Robot Rover hiện đang là lựa chọn của nhiều giáo viên, dùng để ứng dụng vào dạy học lập trình Robotics tại trường. Vậy, cụ thể thì robot này có gì nổi bật? Giáo viên mới tiếp cận có thể dạy học STEM với robot này không? Hãy cùng OhStem tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết bên dưới nhé!
Mục lục
Tổng quan về Robot Rover – Lắp ráp, Lập trình và Sáng tạo
Rover là dòng robot giáo dục STEM, phù hợp để giảng dạy cho học sinh và những người mới bắt đầu tìm hiểu về Robotics, giúp việc dạy cũng như học lập trình robot trở nên đơn giản và thú vị.
Bạn có thể lắp ráp Rover một cách dễ dàng chỉ với 1 chiếc tua vít, kèm theo đó là hướng dẫn từng bước kèm theo lộ trình giảng dạy chi tiết. Học sinh có thể tự tay chế tạo robot cho mình và trải nghiệm niềm vui, sự thú vị của quá trình này.
Sau khi lắp ráp xong, học sinh sẽ bắt đầu tìm hiểu về thành phần cấu tạo trong robot, các bộ phận điện tử hoặc cảm biến thông minh, tiến tới lập trình bằng khối lệnh để phát triển tư duy logic và kỹ năng thiết kế của mình.
Thành phần và tính năng của Robot Rover
Mạch điều khiển Yolo:Bit
Robot STEM Rover được điều khiển bằng máy tính lập trình Yolo:Bit – Đây sẽ là bộ não chính để điều khiển cho Rover hoạt động theo ý muốn.
Trên Yolo:Bit có 25 đèn LED đa màu được sắp xếp thành ma trận 5×5, kèm theo 2 nút nhấn, loa phát nhạc và nhiều cảm biến thông minh như cảm biến ánh sáng, cảm biến nhiệt độ,… cho phép bạn có thể sáng tạo nhiều hiệu ứng thú vị liên quan đến nhấp nháy LED, phát nhạc,… vào dự án của mình.
Bo mạch này có kích thước rất nhỏ gọn (5cm x 4cm), và có lớp bọc bảo về bên ngoài giúp đảm bảo an toàn cho học sinh. Nguồn điện áp Yolo:Bit sử dụng dưới 6V – giúp đảm bảo tính an toàn trong dạy học STEM.
Lưu ý: Ngoài dùng làm mạch điều khiển cho Rover, Yolo:Bit còn có thể dùng để xây dựng những dự án khoa học sáng tạo cho học sinh. Bạn có thể tham khảo tại đây
Các cảm biến và công dụng, tính năng
Trên Rover được tích hợp khá nhiều cảm biến:
1. Cảm biến siêu âm:
Trên robot Rover đã tích hợp sẵn một cảm biến siêu âm, giúp robot có thể phát hiện được phía trước có vật cản hay không, và khoảng cách bao xa.
Nhờ vào cảm biến này, chúng ta có thể xây dựng nhiều dự án STEM thú vị như:
- Robot di chuyển và tự động né vật cản
- Robot di chuyển bám sát theo đối tượng trước mặt
- Robot đo và hiển thị khoảng cách đến vật cản trước mặt
- …. (Và nhiều ứng dụng khác tùy vào sự sáng tạo của bạn)
2. Cảm biến dò đường:
Trong dạy học STEM, các dự án robot dò line (robot đi theo vạch đen) là một trong những ứng dụng không thể thiếu.
Trên robot Rover đã có tích hợp sẵn cảm biến dò đường với 4 mắt đọc hồng ngoại, cho phép robot có thể nhận diện được vạch đen và di chuyển theo vạch đen một cách chính xác:
3. Đèn LED, hộp pin, chân cắm mở rộng và nhiều phụ kiện khác
Ngoài ra, trên robot Rover còn tích hợp sẵn 6 đèn LED RGB đa màu, 2 đèn pha để bạn sáng tạo nhiều ứng dụng thú vị.
Rover sử dụng pin sạc. Để sạc pin, bạn chỉ cần cắm cổng sạc type C vào đuôi robot và cấp nguồn điện tương ứng là được. Điều này giúp bạn không cần lo lắng nhiều về vấn đề hết pin và thay pin.
Khả năng mở rộng cao
Trên Robot Rover có 4 cổng mở rộng, cho phép bạn có thể kết nói nhiều cảm biến thông minh khác nhau cùng một lúc, để tăng thêm nhiều tính năng cho Rover.
Ngoài ra, chúng ta có thêm 2 chân mở rộng, cho phép bạn kết nối với các động cơ Servo thêm tùy thích.
Bên cạnh đó, bạn có thể lắp ráp robot Rover với nhiều bộ phận mở rộng khác như tay gắp, tay nâng hoặc lego để sáng tạo nhiều mô hình và tính năng khác nhau trên robot này. Đây cũng là một phần trong dạy học STEM, tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo và phát triển tư duy.
Cách lập trình cho robot Rover
Robot Rover hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, phù hợp cho từng độ tuổi.
Khi dạy học STEM, bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ kéo thả, Python hoặc C (Arduino) tùy thích:
- Kéo thả khối lệnh (Tương tự Scratch): Đây là ngôn ngữ đơn giản phù hợp cho học sinh từ 8 tuổi và người mới bắt đầu, học sinh chỉ cần kéo thả và sắp xếp các khối lệnh mà không cần quan tâm quá nhiều tới cấu trúc chương trình
- Python hoặc C: Đây là ngôn ngữ viết code, phù hợp cho các chương trình nâng cao hơn.
Cách robot Rover hỗ trợ dạy học STEM
Không chỉ là robot đơn thuần, đi kèm Rover là các tài liệu hướng dẫn kèm giáo án, slide giảng dạy chi tiết theo lộ trình bài bản, giúp hỗ trợ tối đa cho các thầy cô.
Dù các thầy cô vừa mới tiếp xúc với mảng này cũng có thể dễ dàng triển khai dạy học STEM với robot STEM Rover.
Các thầy cô không cần phải tốn quá nhiều thời gian và công sức để lên một lộ trình học cho môn lập trình Robot này, OhStem sẽ hỗ trợ các thầy cô trong việc này.
Bên cạnh đó, OhStem còn có khóa học online để hỗ trợ thầy cô truyền tải kiến thức đến học sinh, cũng như các buổi tập huấn STEM cho giáo viên để đào tạo, trang bị cho thầy cô các kiến thức, kỹ năng để tự tin hơn trong dạy học STEM lĩnh vực này.
Lời kết
Trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về robot Rover cũng như lý do vì sao nhiều giáo viên lựa chọn robot này vào giảng dạy STEM cho mình. Bên cạnh đó, robot Rover còn có mức giá khá cạnh tranh so với các dòng robot khác, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho dạy và học STEM lâu dài.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác về robot Rover hoặc dạy học STEM, đừng ngần ngại liên lạc OhStem để được hỗ trợ chi tiết nhé!
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam