Hợp tác luôn là một trong những kỹ năng cực kỳ cần thiết trong một tập thể hay tổ chức hoàn thiện. Mỗi người nên được trang bị và rèn luyện kỹ năng hợp tác để trở nên tự tin hơn nhiều hơn. Bài viết này, Ohstem Education sẽ cùng bạn tìm hiểu xem kỹ năng hợp tác là gì? Và những quy tắc vàng trong chương trình giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ.
Mục lục
Kỹ năng hợp tác là gì?
Trước khi dạy các bé, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ xem kỹ năng hợp tác là gì? Kỹ năng hợp tác là sự kết nối giữa những cá nhân trong một tập thể với nhau. Là khi mà mọi người cùng chung tay, đóng góp công sức của mình vào một công việc chung và đều hướng đến một mục tiêu chung. Trong quá trình thực hiện, mỗi cá nhân đều kết hợp với nhau để tham gia vào công việc đó và có những nhiệm vụ riêng để hoàn thành mục tiêu chung. Hợp tác chính là sự tương tác giữa các thành viên dựa trên việc hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
Hiểu được kỹ năng hợp tác gì sẽ giúp cho các cá nhân và tổ chức thắt chặt mối quan hệ thân thiết và đoàn kết với nhau hơn. Bên cạnh những lợi ích chung có tập thể, các cá nhân tham gia cũng có thêm nhiều cơ hội được học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới để hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai.
Kỹ năng hợp tác bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau như sự tinh tế giữa các thành viên cùng tham gia, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau…
>>Đọc thêm: 10+ kỹ năng sống cho trẻ ba mẹ nên dạy từ sớm
Những lợi ích của kỹ năng hợp tác là gì?
Không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng cần trang bị kỹ năng hợp tác để các em tự tin và hòa nhập mọi lúc mọi nơi. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem lợi ích của kỹ năng hợp tác là gì ba mẹ nhé!
Nâng cao khả năng tìm và giải quyết vấn đề
Trong một nhóm học tập hay làm việc lại có những đối tượng với những cá tính, vấn đề quan tâm hay góc nhìn khác nhau. Vì vậy, việc lắng nghe ý kiến của từng thành viên trong nhóm sẽ giúp cho các bé hiểu rõ vấn đề hơn. Từ đó, đưa ra được hướng giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
Giúp bé có nhận thức đúng về giá trị bản thân
Việc cùng cộng tác với nhiều người khác nhau sẽ giúp cho các bé cảm nhận được những giá trị và vai trò của mình trong tập thể đó. Nó sẽ giúp trẻ nhận ra những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình một cách khách quan nhất.
Mở rộng vốn hiểu biết và học hỏi được nhiều điều
Lợi ích tiếp theo của kỹ năng hợp tác là gì bạn biết không? Đó là, khi biết lắng nghe và sửa đổi để bản thân tốt hơn, các bé sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với nhiều nền tảng kiến thức mới hơn. Từ đó, giúp các con trau dồi thêm những kỹ năng khác cho bản thân và không ngừng mở rộng vốn hiểu biết, tư duy sáng tạo. Kỹ năng hợp tác còn tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy đa chiều và mang đến những điều bổ ích mới mẻ.
Tăng hiệu suất làm việc nhóm
Việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc nhóm là điều vô cùng cần thiết và nó còn giúp nâng cao kỹ năng hợp tác của bản thân. Khi nhiều người kết hợp lại và làm chung một việc, chắc chắn mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
>>Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi: Học và làm STEM – Xây dựng kỹ năng sống cho trẻ
4 phương pháp giáo dục kỹ năng hợp tác là gì?
Đối với trẻ nhỏ, việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho bé ngay từ sớm là điều vô cùng cần thiết. Chương trình này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và cả các đoàn thể, ban ngành giáo dục. Mô hình này không chỉ giúp các em hiểu được kỹ năng hợp tác là gì mà còn giúp cải thiện các kỹ năng khác của bản thân. Việc dạy trẻ các kỹ năng này thường thông qua các hoạt động thực tế hoặc qua các trò chơi thiên về kỹ năng hợp tác của trẻ. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem biện pháp rèn luyện kỹ năng hợp tác là gì ba mẹ nhé!
Dạy trẻ kỹ năng hợp tác là gì thông qua hoạt động thực tế
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng hợp tác nói riêng thông qua những hoạt động thực tế chính là biện pháp tốt nhất để cho trẻ được tiếp cận với kiến thức. Không chỉ mình giáo viên mà cả ba mẹ cũng là những sẽ dạy cho trẻ biết kỹ năng hợp tác là gì, dạy trẻ biết cách hợp tác và chia sẻ với mọi người. Có thể lồng ghép việc dạy trẻ vào các chuyến đi thực tế, những trải nghiệm mới mẻ hay đơn giản hơn là qua các trò chơi hàng ngày.
Dạy trẻ kỹ năng hợp tác là gì thông qua quan sát
Đây được đánh giá là một trong những biện pháp dạy bé biết kỹ năng hợp tác là gì quan trọng nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Trong phương pháp quan sát này, ba mẹ hãy cho bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với kỹ năng hợp tác thông qua việc xem các video, hình ảnh thực tế về quá trình hợp tác. Từ đó, ba mẹ giúp trẻ phân biệt đúng sai và hiểu rõ đâu là quá trình hợp tác thực sự.
Dạy trẻ kỹ năng hợp tác là gì thông qua nói chuyện và chia sẻ
Ở phương pháp này, bên cạnh việc dạy cho trẻ biết kỹ năng hợp tác là gì, nó còn có thể giúp các con nâng cao khả năng lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ. Từ đó góp phần rèn luyện cho bé biết cách diễn đạt, phát huy tinh thần tự tin, chủ động của trẻ. Ba mẹ hãy tạo cơ hội để cùng trò chuyện với trẻ để các con nói lên quan điểm riêng của mình và giúp ba mẹ hiểu thêm về bé, hỗ trợ hoàn thiện nhận thức cho bé.
>> Đồ chơi giúp phát triển tư duy sáng cho trẻ từ 8 tuổi trở lên: xBuild – Creator Kit
Lời kết
Trên đây là tất tần tật các kiến thức về kỹ năng hợp tác là gì và 4 phương pháp để ba mẹ giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ. Với tâm lý của trẻ nhỏ, việc rèn luyện kỹ năng hợp tác thông qua những trải nghiệm thực tế là điều quan trọng nhất. Ohstem Education hy vọng ba mẹ có thể dành nhiều thời gian, tình thương và kiên nhẫn dạy cho bé không chỉ kỹ năng hợp tác mà còn nhiều kỹ năng sống cần thiết khác nữa.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi STEM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam
1 Bình luận. Leave new
[…] Xem ngay […]