Trong quá trình lập trình bằng ngôn ngữ Scratch để xây dựng ra game hoặc hoặc ứng dụng của mình, nhiều bạn nhỏ sẽ gặp một số lỗi sai khiến chương trình không chạy được hoặc chạy sai ý tưởng của mình. Hôm nay, OhStem sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục những lỗi này nhé.
>>> Bạn nên đọc qua bài viết này trước: Hướng dẫn sử dụng Scratch online chi tiết từ A đến Z
Mục lục
Cách hoạt động của ngôn ngữ Scratch
Trước tiên, chúng ta hãy hiểu về cách hoạt động của ngôn ngữ Scratch
Ngôn ngữ Scratch cung cấp cả chương trình ứng dụng offline để người dùng có thể tải về máy và trang web sử dụng online. Cả 2 chương trình đều có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí và dễ dàng. Dù là offline hay online thì cách sử dụng và lập trình hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi truy cập, chúng ta sẽ có một loạt các đối tượng, nhân vật, thao tác,… và cách lập trình giống như nhau.
>> Dành cho bạn: Khóa học lập trình Scratch online – Chủ đề lập trình thi đấu Robocon
Không giống như các ngôn ngữ lập trình khác, ngôn ngữ Scratch cho phép chúng ta lập trình như thể đó là một trò chơi. Bạn sẽ lập trình bằng cách kéo các khối lệnh lên giao diện màn hình chính và lắp ghép chúng với nhau tùy ý. Nhờ cách này, ngôn ngữ Scratch rất lý tưởng cho các bạn nhỏ học hỏi vì chúng giống như một trò chơi đơn giản. Các câu lệnh được phân chia thành các nhóm khác nhau để các em dễ dàng tìm kiếm và sử dụng.
>> Bài viết cùng chủ đề: Scratch là gì? Tặng tài liệu hướng dẫn lập trình Scratch 3.0 miễn phí
Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm danh qua những lỗi sai và nhầm lẫn hay gặp khi lập trình bằng ngôn ngữ Scratch:
1. Không phân biệt được các nhóm câu lệnh chính trong ngôn ngữ Scratch
Khi lập trình bằng ngôn ngữ Scratch, các bạn nhỏ dễ gặp tình trạng không phân biệt được 3 nhóm lệnh: Sprite, Backdrop và Custume. Vậy, điểm khác biệt giữa 3 nhóm lệnh này là gì?
– Sprite được hiểu là nhân vật. Một dự án thì có thể có nhiều nhân vật và các nhân vật này được lập trình một cách độc lập với nhau.
– Costume được hiểu là trang phục/hình dáng bên ngoài của nhân vật. Một nhân vật thì sẽ có nhiều costume để lựa chọn theo ý thích.
– Backdrop được hiểu là hình nền. Một dự án thì thường có nhiều hình nền khác nhau. Bạn có thể thấy trong một trò chơi sẽ có rất nhiều phông nền khác nhau.
2. Sử dụng tên thật khi đăng ký tài khoản Scratch
Scratch khuyến cáo người dùng không sử dụng tên thật làm tên tài khoản khi đăng ký Scratch. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng bị ăn cắp thông tin hoặc gặp vấn đề về bảo mật. Vì vậy, các bạn nên sử dụng tên giả hoặc là biệt danh.
3. Bị lỗi không tạo được tài khoản do trùng tên
Nếu màn hình hiển thị thông báo Username taken, điều này có nghĩa là tên đăng nhập này đã có người khác sử dụng. Lúc này, bạn hãy chọn một tên username khác cho mình.
4. Tìm hiểu thêm về Quy tắc đặt tên tài khoản
Tên tài khoản trên Scratch được quy định có độ dài từ 3-20 ký tự. Các ký tự được chấp nhận là ký tự chữ, số, dấu “-” và dấu “_”. Những loại ký tự khác như “!”, “?,… sẽ không được chấp nhận trong tên username.
5. Quy tắc đặt Mật khẩu
Đói với ngôn ngữ Scratch, pass phải chứa ít nhất 6 ký tự. Ngoài ra, bạn nên sử dụng hỗn hợp ký tự chữ in hoa, chữ in thường, số và ký tự đặc biệt để tăng độ an toàn cho tài khoản.
6. Kích hoạt tài khoản
Để tài khoản Scratch có thể chia sẻ trò chơi với thầy cô và các bạn khác, các bạn cần phải kích hoạt tài khoản. Sau khi kích hoạt tài khoản, bạn mới có thể ấn nút chia sẻ. Để kích hoạt tài khoản, bạn mở email đã nhập trong lúc đăng ký tài khoản. Trong email của bạn sẽ có một email để Confirm (Xác nhận) từ Scratch. Bạn hãy mở mail đó và bấm nút Confirm my email.
7. Bị nhầm lẫn trong nhóm câu lệnh Looks
Không phân biệt được 2 câu lệnh Switch và Next:
– Switch: sẽ giữ một trạng thái cố định
– Next: Giúp chuyển sang trạng thái kế tiếp
8. Bị nhầm lẫn trong nhóm câu lệnh Event:
Nhầm giữa 2 câu lệnh Repeat và Stop:
– Repeat 10: sẽ chỉ lặp lại đúng 10 lần
– Repeat until: lặp lại mãi cho đến khi một điều kiện cụ thể nào đó xảy ra.
– Stop all: dừng tất cả
– Stop this script: Chỉ dừng kịch bản này
– Stop other cript in sprite: dừng các kịch bản còn lại của nhân vật này
9. Bị lỗi tệp tin Scratch 3.0 mất hết dữ liệu
Thực ra không phải là bị mất hết dữ liệu đâu ạ, mình cũng không hiểu nguyên nhân tại sao. Nhưng sau đây là câu trả lời của một bạn mà OhStem sưu tầm:
“Nguyên nhân có thể là do trên máy tính của bạn cài song song cùng lúc 2 phiên bản 2.0 và 3.0 của Scratch. Vì vậy, khi mở ứng dụng lên thì hệ thống tự mở thông qua 2.0. Sau đó, nó làm thêm hành động là convert cho phù hợp flash, sang 3.0 thì lại chạy là HTML nên nó lại convert lại”
10. Mở tệp tin Scratch 3.0 nhưng bị lỗi
Cách 1: Tắt đi và mở đi mở lại vài lần
Cách 2: Gỡ hoàn toàn các phiên bản cũ như 1.4, 2.0 và mBlock ra khỏi máy tính. Sau đó, bạn hãy thử lại xem có bị không nhé!
Cách 3: Tải tệp tin lên trang web Scratch để edit trực tiếp trên trình soạn thảo online.
Tổng kết
Trên đây là những lỗi sai thường thấy nhất khi lập trình bằng ngôn ngữ Scratch, OhStem hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì, bạn có thể để lại comment bên dưới hoặc liên hệ với OhStem qua Fanpage tại đây nhé.