Khi nói đến giáo dục, việc tổ chức một lớp học STEM đúng nghĩa và mang lại hiệu quả thực sự cho học sinh có lẽ là điều mà rất nhiều giáo viên quan tâm. Một buổi học STEM thú vị, với nhiều hoạt động thực hành thực tế sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với việc học lý thuyết đơn thuần như các lớp học truyền thống.

Vậy, làm thế nào để tổ chức một lớp học STEM mang lại hiệu quả cao nhất, và mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho học sinh? Hãy để OhStem gợi ý cho bạn một số gợi ý sau nhé!

Yếu tố thực hành rất quan trọng trong lớp học STEM

Nhiều chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, việc cho học sinh tự trải nghiệm thực hành để học tập sẽ có tác dụng cao hơn nhiều so với việc nghe giảng kiến thức lý thuyết thông thường. Đây cũng là một trong những tiêu chí cốt lõi trong các bài giảng, giáo án STEM đề cập.

Khi được thực hành, các em đang rèn luyện tư duy phản biện cũng như khả năng giải quyết vấn đề một cách tích cực. Bên cạnh đó, các em có thể thực hành theo nhóm để giải quyết vấn đề, từ đó phát triển những kỹ năng mềm liên quan như làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo.

Ví dụ, khi tham gia một lớp học STEM về lập trình Scratch hoặc lập trình robot, việc tự mình lắp ráp và lập trình robot thực sự hoạt động làm một nhiệm vụ gì đó sẽ mang lại trải nghiệm khác rất nhiều so với việc đọc sách về kiến thức robot hoặc nghe giáo viên giảng bài đơn thuần.

Học sinh lập trình Scratch tại lớp học STEM
Học sinh lập trình Scratch tại lớp học STEM

Việc đọc sách hoặc nghe giảng từ giáo viên chỉ mang lại một nguồn thông tin một chiều, trong khi việc tự thực hành với robot đòi hỏi học sinh cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau, thậm chí các em có thể làm sai và tìm cách làm lại cho đúng.

Cuối mỗi buổi học của lớp học STEM này, giáo viên cũng có thể cho những dự án thực hành nhỏ để các em củng cố kiến thức, kỹ năng của mình trong lĩnh vực này. Đây cũng là lúc các em phải động não, tự mình suy nghĩ và đưa ra giải pháp phù hợp cho bản thân, để giải quyết bài toán đặt ra. Đây là nền tảng cơ bản để các em có thể ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của mình.

Khuyến khích học sinh thử nghiệm và sửa sai trong lớp học STEM

Việc học lý thuyết sẽ cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh. Tuy nhiên, kiến thức này thường là những kiến thức thuộc dạng cơ bản và hiển nhiên, ví dụ như Mặt Trời mọc ở hướng đông. Do đó, các kiến thức này hiếm khi được tiếp cận như một vấn đề mở.

Tuy nhiên, với lớp học STEM thì không phải vậy, đa số vấn đề đều có tính mở, khuyến khích học sinh chủ động thử nghiệm nhiều ý tưởng, phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề thông qua việc tự hành động.

Thông qua quá trình này, có thể các em sẽ mắc lỗi. Nhưng giáo viên cần nhấn mạnh rằng, đây là điều bình thường trong lớp học STEM. Việc học hỏi từ các sai lầm trong quá khứ là điều rất quan trọng, giúp các em có thể rèn luyện sự tự tin và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề rất tốt.

Học sinh thử nghiệm lập trình robot tại lớp học STEM với robot Rover
Học sinh thử nghiệm lập trình robot tại lớp học STEM với robot Rover

Trong lớp học STEM, thầy cô cần dạy cho học sinh hiểu rằng, thất bại không phải là một điều gì đó quá đáng sợ, mà đó chỉ là một phần quan trọng trong quá trình học tập. Đây cũng là một bước cần thiết để tiến tới thành công.

>> Bài viết liên quan dành cho bạn: Tổng hợp 10+ thí nghiệm đơn giản trong giáo án STEAM (cập nhật 22/02/2022)

Thực hành theo nhóm giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn

Trong lớp học STEM, khi các em làm việc theo nhóm và tích cực tham gia vào quá trình học tập, các em sẽ dễ nhớ và hiểu sâu về kiến thức hơn.

Việc học và nhớ lý thuyết sẽ chỉ là ký ức tạm thời trong các em, tuy nhiên, việc được trải nghiệm thực hành cùng các bạn khác trong nhóm sẽ giúp các em hoàn toàn tiếp thu các kiến thức này, biến chúng thành kiến thức lâu dài trong đầu.

Nói một ví dụ ngắn gọn về lớp học STEM này, một học sinh có thể sẽ không nhớ hết tên của từng cơ quan trong một sơ đồ giải phẫu, sau khi học thuộc lòng tên các bộ phận này trên sách giáo khoa.

Tuy nhiên, trong lớp học STEM, khi được thực hành cùng với các bạn khác trong một thí nghiệm mổ xẻ, phẫu thuật trực tiếp trên mô hình, các em có thể nhớ được kiến thức này rất lâu (có thể là vài năm sau đó), và thậm chí nhớ rõ cảm giác hoặc một vài chi tiết trong lớp học STEM ngày đó.

>> Có thể bạn sẽ thích: 5 ý tưởng STEM hay thú vị, dễ triển khai trên lớp và tại nhà

Nhiều chuyên gia về giáo dục STEM cũng đã chỉ ra rằng việc triển khai các hoạt động nhóm trong lớp học STEM đã cải thiện đáng kể kết quả học tập của các em, so với việc chỉ học kiến thức lý thuyết trong sách hoặc nghe giảng đơn thuần từ giáo viên.

Các hoạt động trong lúc làm việc nhóm, ví dụ như suy nghĩ ý tưởng, tham gia thảo luận và phối hợp cùng nhau trong 1 nhiệm vụ sẽ giúp học sinh kích hoạt nhiều vùng não cùng lúc trong khi học. Khi càng nhiều phần của bộ não được kích hoạt, thì càng có khả năng chúng ta sẽ lưu giữ được nhiều thông tin hơn.

Lời kết

Trên đây là một số gợi ý cho bạn khi mở lớp học STEM, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Chúng tôi xin tóm tắt lại 3 ý chính: tập trung vào thực hành, khuyến khích học sinh thử nghiệm và đừng quên hoạt động nhóm trong các lớp học STEM. Chúc bạn tổ chức được buổi học STEM hiệu quả nhất!

Nếu bạn đang cần mở lớp học STEM nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hoặc cần các đơn vị tư vấn, hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ OhStem nhé! Chúng tôi đã và đang hỗ trợ rất nhiều trường học, tổ chức trong phong trào giáo dục STEM này.

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed