Công nghệ RFID là một trong những kỹ thuật được ứng dụng khá nhiều. Vậy, RFID là gì? Chúng có những ứng dụng gì, cũng như có nguyên lý hoạt động nào? Hãy cùng OhStem tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết bên dưới nhé!
Mục lục
RFID là gì?
RFID là một cụm từ viết tắt của Radio Frequency Identification, là hệ thống có thể nhận dạng qua tần số vô tuyến. Chúng ta có thể ứng dụng công nghệ này vào xác định và theo dõi các loại thẻ nhận dạng, và các loại thẻ này có thể gắn vào những vật thể cần nhận dạng.
Nói rõ hơn về khái niệm RFID là gì, bạn có thể hiểu đơn giản, đây là công nghệ nhận dạng sóng vô tuyến từ xa. Trong công nghệ RFID, dữ liệu của một con chip có thể đọc được tín hiệu từ thẻ nhận dạng RFID một cách “không tiếp xúc”, trong khoảng cách từ 50cm cho đến 10 mét.
Hiện nay, điểm nổi bật của kỹ thuật RFID là chúng không sử dụng những tia sáng như trong công nghệ mã vạch, và không cần tiếp xúc trực tiếp với thẻ cần nhận dạng.
Một số loại thẻ RFID còn có khả năng đọc xuyên qua các môi trường của những vật thể khác, chẳng hạn như bê tông, sương mù, sơn hoặc những môi trường “khó ăn” khác, mà những loại công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả được.
Một hệ thống RFID gồm những gì?
Sau khi hiểu hơn về khái niệm RFID là gì, vậy, chúng ta hãy cùng xem thử một hệ thống công nghệ RFID sẽ gồm những gì nhé!
Nhìn chung, một hệ thống RFID sẽ gồm các bộ phận sau:
- Thẻ RFID: Đây là một loại thẻ được gắn chip và anten. Chúng có thể được dùng để thay thế cho tất cả các mã vạch trên sản phẩm.
- Thiết bị đọc thẻ RFID: Đầu đọc dùng để đọc được thông tin từ thẻ RFID. Bạn có thể cố định hoặc cho thiết bị này di động
- Antenna: Đây là thiết bị liên kết giữa thẻ RFID và thiết bị đọc thẻ. Thiết bị đọc thẻ sẽ phát xạ tín hiệu sóng để kích hoạt, dùng để truyền và nhận với thẻ RFID
- Server: Có chức năng thu nhận và xử lý các thông tin dữ liệu trong hệ thống, phục vụ cho các công việc như giám sát, điều khiển hoặc giám sát thiết bị….
Với hệ thống các thiết bị RFID trên, các đặc điểm của công nghệ RFID là gì? Chúng có những yếu tố chính:
- Hệ thống RFID thường sử dụng hệ thống không dây, tận dụng thu phát sóng radio chứ không dùng các tia sáng như khi quét mã vạch
- Thông thường, các tần số được sử dụng trong hệ thống công nghệ RFID gồm tần số 125kHz hoặc là 900Mhz
- Điểm mạnh của công nghệ RFID là gì? Đó là thông tin có thể được truyền từ thẻ RFID tới thiết bị đọc thẻ trong một khoảng cách nhỏ, mà không cần phải xuất hiện sự tiếp xúc vật lý nào
- Và như trong giải thích ở phần khái niệm RFID là gì trên, hệ thống RFID có thể đọc và truyền nhận thông tin qua các môi trường, vật liệu khác như bê tông, sơn, sương mù, băng đá,….
Nguyên lý hoạt động của RFID là gì?
Các thiết bị đọc tín hiệu trong hệ thống RFID sẽ phát ra tín hiệu sóng điện từ với tần số nhất định. Khi đó, nếu các thẻ RFID nhận thấy được các tín hiệu này, chúng sẽ nhận năng lượng và phát ngược lại mã số của chúng cho thiết bị đọc tín hiệu.
Qua đó, các thiết bị đọc tín hiệu sẽ nhận dạng được thẻ RFID nào đang nằm trong vùng hoạt động.
Với nguyên lý hoạt động này, một hệ thống RFID có thể đọc chuẩn trong phạm vi khoảng 3 feet ( 1 mét) đổ lại.
Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào loại thẻ RFID bạn dùng là loại chủ động hay bị động, cũng như phụ thuộc vào dải tần số của đầu đọc.
Nếu bạn sử dụng các hệ thống công nghệ RFID dùng dải tần UHF, chúng sẽ có khoảng cách đọc lớn hơn, và nhiều hệ thống có thể đọc chuẩn trong phạm vi lên đến 300 feet (100 mét). Sau khi hiểu kỹ hơn về khoảng cách đọc chuẩn của RFID là gì này, bạn có thể xây dựng những hệ thống RFID đọc chuẩn sao cho phù hợp với ứng dụng của mình.
Ứng dụng của công nghệ RFID trong sản xuất
Vậy, các ứng dụng của RFID là gì? Trong sản xuất thì chúng mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
Bằng vào những tiện ích của công nghệ này, chúng ta có thể ứng dụng chúng vào rất nhiều công việc trong sản xuất, giúp giảm thiểu công việc cho con người và mang đến hiệu quả công việc tốt hơn, năng suất hơn.
Ví dụ:
- Trong quản lý kho: Công nghệ RFID được dùng để giúp chúng ta dễ dàng phân loại các loại vật tư, sản phẩm trong kho hàng dễ dàng. Các thông tin như vị trí, số lượng, phân loại của từng loại sản phẩm sẽ được thu thập nhanh chóng thông qua hệ thống RFID và được lưu trữ, hiển thị trên hệ thống máy chủ của kho hàng.
- Trong sản xuất sản phẩm theo dây chuyền: Các hệ thống RFID cũng được ứng dụng vào giúp cho chúng ta kiểm soát chất lượng dây chuyền sản xuất tốt hơn. RFID sẽ giúp xác định rõ các bán thành phẩm đang được gia công ở khu vực nào, và quy trình này được kiểm soát theo thời gian thực một cách dễ dàng
- Trong bảo quản hàng hóa: Trong công đoạn bảo quản hàng hóa, chúng ta có thể ứng dụng RFID vào theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại khu vực đặt hàng hóa. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để bảo quản hàng hóa cho người dùng.
Cách xây dựng hệ thống RFID đơn giản để dạy học STEM
Trong dạy học STEM, việc thực hành là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Với nhiều ứng dụng như vậy, hệ thống RFID đang là một trong những chủ đề khá thú vị để chúng ta triển khai cho học sinh.
Tuy nhiên, bạn chưa hiểu rõ về nguyên lý của hệ thống RFID là gì, bạn nghĩ rằng cách xây dựng chúng rất khó? Thực ra, chúng có thể không hề khó như bạn nghĩ.
Để hỗ trợ bạn, OhStem đã biên soạn tài liệu hướng dẫn xây dựng hệ thống RFID chi tiết, chỉ với 3 công cụ là máy tính Yolo:Bit, thẻ RFID và mạch RFID. Bạn có thể xem chi tiết tại link sau:
Với hệ thống RFID trên, bạn có thể dễ dàng ứng dụng vào làm một mô hình đơn giản: Đóng / mở cửa bằng cách nhận diện thẻ RFID.
Bạn có thể xem hướng dẫn của dự án này tại đây
Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm RFID là gì, các ứng dụng cũng như cách triển khai dạy học chủ đề này theo phương pháp STEM. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.
Ngoài ra, bạn đang muốn triển khai dạy học theo phương pháp STEM nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy liên hệ OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi cung cấp đầy đủ tài liệu và slide bài giảng, giáo trình để phục vụ bạn.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam