Bạn đang cần xây dựng giáo án theo mô hình 5E mầm non theo quy trình 5E, để chuẩn bị cho năm học mới? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, để có thêm gợi ý về cách xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp và thú vị cho bản thân nhé!
Mục lục
Tại sao cần ứng dụng quy trình 5E?
Mô hình dạy học STEM 5E chắc không quá xa lạ với bạn phải không? Đây là mô hình gồm 5 bước, tập trung vào phát triển kỹ năng và kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả nhất. 5 bước đó gồm:
- Tham gia gắn kết – Engage
- Khám phá – Explore
- Giải thích – Explain
- Củng cố – Elaborate
- Thúc đẩy – Evaluate
Theo nhiều nghiên cứu, việc viết giáo án theo mô hình 5E mầm non sẽ giúp các bé phát triển được sự hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm, các kiến thức thông qua hoạt động thực hành, được phép tham gia và khám phá những kiến thức đó.
Ví dụ, khi bạn hướng dẫn học sinh cùng làm một chiếc máy làm sạch đường ống ma thuật, các em sẽ có thể hiểu rõ hơn về các kiến thức liên quan đến lực hút của nam châm. Việc triển khai bài học bám sát giáo án theo mô hình 5E mầm non đã viết sẽ cho học sinh những buổi học trải nghiệm thú vị, lý thú hơn rất nhiều so với việc học kiến thức lý thuyết khô khan. Giải trí và vui chơi sẽ là yếu tố quan trọng trong phương pháp giáo dục STEM này, đặc biệt là với lứa tuổi mầm non.
Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách viết giáo án theo mô hình 5E mầm non nhé!
>> Dành cho bạn: Tài liệu dạy học STEM cho mầm non và đầu cấp 1 miễn phí!
Cách viết giáo án theo mô hình 5E mầm non
Chúng ta sẽ đi qua từng giai đoạn trong mô hình dạy học STEM này, kèm theo giải thích chi tiết để có thể hỗ trợ bạn tốt nhất trong việc viết giáo án theo mô hình 5E mầm non nhé!
Giai đoạn 1 – Tham gia
Đây là giai đoạn đầu tiên trong mô hình dạy học STEM này, và cũng là giai đoạn chính để thu hút sự chú ý và quan tâm của các em học sinh đến nội dung buổi học.
Lúc này, trong giáo án theo mô hình 5E mầm non, giáo viên có thể tạo cơ hội cho các em đứng dậy trình bày, chia sẻ về những kiến thức mà các em đã biết (hoặc đơn giản là cho các em đoán) về một chủ đề kiến thức nào đó, có liên quan tới bài học của bạn.
Ví dụ, với buổi học về chế tạo tàu lượn siêu tốc, bạn có thể đặt ra các câu hỏi như:
- Làm thế nào mà tàu lượn cao tốc có thể di chuyển nhanh như vậy?
- Tại sao chúng ta lại thích ngồi tàu siêu tốc?
Bạn cũng có thể cho các bé xem qua video về tàu siêu tốc trước đó, và cho các em thảo luận theo nhóm về chủ đề kiến thức này. Hoạt động nhóm là một hoạt động quan trọng trong giáo án theo mô hình 5E mầm non, vì chúng sẽ giúp các bé phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm với người khác từ sớm.
Giai đoạn 2 – Khám phá
Trong giai đoạn này, học sinh sẽ cùng nhau thực hiện các hoạt động thực hành, để khám phá một kiến thức lý thuyết nào đó hoặc để phát triển kỹ năng.
Trong giáo án theo mô hình 5E mầm non, các giáo viên có thể cho học sinh thiết kế, chế tạo một chiếc tàu lượn siêu tốc theo ý mình, sao cho tàu có thể di chuyển nhanh nhất. Các bé có thể thử nghiệm chế tạo những chiếc tàu với đa dạng kích cỡ, đa dạng màu sắc mà mình thích.
>> Xem thêm: Cách dạy học với mô hình 5E trong STEM
Giai đoạn 3 – Giải thích
Trong giai đoạn này của mô hình dạy học STEM 5E, các bé sẽ được giải thích chi tiết về những thuật ngữ, kiến thức lý thuyết phức tạp hoặc giải thích về những hiện tượng mà các em đã thực hành và trải nghiệm lúc nãy.
Ở phần này trong giáo án theo mô hình 5E mầm non, giáo viên có thể là người giải thích,hoặc là giáo viên chỉ ở bên cạnh gợi ý, định hướng cho học sinh tự tìm kiếm câu giải thích cho mình sao cho đúng nhất. Việc chọn hình thức nào trong mô hình dạy học STEM này tùy thuộc vào độ phức tạp của kiến thức và kỹ năng của học sinh hiện tại.
Với phương pháp hỗ trợ cho học sinh tự tìm kiếm câu giải thích, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi mở để dẫn dắt, gợi ý các em tìm kiếm đáp án.
Giai đoạn 4 – Củng cố
Giai đoạn này trong giáo án theo mô hình 5E mầm non sẽ tạo cơ hội cho các em ứng dụng những kiến thức mà mình đã được học vào các tình huống mới – hay còn gọi là vận dụng kiến thức vào thực tế.
Với bài học về tàu siêu tốc, giáo viên có thê gợi ý các em chế tạo những chiếc tàu sáng tạo hơn, có khả năng chạy nhanh hơn,… (tùy thuộc vào kiến thức bé học là gì). Để kích thích tinh thần học tập của các bé, trong mô hình dạy học STEM này, bạn cũng có thể thử tổ chức một cuộc thi nhỏ để các đội so tài với nhau.
>> Bài viết liên quan: Cách triển khai mô hình dạy học STEM 5E chi tiết A – Z
Giai đoạn 5 – Đánh giá
Giai đoạn cuối cùng trong mô hình dạy học STEM này là giai đoạn tạo cơ hội cho các em cùng nhau xem xét, suy nẫm lại về các kiến thức mình đã học được, từ đó có thể phát triển những kỹ năng mới.
Ví dụ, trong giáo án theo mô hình 5E mầm non, giáo viên có thể cho các em cùng nhau viết nhật ký, báo cáo lại quá trình thiết kế tàu lượn siêu tốc, các khó khăn khi gặp phải, những kiến thức đã học được cùng với cách khắc phục các khó khăn như thế nào. Đây là quá trình thú vị để cả học sinh và giáo viên cùng nhìn lại hiệu quả của buổi học.
Ngoài ra, nếu bạn là giáo viên mầm non và cần xây dựng các buổi học STEM cho học sinh, bạn có thể liên hệ với OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi có cung cấp các loại giáo cụ STEM thú vị cho độ tuổi mầm non, giúp các em làm quen với công nghệ và lập trình từ bé hiệu quả, phù hợp với độ tuổi này.
Giáo án STEM mầm non mẫu – Các giác quan
Dưới đây, mời thầy cô tham khảo giáo án STEM mầm non mẫu để hiểu hơn và có thể vận dụng vào lớp học của mình:
Mục tiêu giáo án
Qua buổi học, các bé sẽ hiểu được các kiến thức liên môn thuộc lĩnh vực STEAM, cụ thể:
- Science (khoa học): Nhận biết các bộ phận trên cơ thể và vai trò, lợi ích của chúng. Biết cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ.
- Technology (công nghệ): Biết cách dùng các dụng cụ để tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể.
- Art (nghệ thuật): Tô màu, vẽ tranh về các bộ phận của cơ thể
- Math (Toán học): Đếm số lượng các bộ phận, tìm hiểu về sự đối xứng nhau.
Ngoài ra, các bé còn học được nhiều kỹ năng khác như:
- Quan sát và cảm nhận từng giác quan
- Biết chỉ ra từng giác quan, từng bộ phận khi quan sát
- Rèn luyện sự tập trung và khả năng ghi nhớ từ sớm
- Phát triển ngôn ngữ qua việc nhớ và gọi tên các bộ phận cơ thể, các giác quan như tay, chân, mắt, mũi,…
Chuẩn bị
- Giáo án điện tử
- Các dụng cụ để bé nhìn, ngửi,… ví dụ như quả cam để ngửi và nếm, các loại đồ chơi để nhìn, quả trống lắc để nghe,…
- Một bài hát về các bộ phận trên cơ thể
Tiến hành buổi học
Giai đoạn 1: Gắn kết
Giáo viên và các bé cùng hát bài hát về các bộ phận trên cơ thể. Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi:
- Bài hát vừa hát nói về các bộ phận nào?
- Các con có thể kể tên một số bộ phận cơ thể khác mà mình biết được không?
- Từng bộ phận có vai trò như thế nào?
Sau đó, giáo viên hãy cho các bé vượt qua các thử thách với dụng cụ chuẩn bị sẵn, ví dụ như nếm quả cam, ngửi mùi hoa,…
Giai đoạn 2: Khám phá
Trong giáo án theo mô hình 5E mầm non này, chúng ta có 4 thử thách khác nhau, tương ứng với 5 giác quan:
- Mắt: Giáo viên chọn 2 bức tranh có một vài đặc điểm khác biệt nhau và phát cho mỗi nhóm 2 tấm. Sau đó, yêu cầu các bé tìm ra điểm khác biệt giữa chúng.
- Tai: Cho các em nghe các đoạn âm thanh rồi để các bé đoạn nhạc cụ tạo ra âm thanh đó, chẳng hạn như trống, kèn, đàn, tiếng mõ,…
- Vị giác & khứu giác: Cho các bé nếm thử các loại nước ép khác nhau, chẳng hạn như nước chanh, nước đường, nước cam,… và để các em đoán tên nước mình vừa uống.
- Xúc giác: Cho 1 chiếc hộp bí ẩn, bên trong có chứa đa dạng đồ vật (bút, thước, đồ chơi,…), cho các em đưa tay vào cầm nắm và đoán tên vật. Sau khi đoán xong thì rút vật đó ra xem thử đúng hay sai. Lưu ý: Nên chọn các đồ vật an toàn, không có góc cạnh sắc nhọn hoặc nguy hiểm.
Giai đoạn 3: Giải thích, chia sẻ
Các nhóm chia sẻ những kiến thức đã học với mọi người. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi mở để khuyến khích các em đào sâu vấn đề, chẳng hạn như:
- Con biết gì về các giác quan như thị giác, xúc giác?
- Con dựa vào đâu để đoán được ly nước vừa uống là nước chanh mà không phải nước cam…?
Giáo viên có thể cho các em xem video về những giác quan cũng như bộ phận cơ thể, và giới thiệu cách bảo vệ các giác quan và cơ thể của mình.
Giai đoạn 4: Củng cố
Giáo viên chuẩn bị sẵn các dụng cụ cho mô hình dạy học STEM mầm non này, và cho bé tự thực hành dự án, ví dụ như vẽ tranh, thiết kế trống, làm hộp sưởi ấm, làm nước chanh,…
Các hoạt động thực hành như vậy sẽ giúp các bé củng cố kiến thức vừa học rất hiệu quả, thông qua việc vui chơi.
Giai đoạn 5: Thúc đẩy
Thầy cô quan sát và đánh giá các kiến thức các em học được, sau đó đưa ra hoạt động đánh giá phù hợp. Một số hoạt động ví dụ:
- Cho các bé chia sẻ về kiến thức đã học trước lớp
- Giáo viên đặt các câu hỏi mở về kiến thức đã học và cho các bé trả lời
Trên đây, OhStem đã giới thiệu cách viết giáo án theo mô hình 5E mầm non kèm theo giáo án mẫu minh họa cho thầy cô vận dụng. Hy vọng bài viết trên đã mang đến các thông tin hữu ích đến thầy cô.
Ngoài ra, nếu thầy cô cần triển khai các mô hình dạy học STEM Robotics cho bé mầm non, đừng quên liên hệ OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi đã và đang hỗ trợ rất nhiều trường học trong việc tổ chức, triển khai hoạt động STEM.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam
1 Bình luận. Leave new
[…] >> Xem thêm: Cách viết giáo án theo mô hình 5E mầm non […]