Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị Iot?

Tấn công từ các thiết bị IoT là một trong những hình thức tấn công mạng mới với quy mô rất lớn. Vậy bạn có biết mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT không? Hãy theo dõi bài viết của OhStem để hiểu rõ hơn cũng như biết một số giải pháp khi gặp sự cố này nhé!

IoT là gì?

Trước khi tìm hiểu mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT, đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ IoT là gì? IoT (Internet vạn vật) là tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với  Internet để thực hiện một công việc cụ thể. Nó là một hệ thống bao gồm các thiết bị tính toán, máy móc và kỹ thuật số hoặc con người được liên kết với nhau qua việc truyền dữ liệu mạng mà không cần sự tương tác giữa con người với máy tính.

>> Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về IoT qua bài viết: IoT là gì?

Mã độc là gì?

Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?
Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?

Mã độc là các đoạn mã lập trình máy tính có hại được thiết kế để tạo hoặc khai thác các lỗ hổng của hệ thống. Mã này là một tác nhân đe dọa hệ thống IoT để gây ra các thay đổi không mong muốn, làm hỏng hoặc truy cập liên tục vào hệ thống máy tính. Mã độc hại có thể dẫn đến vi phạm bảo mật, đánh cắp thông tin và dữ liệu cũng như các thiệt hại tiềm ẩn khác đối với tệp và hệ thống máy tính. Vậy mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT? Hãy cùng OhStem tìm hiểu ngay để cùng đề phòng nhé!

Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?

Câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất những ngày qua về IoT đó chính là” Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?” Một trong những loại mã độc hại được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT thu hút nhiều sự chú ý của dư luận hiện nay là Mirai. Kiểu tấn công bằng mã độc này đã gây ra nhiều thiệt hại cho người dùng, đặc biệt nó có thể đánh cắp thông tin cá nhân cũng như dữ liệu quan trọng của người dùng. Đợt tấn công dữ dội nhất là vào năm 2017, khoảng 15 triệu máy tính bị nhiễm virus do Mirai gây ra.

Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?
Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?

Mirai chính là ví dụ điển hình cho sự xâm hại thông qua các thiết bị IoT. Nó có biến thể tên là OMG và được nhóm nghiên cứu tại Trend Micro xác định. Biến thể này cũng sử dụng hình thức tấn công từ chối dịch vụ gần giống với mẫu Mirai gốc. Thế nhưng, OMG sẽ đi với một số mã bổ sung và hiệu chỉnh nhằm lây nhiễm những điểm cuối của các thiết bị IoT.

Một nhóm nghiên cứu đã từng đưa ra kết luận rằng: “Điểm chung trong các cuộc tấn công Mirai là cho phép chủ sở hữu sử dụng các bộ định tuyến tham gia vào các hoạt động độc hại mà chính phủ không hề biết. Những cuộc tấn công này sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp và công ty…Nó khiến họ phải đối mặt với việc gián đoạn kinh doanh, dẫn đến tổn hại kinh tế, thậm chí trường hợp xấu nhất có thể phải dừng hoạt động”

Cách bảo vệ IoT khỏi mã độc

Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?
Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?

IoT đang ngày càng trở thành mục tiêu, tầm ngắm và là miếng mồi cực “béo bở” cho các hacker. Để tránh khỏi những mối nguy hại mà các mã có thể mang lại, các doanh nghiệp và cá nhân luôn phải đề cao cảnh giác. Bên cạnh đó, cần phải có những phương pháp bảo vệ phù hợp. Khi đã biết được mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT, điều quan trọng bạn cần làm bây giờ đó chính là bảo vệ các thiết bị IoT của mình khỏi mã độc hại đó. Vậy bằng cách nào?

Lựa chọn thiết bị IoT đáng tin cậy

Một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình sử dụng IoT của doanh nghiệp hay cá nhân chính là lựa chọn thiết bị IoT thật đáng tin cậy. Thiết bị IoT từ một nhà cung cấp uy tín sẽ có được trang bị bảo mật an toàn và mạnh mẽ. Do đó, khả năng các hacker có thể xâm nhập để làm IoT bị nhiễm mã độc cũng được giảm xuống.

Sử dụng mật khẩu đăng nhập có tính xác thực ở mức mạnh

Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?
Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?

Hầu hết các thiết bị IoT đều được cài đặt các mật khẩu mặc định của nhà sản xuất, một số người dùng có thói quen sử dụng luôn mật khẩu đó mà không đổi. Những mật khẩu mặc định này chính là lỗ hổng để các hacker có thể xâm nhập vào thiết bị của bạn đấy! Do đó, chúng ta cần phải thay đổi mật khẩu mặc định này và thay bằng một mật khẩu mới. Mật khẩu mới phải đảm bảo tính xác thực mạnh và không được dễ đoán, chẳng hạn như ngày sinh của bạn…

Thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất

Các phiên bản cũ sẽ luôn được các nhà cung cấp sửa chữa và nâng cấp để người dùng có được trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó, những lỗ hổng bảo mật của phiên bản cũ cũng sẽ phần nào được nhà sản xuất khắc phục ở các phiên bản mới. Do đó, các doanh nghiệp, cá nhân luôn phải thường xuyên cập nhật phiên bản mới.

Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?
Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?

Các dấu hiệu nhận biết thiết bị IoT của bạn đã bị nhiễm mã độc

Thông thường máy tính, laptop và điện thoại là các thiết bị IoT có khả năng bị dính mã độc rất cao. Do đó, người dùng cần nhận biết được những đặc điểm khi bị nhiễm mã độc của các thiết bị IoT này để nhanh chóng có biện pháp khắc phục. Một số dấu hiệu cho thấy thiết IoT đã bị nhiễm mã độc bao gồm:

Đối với thiết bị IoT là máy tính bàn hoặc laptop

  • Thiết bị truy cập mạng chậm dù wifi đang rất mạnh.
  • Nhiều thanh công cụ lạ bỗng nhiên xuất hiện trên màn hình làm việc.
  • Các Email giả mạo được gửi đến người thân, khách hàng.
  • Mật khẩu của tài khoản bị thay đổi mặc dù bạn không hề thay đổi.
  • Các ứng dụng diệt Virus trong máy bị vô hiệu hóa.
Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?
Mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT?

Đối với điện thoại di động

  • Pin của máy bị hao hụt một cách nhanh chóng, không sử dụng vẫn bị tụt pin liên tục.
  • Có nhiều các spam và tin ẩn gửi về máy.
  • Cuộc gọi thường xuyên bị nghẽn hoặc gặp các vấn đề về âm thanh.
  • Tài khoản bị hao hụt tiền dù không sử dụng.
  • Điện thoại chạy rất chậm dù vẫn còn nhiều dung lượng bộ nhớ.
  • Điện thoại sáng màn hình chờ rất lâu.

>> Bạn có thể tham khảo: 6 lợi ích của thiết bị tự động hóa IoT trong giáo dục

Lời kết

Qua bài viết, chắc hẳn quý bạn đọc cũng đã biết được loại mã độc nào được thiết kế để lây lan qua các thiết bị IoT và một số cách khắc phục nó. Mong rằng những thông tin trên thật sự hữu ích cho công việc của bạn. Bên cạnh đó, bạn đọc cũng nên chú ý đến các dấu hiệu nhận biết thiết bị IoT bị nhiễm mã độc trong bài! Ngoài ra, đừng quên theo dõi OhStem Education để nhận được nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed