Phương pháp giáo dục Montessori đã trở nên không còn xa lạ với các bậc phụ huynh trong những năm gần đây. Chúng ta thường nghe nói về một phương pháp giáo dục tự do, tôn trọng, không áp đặt kiến thức. Nhưng chúng ta đã hiểu hết về phương pháp này chưa? Chính vì chưa thực sự hiểu rõ nên nhiều bậc phụ huynh vẫn còn do dự trong việc cho con trải nghiệm hay tham gia vào các khoá học. Hôm nay, trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ về phương pháp giáo dục Montessori để trả lời cho câu hỏi liệu nó có hiệu quả không nhé!
Để hiểu hơn về Montessori, bạn có thể xem qua bài viết sau: Mầm non Montessori là gì? Nội dung phương pháp giáo dục Montessori
Mục lục
Montessori là gì?
Phương pháp giáo dục Montessori là một hình thức giáo dục sớm được phát triển bởi tiến sĩ người Ý Maria Montessori. Phương pháp Montessori đã được tích hợp thành công vào chương trình giảng dạy của nhiều trường tư thục và công lập. Về hình thức thực, phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục nhấn mạnh vào việc học tập và khám phá do trẻ tự dẫn dắt.
Nói một cách đơn giản, Montessori là một phương pháp giáo dục được xây dựng một cách khoa học, dựa trên niềm tin rằng giáo dục cần được xây dựng để khai phá mọi mặt đời sống của một đứa trẻ: xã hội, tình cảm, thể chất và học tập. Mỗi đứa trẻ đều sở hữu những kỹ năng và năng lực phẩm chất khác nhau. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã có thể khai phá tất cả các mặt thể chất, trí tuệ và cảm xúc của mình. Và trách nhiệm của những người lớn là giúp trẻ có thể khai phá được tất cả những năng lực đó.
Đâu là nguyên tắc cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori?
Chương trình học Montessori được thiết kế xoay quanh một số nguyên tắc nhất định, bắt nguồn từ triết lý của Maria Montessori về cách trẻ em suy nghĩ và học tập. Những nguyên tắc này bao gồm những điều sau đây.
Việc học hướng đến trẻ em
Điều đầu tiên, và có lẽ là quan trọng nhất, mục tiêu của giáo dục Montessori không phải là lấp đầy tâm trí của một đứa trẻ bằng những dữ kiện để có thể vượt qua bài kiểm tra. Mặc dù việc trau dồi và mở rộng kiến thức của một đứa trẻ là vô cùng quan trọng, nhưng hãy để kiến thức đó đến và lưu trữ trong trí não của bé một cách tự nhiên.
Để đạt được mục đích này, Montessori khuyến khích trẻ em trải nghiệm “tự do với các giới hạn”. Mỗi ngày, giáo viên Montessori cho học sinh của họ lựa chọn hoạt động nào đó. Học sinh có cơ hội để chọn một hoạt động thu hút sự quan tâm hoặc chú ý và sau đó, đứa trẻ sẽ dành nhiều thời gian để khám phá hoạt động mà mình đã chọn. Trong một số trường hợp, đứa trẻ có thể thực hiện hoạt động của chúng một cách độc lập. Trong các trường hợp khác, họ có thể hợp tác với một vài bạn trong lớp, những người có cùng sự tò mò về môn học hoặc hoạt động cụ thể đó. Các bé sẽ hợp nhất thành một nhóm, cùng nhau khám phá, học hỏi và phát triển thông qua khám phá.
Kiến thức phải được trẻ ghi nhớ một cách lâu dài
Bản chất của một đứa trẻ ham học hỏi, có khả năng cao và có thể hấp thụ một lượng đáng kể từ môi trường xung quanh. Đó là lý do tại sao những năm mầm non và đầu tiểu học là thời điểm quan trọng để trẻ tiếp thu được nhiều khái niệm và bài học nhất có thể. Thời điểm lý tưởng để ghi danh cho một đứa trẻ tham gia chương trình Montessori là trong giai đoạn trẻ mới biết đi, từ 16-32 tháng.
Khi trẻ tiếp tục theo học chương trình Montessori trong trường tiểu học, sự nhấn mạnh vào việc tìm tòi và khám phá vẫn tiếp tục, nhưng nó sẽ trở nên độc lập hơn và phụ thuộc nhiều vào sở thích của trẻ. Với sự tập trung đáng kể vào xã hội và tự nhiên, chương trình giảng dạy ở trường tiểu học được thiết kế để kết hợp các môn học chính truyền thống như toán, đọc, lịch sử và khoa học, nhưng nó cũng được thiết kế để cho phép trẻ em có không gian để đặt câu hỏi tại sao mọi thứ lại như vậy và khám phá những điều đó tác động như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của họ.
>> Đồ chơi Montessori cho trẻ: Bút vẽ 3D độc đáo
Các giai đoạn nhạy cảm để học tập
Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra sự phát triển của con diễn ra qua bốn giai đoạn phát triển dựa trên cơ sở khoa học, và mỗi giai đoạn này trẻ đều có những nhu cầu khác nhau trong chu kỳ học tập. Vì vậy, thay vì điều chỉnh một đối tượng để “phù hợp” với một độ tuổi hoặc giai đoạn nhất định, lý thuyết Montessori cho rằng bản thân phương pháp giáo dục là những gì cần thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn.
Các giáo viên Montessori được đào tạo đặc biệt để nhận biết và nuôi dưỡng những giai đoạn nhạy cảm này, tạo cơ hội tối đa giúp trẻ học vào thời điểm mà bản thân các bé có thể tiếp nhận một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, học sinh nhỏ tuổi có thể được làm quen với các khái niệm toán học bằng cách dành thời gian đếm các khối gỗ. Sau đó, khi trở nên thành thạo hơn trong việc đếm, giáo viên có thể hướng dẫn các khái niệm cơ bản về cộng và trừ các khối đó thay vì chuyển sang phương pháp truyền thống là phát các trang tính hoặc ghi nhớ ý tưởng rằng 2 + 2 = 4. Ý tưởng đằng sau phương pháp học tập này là học sinh tiến bộ trong khả năng của họ khi họ phát triển, tối đa hóa thời gian mà họ có thể tiếp nhận thông tin tốt nhất và sử dụng những khoảng thời gian đó để thiết lập cho họ thành công sau này.
Môi trường học tập được trang bị đầy đủ
Trong một trường học Montessori, môi trường lớp học được thiết kế cẩn thận để làm cho việc học trở thành một trải nghiệm. Montessori không tin rằng việc học đến từ việc ghi nhớ các sự kiện – thay vào đó, phương pháp này sử dụng một loạt các tài liệu chuyên biệt cho phép trẻ học với mức độ trừu tượng ngày càng cao.
Điều thú vị của một lớp học Montessori là nó được thiết kế cẩn thận, nhưng thiết kế đó được tạo ra với mục đích trẻ sẽ dành cả ngày để học và khám phá môi trường lớp học. “Chuẩn bị sẵn” không bao giờ có nghĩa là bị hạn chế, và giáo viên luôn cố gắng cung cấp không gian mở, an toàn cho trẻ em khám phá và tìm hiểu trong suốt cả ngày. Bạn sẽ không bao giờ thấy một lớp học Montessori với những địa điểm “không cho phép” đối với trẻ hoặc những vật dụng mà trẻ không thể chạm vào.
Độc lập và khám phá
Montessori cũng nhận ra mỗi đứa trẻ là khác nhau, do đó sở thích và nhu cầu giáo dục cũng sẽ khác nhau. Giáo dục Montessori nhấn mạnh phương pháp tiếp cận cá nhân cho phép giáo viên tìm ra và phát triển các hoạt động cũng như kinh nghiệm học tập theo nhu cầu và sự sẵn sàng cụ thể của từng trẻ. Theo thời gian, những nguyên tắc này thúc đẩy lòng tự trọng, độc lập, tìm tòi và sáng tạo – những chìa khóa để cuối cùng thúc đẩy niềm vui và tình yêu học tập.
Học tập hướng đến trẻ em có nghĩa là trẻ làm chủ thời gian học tập của mình. Thay vì cố định 30 phút cho một hoạt động hoặc nhiệm vụ, trẻ em có những khoảng thời gian dài hơn để tham gia vào các hoạt động bao gồm các chủ đề và những thứ mà trẻ quan tâm. Những khối thời gian dài hơn này mang lại cho trẻ em không gian cần thiết để khám phá và nắm vững các khái niệm mới.
>> Giáo cụ Montessori cho trẻ mầm non không thể thiếu: Đồ chơi xếp hình bằng gỗ Tangram
Vai trò của giáo viên trong phương pháp giáo dục Montessori
Giáo viên là một phần quan trọng của mọi lớp học Montessori, nhưng ở đây, vai trò của họ khác với những gì bạn có thể thấy trong môi trường lớp học truyền thống. Trong bối cảnh truyền thống, bạn sẽ thấy một giáo viên đứng trước lớp chia sẻ sự thật và hướng dẫn với tốc độ nhanh chóng. Giáo viên truyền thống cung cấp thông tin cho học sinh và khuyến khích hoặc thúc ép học sinh ghi nhớ nó kịp thời cho bài kiểm tra tiếp theo. Dạy theo cách này thường có thể biến niềm vui học tập thành nỗi sợ của trẻ em, lấy đi niềm vui khám phá của các bé.
Trong lớp học Montessori, vai trò chính của giáo viên là khuyến khích khả năng khám phá và sáng tạo tự nhiên của trẻ. Montessori cho rằng trẻ em học tập tốt nhất khi giáo viên khuyến khích trẻ sử dụng sự sáng tạo và trí thông minh tự nhiên của mình để thu thập thông tin và khám phá. Phần thưởng của họ là cảm giác tự hào mà họ có được khi thành thạo một khái niệm mới.
Thay vì đứng trước lớp chia sẻ sự thật, giáo viên Montessori lên kế hoạch cho các hoạt động được thiết kế để giới thiệu và củng cố các khái niệm. Chúng được lựa chọn dựa trên độ tuổi và khả năng của học sinh trong lớp và thường áp dụng phương pháp học thực hành. Một khi trẻ chọn hoạt động của mình, giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, trả lời các câu hỏi hoặc dẫn dắt học sinh khám phá một cách tinh tế.
Một số lợi ích giáo dục Montessori mang lại
Giáo dục Montessori tạo ra những người học năng động, sáng tạo
Khi trẻ em được tạo không gian để học theo tốc độ và cách riêng của mình, các bé sẽ trở thành những người thích học! Phương pháp Montessori được thiết kế để giúp con bạn phát triển niềm yêu thích học tập suốt đời và sự tò mò vô độ về thế giới xung quanh. Tiến sĩ Montessori đã tạo ra phương pháp giáo dục này vào năm 1907, điều đó có nghĩa là nó đã tồn tại hơn 100 năm. Tuổi thọ của nó nói lên nhiều điều về sự thành công trong việc dạy học sinh hơn là chỉ đọc, viết và số học cơ bản.
Kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ được cải thiện
Montessori là lớp học dành cho học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau, do đó trẻ em Montessori thường tự tin hơn và tương tác tốt hơn với mọi người xung quanh. Trong một lớp học, trẻ em học được những cách tích cực để giải quyết những khác biệt, sau đó các bé sẽ tìm thấy sự kết nối trong việc cùng theo đuổi khám phá. Do Montessori luôn chú trọng về vấn đề kết nối đa văn hoá, trẻ em lớn lên cũng học được tầm quan trọng của việc kết nối với những người khác từ những quan điểm và hoàn cảnh khác nhau, một kỹ năng sẽ đi theo các em suốt phần đời còn lại.
>> Đồ chơi cho trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề: Robot lập trình
Học sinh Montessori sở hữu năng lực toán học và đọc hiểu nâng cao
Đọc là một phần quan trọng của giáo dục Montessori. Phương pháp giáo dục Montessori rất chú trọng vào khả năng đọc viết vì đó là một thành phần nền tảng của sự khám phá. Học sinh Montessori được trau dồi những hiểu biết nâng cao về các khái niệm toán học trừu tượng và thực tế. Trong một nghiên cứu năm 2017 với một số học sinh theo chương trình Montessori, và số học sinh còn lại trong các lớp học truyền thống. Học sinh theo chương trình Montessori có một bộ kỹ năng đọc viết và toán nâng cao hơn so với các bạn học chương trình thường.
Học sinh Montessori trở thành những đứa trẻ nhân ái, tự tin và lịch sự
Ở lớp học Montessori, học sinh thường thể hiện lòng tự trọng cao và rất tôn trọng những người xung quanh. Các bé không chỉ tự tin hơn mà còn rất khéo léo trong việc thể hiện lòng tốt và sự quan tâm đối với bạn bè của mình. Phụ huynh của các học sinh Montessori cho biết rằng thấy sự tiến bộ vượt bậc của con cái trong việc tổ chức, dọn dẹp và làm việc nhà. Khi các bé lớn lên, khả năng giúp đỡ và duy trì không gian ở nhà của chúng cũng tăng lên.
>> Tìm hiểu thêm: Bức tranh tổng quan về giáo dục Montessori Việt Nam
Lời kết
Giáo dục Montessori đã thay đổi hoàn toàn những quan niệm cổ hũ về một phương pháp giáo dục toàn diện cho trẻ em. Nhìn lại những gì mà phương pháp này đã, đang và sẽ mang lại cho trẻ em trên toàn thế giới, chúng tôi tin rằng Montessori là một phương pháp giáo dục vô cùng hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về phương pháp Montessori, bạn có thể theo dõi fanpage của chúng tôi để được cập nhật những bài viết mới nhất!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam