Bạn đã nghe về dạy STEM, phòng LAB STEM khá nhiều? Đúng vậy, STEM sẽ thay đổi cách giảng dạy truyền thống. Nhưng, bạn đã biết cách dạy STEM như thế nào chưa?
Trên thực tế thì STEM không phải là một cách dạy mới, mà chúng chỉ là một phương pháp mới để truyền tải những thứ mà giáo viên vẫn đang dạy bấy giờ. Bây giờ, hãy cùng OhStem tìm hiểu những cách để bạn xây dựng chương trình STEM tại trường của mình nhé!
Mục lục
Hiểu về dạy STEM là gì
STEM không chỉ đơn thuần là việc chúng ta truyền tải cho học sinh những kiến thức về khoa học, công nghệ, toán học, kỹ thuật, mà chúng tập trung vào sự liên môn và có liên kết với thực tế cuộc sống.
Dạy STEM sẽ giúp phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như tư duy phản biện cho học sinh. Đây là mô hình lấy học sinh làm trung tâm.
Có thể nói, rất hiếm khi một môn học STEM nào lại được áp dụng độc lập với nhau.
Dạy học STEM sẽ chuyển trọng tâm từ xoay quanh các nội dung lý thuyết sang học tập, áp dụng các kỹ năng khoa học, tư duy thiết kế hoặc là kỹ năng sản xuất công nghệ kỹ thuật số vào thực hành như thế nào.
Việc triển khai dạy STEM thông qua các hoạt động theo chủ đề sẽ tạo thêm nhiều hướng tiếp cận đa dạng hơn cho học sinh.
Hiểu về phương pháp sư phạm giáo dục để dạy STEM hiệu quả
Chắc chắn bạn đã có các bằng cấp đại học hoặc cao đẳng để có thể trở thành nhà giáo như hiện tại. Tuy nhiên, việc làm như thế nào để truyền tải kiến thức đến học sinh hiệu quả vẫn luôn là vấn đề của nhiều giáo viên hiện nay.
Đặc biệt, khi là một giáo viên STEM, cách giảng dạy của giáo viên cũng sẽ khác đi đôi chút.
Nếu một học sinh trong lớp gặp phải khó khăn, bạn sẽ làm gì? Đa số giáo viên sẽ hướng dẫn lại cách làm đúng cho học sinh.
Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất chúng ta làm. Có rất nhiều cách để giải quyết một vấn đề, đặc biệt là trong dạy STEM. Nếu giáo viên luôn luôn hướng dẫn chi tiết cách làm cho học sinh, từng dự án của tất cả học sinh đều sẽ giống hệt nhau.
Đây không phải là cách dạy STEM. Dạy học STEM sẽ hướng đến tư duy sáng tạo, phản biện và giải quyết vấn đề.
Theo Bruning, Schraw, Norby và Ronning 2004 – Học tập là một quá trình mang tính xây dựng, không phải tiếp thu thụ động. Nhưng, làm thế nào bạn có thể áp dụng điều này vào lớp học của mình?
Rất đơn giản, hãy để lại một phần không gian cho học sinh sáng tạo.
Bạn có thể tham khảo tư duy thiết kế để tìm hiểu chi tiết hơn.
Đồng thời, bạn cần phải hiểu rằng, việc học sinh mắc lỗi và phạm sai lầm là quá trình hiển nhiên trong học STEM. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi mở để khuyến khích học sinh tự sửa sai và cải thiện kết quả của mình lúc này:
- Làm sao để cải thiện kết quả này?
- Làm sao để tự sửa chữa nó hoạt động đúng như mong muốn?
Nếu học sinh không được tạo cơ hội và không gian để tự suy nghĩ giải pháp mới, tự sửa lỗi, bạn đang cướp đi những kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề của các em.
Chuẩn bị dụng cụ và sắp xếp
Bất kể bạn đang dạy 10 hay 50 học sinh, bạn đều cần phải chuẩn bị trước các nội dung bài học STEM, cũng như những dụng cụ cần thiết cho bài học đó.
Bạn cần sắp xếp và đặt chúng ở một khu vực nhất định để dễ tìm và lấy khi cần, tốt nhất là trong các phòng LAB STEM hoặc trong các loại xe đẩy dễ dàng di chuyển.
Và bạn cũng nên dán nhãn mọi thứ, điều này hơi mất thời gian lúc ban đầu, nhưng chúng sẽ mang lại khá nhiều sự thuận tiện cho bạn sau này.
Chuẩn bị nội dung bài học
Trước hết, bạn cần phải liệt kê và lên một số thông tin cơ bản cho nội dung bài học của mình, gồm:
- Mục đích học tập: Bạn muốn học sinh hiểu về kiến thức gì, đạt được những kỹ năng gì?
- Mở đầu bài học: Bạn làm như thế nào để khơi gợi sự tò mò, hứng thú học tập của các em khi vừa mới bắt đầu bài học? Có thể là một video thú vị, hoặc một câu chuyện mà bạn kể
- Yêu cầu bài học: Thách thức, vấn đề đặt ra cần giải quyết là gì? Ví dụ, bạn cần thiết kế và nuôi dưỡng thú cưng của mình, bằng cách tìm hiểu và khám phá những nhu cầu của chúng (xem chi tiết tại đây)
- Lên kế hoạch thời gian cho từng phần trong buổi học: Ví dụ như giới thiệu mục đích và mở đầu bài học 10 phút, nêu yêu cầu 10 phút, thời gian học sinh thực hành thí nghiệm là 20 phút, thời gian dọn dẹp 10 phút, rút ra kết luận là 10 phút.
Đặt quy tắc cho học sinh trước khi bắt đầu dạy STEM
Việc đặt trước các quy tắc về những gì được làm hoặc không được làm cho học sinh trong suốt thời gian dạy STEM là một điều vô cùng quan trọng.
Khi dạy STEM, dưới đây là một số điều học sinh cần lưu ý:
- Sắp xếp gọn gàng đồ đạc, dụng cụ lại đúng vị trí cũ sau khi đã dùng xong
- Sau khi buổi dạy STEM kết thúc, tất cả mọi người phải dọn dẹp hết những thứ lộn xộn
- Đưa ra những quan điểm góp ý tích cực cho mọi người, thay vì chê bai hoặc đưa ra những quan điểm tiêu cực
- Luôn cố gắng giải quyết vấn đề, liên tục thử sai để tìm ra phương án đúng. Giả sử nếu một đội học sinh đã 5 lần thử nhưng chưa đạt được kết quả đúng như mong muốn, điều này không có nghĩa là học chưa học được gì. Trên thực tế, họ đã tìm ra 5 cách mà chúng KHÔNG hoạt động đúng, từ đó lần sau họ có thể tránh những trường hợp này
Triển khai dạy STEM
Trên đây tất cả chỉ là những gợi ý, hướng dẫn dạy STEM mà thôi. Để có thể thành công với phương pháp này, bắt buộc bạn cần phải triển khai dạy STEM trong thực tế và từ đó rút kinh nghiệm dần.
Nếu bạn còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy STEM, đừng ngần ngại liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé. Chúng tôi đã xây dựng hệ thống chương trình giảng dạy, tài liệu về STEM chi tiết cũng như nhiều dụng cụ, chương trình tập huấn để đào tạo giáo viên về STEM.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam