Cách dạy STEM theo mô hình 5E, bạn đã biết chưa? 5E là một mô hình giáo dục khá hiệu quả được áp dụng trong nhiều phương pháp giáo dục khác nhau. Và STEM cũng không ngoại lệ! Việc áp dụng như vậy góp phần làm tăng hiệu quả của giáo dục STEM, ngoài ra còn giúp học sinh có thể tiếp cận và hiểu vấn đề một cách đơn giản và sâu sắc nhất! Bài viết ngày hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách dạy STEM theo mô hình 5E để đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Mục lục
Mô hình 5E là gì?
Mô hình hướng dẫn 5E bao gồm năm giai đoạn: Tham gia (Engage), Khám phá (Explore), Giải thích (Explain), Xây dựng (Elaborate) và Đánh giá (Evaluate). Nó cung cấp một trình tự giảng dạy được lập kế hoạch cẩn thận, đặt học sinh vào trung tâm của việc học. Nó khuyến khích học sinh khám phá, xây dựng sự hiểu biết về các khái niệm khoa học và liên hệ những hiểu biết đó với các hiện tượng hoặc các vấn đề kỹ thuật trong thực tế.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mô hình giáo dục STEM mới – Mô hình 5E
Cách dạy STEM theo mô hình 5E có mang lại hiệu quả?
Giáo viên sử dụng mô hình hướng dẫn 5E để xâu chuỗi các bài học và hoạt động nhằm cung cấp hướng dẫn đầu tiên tốt nhất cho tất cả học sinh. Cách dạy STEM này nhằm mang đến sự cá nhân hóa trong công việc học tập cho các em. Sau đây là một số lợi ích chính là cách dạy STEM theo mô hình 5E mang lại hiệu quả cho người học:
- Mô hình 5E là một chuỗi học tập kéo dài từ hai đến ba tuần, trong đó mỗi giai đoạn được sử dụng làm cơ sở cho một hoặc nhiều bài học.
- Việc sử dụng mô hình 5E làm cơ sở cho một bài học duy nhất giúp học sinh hiểu sâu, hiểu lâu hơn về những chủ đề mình đang học.
- Các hoạt động trong chuỗi học tập 5E được thiết kế để tích hợp các kiến thức trong sách và kiến thức thực tiễn thông qua trải nghiệm.
- “Mô hình Hướng dẫn 5E thúc đẩy học tập tích cực. Học sinh được tham gia nhiều hơn là nghe và đọc. Các em được học cách đặt câu hỏi, quan sát, mô hình hóa, phân tích, giải thích, rút ra kết luận, lập luận từ bằng chứng và nói về sự hiểu biết của bản thân.
Hướng dẫn từng bước cách dạy STEM theo mô hình 5E
Giai đoạn 1 – Engage
Giai đoạn đầu tiên của mô hình 5E thu hút học sinh bằng cách để các em tập trung tinh thần vào một hiện tượng, đối tượng, vấn đề, tình huống hoặc sự kiện. Các hoạt động trong giai đoạn này được thiết kế để giúp học sinh kết nối giữa kinh nghiệm học tập trong quá khứ và hiện tại, bộc lộ những quan niệm trước đây và tổ chức tư duy đối với các câu hỏi.
Vai trò của giáo viên trong giai đoạn Engage là đưa ra tình huống, xác định nhiệm vụ giảng dạy và đặt ra các quy tắc cho các hoạt động.
Chiến lược giảng dạy
- Giáo viên đặt ra câu hỏi hoặc vấn đề
- Gợi ra những câu hỏi giúp học sinh khai phá những kiến thức mà mình đã biết, đã học
- Giúp học sinh kết nối với những kiến thức đã học trước đó
- Khuyến khích học sinh bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân của mình
- Mời học sinh nêu câu hỏi, thắc mắc của mình
Giai đoạn 2 – Explore
Một khi học sinh đã tham gia vào các hoạt động, các em sẽ cần thời gian để khám phá ý tưởng. Các hoạt động khám phá được thiết kế để tất cả học sinh có những trải nghiệm chung, cụ thể và có thể áp dụng được vào thực tế sau này. Học sinh có thời gian để khảo sát các đối tượng, sự kiện hoặc tình huống. Học sinh đặt câu hỏi về các sự kiện, quan sát các mẫu, xác định và kiểm tra các biến số, và thiết lập các mối quan hệ nhân quả.
Vai trò của giáo viên trong giai đoạn khám phá là tạo điều kiện thuận lợi cho việc học. Cho phép thời gian và cơ hội để học sinh khảo sát các đối tượng, tài liệu và tình huống. Giáo viên huấn luyện và hướng dẫn học sinh để các em có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Hoạt động của học sinh
- Đưa ra các dự đoán và giả thuyết, hình thành các dự đoán và giả thuyết mới
- Thảo luận vấn đề với người khác
- Lập kế hoạch và tiến hành các cuộc khảo sát trong đó các em chính là người quan sát, mô tả và ghi lại dữ liệu
- Thử các cách khác nhau để giải quyết một vấn đề hoặc trả lời một câu hỏi
- So sánh ý tưởng với ý tưởng của những người khác
Chiến lược giảng dạy
- Cung cấp, làm rõ các câu hỏi hoặc vấn đề
- Quan sát và lắng nghe học sinh khi các em tương tác với nhau
- Khuyến khích tương tác giữa học sinh với học sinh
- Đặt các câu hỏi thăm dò để giúp học sinh hiểu rõ hơn về vấn đề của mình và chuyển hướng chúng khi cần thiết
- Cung cấp thời gian cho học sinh giải đáp các vấn đề
>> Giáo cụ học STEM hiệu quả: xBot – Robot STEM Kit
Giai đoạn 3 – Explain
Giai đoạn Explain (Giải thích) bao gồm hai phần. Đầu tiên, giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ các mô hình ban đầu và giải thích. Thứ hai, giáo viên cung cấp tài nguyên và thông tin để hỗ trợ học sinh. Học sinh sử dụng các tài nguyên và thông tin này, cũng như ý tưởng của các học sinh khác, để xây dựng hoặc sửa đổi các mô hình. Trong kỹ thuật, học sinh thiết kế các giải pháp cho các vấn đề dựa trên các tiêu chí đã được thiết lập.
Hoạt động của học sinh
- Trình bày dự án của mình, giải thích, đưa ra câu trả lời hoặc các giải pháp khả thi cho các học sinh khác
- So sánh tư duy hiện tại với tư duy cũ
- Ghi lại ý tưởng và hiểu biết hiện tại
- Điều chỉnh các ý tưởng, mô hình và giải thích khi có bằng chứng hoặc lý luận mới
Chiến lược giảng dạy
- Khuyến khích học sinh giải thích các khái niệm và định nghĩa bằng ngôn từ của các em
- Yêu cầu học sinh biện minh (bằng chứng) và làm rõ
- Cung cấp các định nghĩa, giải thích và thông tin thông qua bài giảng
- Cung cấp thời gian để học sinh so sánh ý tưởng của mình với những người khác và sửa đổi
Giai đoạn 4 – Elaborate
Một khi học sinh đã xây dựng các giải thích về một hiện tượng hoặc thiết kế các giải pháp cho một vấn đề, điều quan trọng là phải cho các em tham gia vào những trải nghiệm sâu hơn để áp dụng, mở rộng hoặc xây dựng các kỹ năng. Các hoạt động xây dựng mang lại thời gian để học sinh áp dụng sự hiểu biết của mình về các khái niệm vào cuộc sống.
Hoạt động của học sinh
- Áp dụng các kiến thức đã tiếp thu được vào những hoạt động thực tế
- Sử dụng thông tin trước đó để đặt câu hỏi, đề xuất giải pháp, đưa ra quyết định, thiết kế thử nghiệm hoặc hoàn thành một thử thách
- Tạo kết nối khái niệm giữa trải nghiệm mới và trải nghiệm trước đó
- Truyền đạt kiến thức cho người khác
Chiến lược giảng dạy
- Khuyến khích học sinh áp dụng các khái niệm và kỹ năng trong các tình huống mới
- Cung cấp thêm giải thích hoặc lập luận
- Củng cố cho học sinh sử dụng các thuật ngữ và mô tả khoa học đã được giới thiệu trước đó
- Đặt những câu hỏi giúp học sinh rút ra kết luận hợp lý từ bằng chứng và dữ liệu
Giai đoạn 5 – Evaluate
Về mặt hình thức, giáo viên cũng có thể thực hiện đánh giá tổng kết vào cuối trình tự học tập. Giai đoạn đánh giá khuyến khích học sinh đánh giá sự hiểu biết và khả năng của mình. Cho phép giáo viên đánh giá sự tiến bộ của cá nhân học sinh nhằm đạt được các mục tiêu và kết quả học tập.
Hoạt động của học sinh
- Đưa ra nhận xét cho những học sinh khác
- Tự đánh giá lại hoạt động của mình với một phiếu đánh giá hoặc dựa trên các tiêu chí đã thiết lập
- Đánh giá sự tiến bộ bằng cách so sánh hiểu biết hiện tại với kiến thức trước đây
- Đặt các câu hỏi bổ sung để đi sâu hơn vào một khái niệm
- Trả lời các câu hỏi mở bằng cách sử dụng các quan sát, bằng chứng và các giải thích đã có được trước đây
Chiến lược giảng dạy
- Hỏi những câu hỏi mở chẳng hạn như “Tại sao em lại nghĩ như vậy…?” “Em có cơ sở gì?” “Em sẽ trả lời câu hỏi như thế nào?”
- Quan sát và ghi lại các câu trả lời
- Sử dụng nhiều cách đánh giá để nắm bắt được những vấn đề học sinh còn thắc mắc
- Tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của mình.
>> Bài viết liên quan: Lập trình robot STEM cho trẻ tại sao không?
Lời kết
Trên đây là một số lời khuyên về cách dạy STEM hiệu quả dành cho giáo viên dựa trên mô hình 5E. Nếu các giáo viên đang muốn áp dụng mô hình này cho lớp học của mình, bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại đây để được hỗ trợ.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam