Relay là một công cụ rất phổ biến trong các dự án về điện tử hiện nay. Trong bài viết này, OhStem sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Relay 5 chân, cũng như các thông tin cơ bản cần biết về nó.
Mục lục
Relay (Rơ le) là gì?
Từ relay là từ của nước ngoài (cụ thể là tiếng Pháp) nên trong cái tên đó không có ý nghĩa gì nhiều. Dựa trên đó , ta sẽ không phân chia và tách từng từ, ngồi phân tích relay là gì bằng tên gọi của nó. Ngược lại, mình sẽ dùng những module cảm biến khác mà chắc chắn rằng bạn đã nghe qua rồi để diễn giải!
Relay có thể hiểu theo cách đơn giản là một công tắc (khóa K). Tuy nhiên, khác với công tắc ở một vài đặc điểm, relay được kích hoạt thông qua dòng điện thay vì sử dụng tay người. Vậy nên, relay được điều khiển để làm công tắc điện t. Chúng được dùng trong các dự án về điện tử hoặc trong các dự án Arduino. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu thực hiện các dự án điện tử hay các dự án Arduino, việc hàn gắn các dây jumper có thể sẽ gây khó khăn và cản trở tới tốc độ hoàn thiện của dự án. Bạn có thể tham khảo sử dụng loại Relay – kết nối bằng chân cắm Grove, không cần phải hàn hay gắn dây jumper lộn xộn tại đây: Relay 5 chân.
Relay có 2 trạng thái: mở và đóng. Khi nào thì relay mở? Khi nào thì relay đóng? Cách chuyển đổi trạng thái? Đó chính là những nghi vấn mà OhStem sẽ giải đáp cho trong bài viết này.
Các loại relay và cách xác định trạng thái của nó
Trên thị trường sẽ có 2 module relay cơ bản:
Module relay đóng ở mức thấp (khi nối cực âm với chân tín hiệu thì relay sẽ đóng).
Module relay đóng ở mức cao (nối cực dương vào chân tín hiệu relay sẽ đóng).
Nếu bạn so sánh 2 module relay có cùng một yếu tố kỹ thuật thì mọi linh kiện của nó đều y chang nhau, chỉ khác nhau ở đặc điểm transistor của mỗi module. Chính do yếu tố transistor này nên mới tạo ra 2 loại module relay này đấy (có 2 loại transistor là NPN – kích ở mức cao, và PNP – kích ở mức thấp).
Cách nhận biết module relay của mình là NPN hay PNP? Mình nghĩ là có 3 cách, nếu bạn có cách nào hay hơn thì có thể để lại comment phía dưới để chia sẻ với mọi người nhé”:
- Nhờ người bán hàng tư vấn để biết rõ hơn và sau khi mua về, chúng ta phân loại chúng ra, đặt ngăn nắp ở các vị trí khác nhau.
- Xem xét lại module rơle thông qua việc thử cấp nguồn vào chân giao tiếp điều khiển.
- Tìm trên google: thử search cái tên của loại transistor mà module relay đó sử dụng , nếu là loại NPN thì module relay đó sẽ kích ở mức cao, và ngược lại.
Ứng dụng của relay:
Nhìn chung, nhiệm vụ của relay là “đóng ngắt nguồn điện”. Nó được dùng một cách khá gần gũi với cuộc sống, trong các ứng dụng điều khiển động cơ.
Khi cần đóng ngắt một nguồn điện lớn, relay thường được nối theo kiểu nối tiếp. Hiểu đơn giản nghĩa là một relay nhỏ sẽ được dùng để điều khiển một relay lớn hơn, và relay lớn sẽ quản lý nguồn công suất.
Cách hoạt động
Chúng ta đã biết những ứng dụng của relay ở phần đầu tiên của bài viết, và bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách hoạt động của chúng nhé. Đây là kiến thức cơ bản bạn cần biết trước khi tìm hiểu cách sử dụng relay 5 chân.
Dòng điện chạy qua một Relay trung gian sẽ chạy qua cuộn dây bên trong. Nó sẽ tạo ra một từ trường hút. Và từ trường hút này sẽ tác động lên một đòn bẩy bên trong. Hiện tượng này làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện. Từ đó sẽ làm biến động trạng thái của relay. Số tiếp điểm điện bị sửa lại có thể là 1 hoặc nhiều, tùy thuộc vào cách hoạt động.
Relay sẽ có 2 mạch độc lập nhau. Một mạch điều khiển cuộn dây của relay: Cho dòng điện chạy qua cuộn dây hay không (hay đại diện cho điều khiển relay ở trạng thái ON hay OFF). Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được relay hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF.
Thông số của module relay
Một relay thường được phân loại bởi 2 yếu tố là relay và transistor, nên mỗi module relay sẽ có những thông số riêng của chúng. Nói như thế thật khó hiểu, nên mình có cách giải thích khác dễ hiểu hơn như dưới đây:
- Hiệu điện thế kích tối ưu:
- Cái này bạn phải hỏi người bán và người bán sẽ đưa ra đúng loại mà bạn cần. Và cùng lúc, bạn phải hiểu về ảnh dưới (mục số 5).
- Cụ thể, bạn muốn làm một module relay có công dụng bật tắt một bóng đèn (220V) khi trời tối. Đồng thời, nếu bạn sử dụng cảm biến ánh sáng hoạt động với mức hiệu điện thế 5-12V thì bạn phải nói trực tiếp với người bán là bán loại module relay 5V (5 volt) hoặc module relay 12V (12 volt) kích ở mức cao.
- Các mức hiệu điện thế tối đa và cường độ dòng điện tối đa của thiết bị điện khi dùng chung với module relay:
- Về yếu tố này thì bạn nhìn về các thông số phía trên relay thôi. Bạn xem ví dụ minh họa về hình ảnh ở dưới nhé.
Ý nghĩa của các thông số trên Relay:
- 10A – 250VAC: relay chỉ chịu được dòng điện với cường độ tối đa là 10A đi qua các tiếp điểm của relay, với mức hiệu điện thế tối đa là 250V (AC).
- 10A – 30VDC: relay chỉ chịu được dòng điện với cường độ tối đa là 10A đi qua các tiếp điểm của relay, với mức hiệu điện thế tối đa là 30V (AC).
- 10A – 125VAC: relay chỉ chịu được dòng điện với cường độ tối đa là 10A đi qua các tiếp điểm của relay, với mức hiệu điện thế tối đa là 125V (AC).
- 10A – 28VDC: relay chỉ chịu được dòng điện với cường độ tối đa là 10A đi qua các tiếp điểm của relay, với mức hiệu điện thế tối đa là 28V (AC).
- SRD-05VDC-SL-C: Hiện điện thế tốt nhất để relay hoạt động là 5V.
Cách sử dụng Relay 5 chân
Nguyên nhân tại sao tới bây giờ mình mới giải đáp tới cách điều khiển relay 5 chân? Bởi vì mình muốn các bạn nắm các thông số cơ bản trước nhằm tránh các trường hợp xấu hoàn toàn có thể xảy ra…
Tuy nhiên, cách sử dụng dưới đây sẽ khá phức tạp và gây khó hiểu đối với những bạn mới tìm hiểu về relay cũng như lập trình Arduino. Để làm quen với relay một cách dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo bài viết: cách sử dụng relay đơn giản cho người mới bắt đầu.
relay bình thường sẽ gồm 6 chân. Trong đó, bao gồm 3 chân để kích, 3 chân còn lại nối với các thiết bị điện công suất cao.
- 3 chân điều khiển để kích:
- +: cấp hiệu điện thế vào chân này.
- – : sử dụng để nối với cực âm.
- S: kí hiệu của chân tín hiệu, tùy theo loại module relay mà nó sẽ kích relay.
- Nếu bạn đang dùng module relay kích mức cao, đồng thời chân S bạn cấp điện thế dương (+) thì relay của bạn sẽ được kích, còn ngược lại thì không.
- Tương tự với relay kích mức thấp.
- 3 chân còn lại sẽ được nối với các thiết bị điện có công suất cao:
- Cổng COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của thiết bị điện. Tuy nhiên mình khuyên bạn nên kết nối vào đây chân lửa (nóng) khi bạn dùng hiệu điện thế xoay chiều và cực dương nếu là hiệu điện thế một chiều.
- ON hoặc NO: bạn sẽ nối chân này với chân lửa (nóng) nếu điều khiển với dòng điện xoay chiều và cực dương của nguồn, nếu đó là dòng điện một chiều.
- OFF hoặc NC: bạn sẽ nối chân này với chân lạnh (trung hòa) khi điều khiển dòng điện xoay chiều và cực âm của nguồn nếu điều khiển điện một chiều.
Một số ứng dụng của module relay (rơ – le) trong thực tế
Các sản phẩm của relay trong thực tế là rất nhiều, đặc biệt là trong các sản phẩm tự động hóa. Chúng thường được sử dụng kèm với các loại linh kiện điện tử như các loại cảm biến nhiệt độ, áp suất, mực nước, độ ẩm,…
Relay thường được tích hợp trong các đầu ra của các loại công tắc báo mức hay linh kiện dùng để chuyển đổi tín hiệu: các tín hiệu điện áp nhỏ từ các module cảm biến để kích hoạt các thiết bị có điện áp cao hơn.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Relay cũng như cách sử dụng Relay. OhStem hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam