học.
Phương pháp dạy học theo dự án này được phát minh bởi WIlliam Kilpatrick. Ông tin rằng phương pháp dạy học này sẽ giúp học sinh có được những kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội trong tương lai, bởi chúng đặt trọng tâm vào việc mang lại sự tự tin cho học sinh, mà không có một sự áp đặt nào từ giáo viên. Nội dung của chương trình giảng dạy hoàn toàn lấy học sinh làm trung tâm.
4 bước của phương pháp dạy học dự án
Giáo viên đưa ra và chọn lựa dự án
Bước quan trọng đầu tiên của việc dạy học dự án chính là đưa ra một số bài toán thực tế
Nhiệm vụ của học sinh là chọn một số đề tài trong đó để nghiên cứu. Dự án được chọn phải đáp ứng được một số nhu cầu thực tiễn, mang lại lợi ích nhất định.
Trong quá trình này, giáo việc có vai trò là người hướng dẫn và giúp đỡ học sinh của mình đi đúng hướng.
Lập kế hoạch cho dự án
Bước tiếp theo của phương pháp dạy học dự án là lập ra một kế hoạch thích hợp.
Học sinh sẽ là người chịu trách nhiệm đưa ra những ý tưởng hoặc giải pháp, lập kế hoạch công việc cần phải làm. Ở bước này, các bạn nhỏ phải làm việc cùng nhau, thảo luận để bày tỏ quan điểm và đưa ra đề xuất cho việc lên kế hoạch.
Giáo viên sẽ là người giám sát và vạch ra những vấn đề liên quan đến dự án, để học sinh của mình có thể đi đúng hướng.
Tiến hành dự án
Trong bước này, học sinh tiến hành thực hiện dự án theo bản thiết kế hoặc kế hoạch có sẵn.
Học sinh tự phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân, tuỳ thuộc vào sở thích và năng lực. Mỗi học sinh đều phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để đóng góp vào sự thành công của dự án.
Các bé có thể sẽ phải thu thập dữ liệu, đi đến thăm nhiều địa điểm, tham khảo từ mạng Internet… để lấy đủ thông tin phục vụ cho dự án.
Đánh giá
Đây là thời điểm toàn bộ công việc đã được hoàn thành.
Học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của mình, liệu mình đã hoàn thành kế hoạch chưa, mình gì mình đạt được là gì? Tất cả những lỗi sai mắc phải trong quá trình thực hiện đều được nêu lên để làm kinh nghiệm cho lần tiếp theo.
Nếu quan tâm đến phương pháp này và muốn tìm hiểu thêm, các mẹ có thể tham khảo bài viết về các bước tiến hành dạy học dự án cho giáo viên và học sinh để hiểu rõ hơn về quy trình của phương pháp này
Nguyên tắc của phương pháp dạy học dự án
Nguyên tắc xác định mục đích
Các dự án đưa ra phải mang một mục đích nhất định. Trước khi thực hiện một dự án, học sinh phải trả lời được câu hỏi tại sao phải thực hiện dự án này và dự án này mang lại những lợi ích gì cho bản thân. Mục đích thúc đẩy người học đạt được mục tiêu của mình và hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Sự tự do
Không nên áp đặt bất kỳ hoạt động hay dự án nào cho học sinh khi các bé chưa cảm thấy thích thú hoặc sẵn sàng. Học sinh không nên bị áp đặt, gò bó, và phải được tự do thể hiện bản thân một cách trọn vẹn.
>> Có thể bạn quan tâm: 10 lợi ích hàng đầu mà phương pháp STEAM mang lại
Nguyên tắc trải nghiệm xã hội
Trẻ em là một thực thể của xã hội và sớm muộn gì các em cũng phải làm quen với đời sống xã hội năng động. Một dự án nên tập trung vào sự phát triển phẩm chất xã hội học sinh, cho học sinh làm quen với những khó khăn của thực tế. Một dự án học tập hiệu quả nhấn mạnh vào nhu cầu xã hội và lợi ích của con người đối với xã hội đó.
Nguyên tắc hữu dụng
Kiến thức chỉ thực sự đáng giá khi nó hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Dự án thực hiện phải mang lại kiến thức hữu ích cho các em để áp dụng và giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
>> Giáo cụ STEM DIY: Robot thông minh Wall-E
Nguyên tắc thực tế
Dự án pháo có thực và cần có sự liên kết với các tình huống thực tế. Học sinh có thể thực hiện và hoàn thành dự án trong môi trường tự nhiên. Các vấn đề tưởng tượng không thể thực hiện được trong các lớp dạy học dự án
Lưu ý khi dạy học theo dự án
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần chú ý, khi muốn triển khai dạy học dự án:
- Các dự án cần gắn liền việc học tập trong nhà trường với đời sống thực tiễn, với xã hội
- Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành
- Các nhiệm vụ trong dạy học dự án phải có độ khó ở mức phù hợp với trình độ và khả năng của các em học sinh
- Khi học theo dự án, học sinh có thể tự do chọn đề tài trong phạm vi của giáo viên đưa ra, sao cho phù hợp với khả năng và sự hứng thú của bạn thân
- Dạy học dự án nên cho học sinh làm việc theo nhóm, trong đó có sự cộng tác và phân chia công việc
- Nội dung dự án phải có sự kết hợp giữa nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực
Ưu điểm của phương pháp dạy học dự án
Phương pháp dạy học dự án mang đến cho học sinh rất nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm của phương pháp này nhé:
- Phương pháp dạy học dự án nhấn mạnh vào việc vừa học vừa làm giúp tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Bản thân học sinh tham gia vào hoạt động dạy học này cũng nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng phản biện, kinh nghiệm thực tế…
- Trong phương pháp dạy học dự án, giáo viên là người hướng dẫn còn học sinh là người thực hiện. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ giám sát và đưa ra lời khuyên. Điều này làm tăng tính tự lập và tự chịu trách nhiệm của học sinh.
- Giúp trẻ hình thành thói quen tự học
- Phương pháp giúp phát triển ý thức về người xung quanh, nâng cao thái độ hợp tác, lắng nghe, chia sẻ và các phẩm chất xã hội khác.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp và là cơ hội để học sinh thể hiện bản thân
- Phát triển tư duy logic, tư duy phản biện
- Khiến học sinh có cảm giác mình được tôn trọng từ đó các bé sẽ học cách tôn trọng lại đối với những người xung quanh
Nhược điểm của phương pháp dạy học dự án
Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp hiện đại, lấy trẻ làm trung tâm và được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xong, nó vẫn không tránh khỏi một số nhược điểm.
Nhưng nhìn chung những nhược điểm này không có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong quá trình học tập:
- Phương pháp bỏ qua việc tìm hiểu sâu về các kiến thức trong sách vở
- Thực hiện một dự án thường mất khá nhiều thời gian
- Để hoàn thành một dự án thành công cần phải có những giáo viên có chuyên môn và có nhiệt huyết
- Phương pháp không phù hợp với mọi đối tượng. Các bé học sinh mầm non hoặc đầu cấp 1 không thể tự thực hiện một dự án. Do vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với các học sinh ở cấp độ lớn hơn
- Phương pháp phải được thực hiện trong bối cảnh và môi trường tự nhiên
- Chi phí thực hiện rất tốn kém
Tổng kết
Bây giờ, chắc hẳn các bạn cũng đã tìm được cho mình câu trả lời cho những thắc mắc về phương pháp dạy học dự án rồi đúng không nào? Phương pháp giáo dục này rất phù hợp cho trẻ em ở cấp Trung học trở lên, giúp các em có thể tìm hiểu về thế giới xung quanh, mở rộng kiến thức xã hội và cả những kinh nghiệm thực tế.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam