Cách xây dựng và thiết kế bài giảng STEM tại trường trung học

Lưu ý: Để thiết kế bài giảng STEM tại trường trung học hiệu quả nhất, bạn nên đọc qua bài viết: Giáo dục STEM là gì? Cách ứng dụng vào thực tế

Việc thiết kế bài giảng STEM sao cho vừa bổ ích, vừa gắn sát thực tế là một điều không dễ. Bài giảng STEM đạt chuẩn phải đáp ứng được 2 yêu cầu:

  • Có sự liên quan giữa bài học và thực tế
  • Giúp học sinh nhận ra giá trị của kiến thức. Từ đó, học sinh có thể áp dụng vào thực tế.

Để có thể đáp ứng được 2 yêu cầu trên, giáo viên cần phải hiểu STEM là gì, và chuẩn bị trước những bài giảng STEM phù hợp. Từ đó, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ thực tế. Để có hiệu quả như vậy, giáo viên cần nắm rõ các giai đoạn mà học sinh cần phải trải qua như sau: 

Giai đoạn 1: Học sinh tìm cách giải quyết vấn đề

Giáo viên đưa ra một nhiệm vụ thực tiễn nào đó và yêu cầu học sinh giải quyết. Lúc này, học sinh sẽ tự tìm hiểu và tổng hợp thông tin, phân tích vấn đề. Sau đó, các em sẽ đưa ra các câu hỏi, câu trả lời cần thiết. Đây là giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển tư duy logic rất tốt. Bài giảng STEM phải tập trung thiết kế giai đoạn này.

Học sinh tìm cách giải quyết vấn đề

Giai đoạn 2: Bài giảng STEM phải củng cố lại các kiến thức liên quan

Giáo viên phải hỗ trợ học sinh nghiên cứu về các kiến thức cần thiết. Kiến thức này có thể bao gồm các kiến thức về Toán học, Vật lý,… Những kiến thức, kỹ năng này học sinh có thể đã biết hoặc chưa biết. Giáo viên phải là người dạy, cung cấp cho học sinh những kiến thức về môn học này.

Trong giai đoạn này của bài giảng STEM, học sinh sẽ có những hoạt động cụ thể:

  • Nghiên cứu tài liệu ( sách giáo khoa, tài liệu giáo viên cung cấp,…)
  • Thực hành các thí nghiệm để tiếp thu kiến thức tốt hơn
  • Giải các bài tập tình huống có liên quan để củng cố lại kiến thức

Giai đoạn 3: Giải quyết vấn đề

Đây là giai đoạn mà học sinh áp dụng các kiến thức đã có để tiến hành giải quyết vấn đề. Các em phải áp dụng những kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sáng tạo ra giải pháp. Qua đó, bài giảng STEM giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề

Kết thúc giai đoạn này, học sinh phải tự mình sáng tạo ra một thành phẩm khoa học, kỹ thuật nào đó để giải quyết vấn đề. Lúc này, bài giảng STEM mới được xem là thành công. 2 loại sản phẩm mới sẽ được tạo ra đó là “kiến thức mới” – đối với các dự án khoa học và “công nghệ mới” – đối với dự án kỹ thuật:

  • Dự án khoa học: những bài học lý thuyết, kiến thức rút ra từ quá trình thực nghiệm. Ví dụ: hiểu về lực cân bằng, cách phản ứng của cây trước những điều kiện khác nhau,…
  • Dự án kỹ thuật: Những phát minh công nghệ mới, có thể ứng dụng vào giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng hơn trước. Ví dụ: dụng cụ, công cụ thực tế,…

Các yếu tố cần tuân theo khi thiết kế bài giảng STEM

Để buổi học có thể dẫn dắt học sinh thực hiện đủ và đúng các hoạt động trên, bài giảng STEM cần phải tuân theo những yếu tố:

Về chủ đề bài giảng STEM

Khi lên kế hoạch cho các bài giảng STEM, giáo viên cần tập trung vào các tình hình thực tế đang diễn ra xung quanh. Bởi, bản chất của giáo dục STEM là đặt học sinh vào thực tiễn môi trường, kinh tế, xã hội để học sinh giải quyết các vấn đề còn tồn tại. 

Bài giảng STEM phải gắn liền với thực tế

Về cấu trúc bài giảng STEM

Cấu trúc bài giảng phải bám sát theo 3 hoạt động chính của học sinh. Trên thực tế, học sinh sẽ thực hiện 5 hoạt động:

  • Xác định vấn đề
  • Nghiên cứu kiến thức và đề xuất giải pháp
  • Thảo luận và lựa chọn phương án thiết kế
  • Chế tạo thiết bị/mô hình thí nghiệm theo phương án đã chọn
  • Trình bày thành phẩm, điều chỉnh nếu cần

Trong quá trình hoạt động, học sinh sẽ tiến hành thử nghiệm từng ý tưởng của mình, sử dụng nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Khi gặp sai lầm, giáo viên phải là người hướng dẫn các em cách chấp nhận sai lầm và học hỏi từ lần sai đó để thử lại, tìm ra giải pháp cho vấn đề. Đây là bước ngoặt quan trọng giúp xây dựng cho trẻ tư duy không sợ thất bại, sẵn sàng sai nhiều lần để phát triển bản thân. 

Để học sinh tự tìm tòi khám phá, trải nghiệm thực tế

Thứ mà STEM hướng đến chính là thực hành, thực tế. Vì vậy, xuyên suốt bài giảng, người hướng dẫn phải tập trung vào dẫn dắt các em trải nghiệm thực tế một cách tối đa. Học sinh sẽ phải tự tiến hành thử nghiệm và chia sẻ thông tin, ý tưởng với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Đây là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi tiến hành thiết kế bài giảng STEM.

Học sinh tự trải nghiệm thực tế

Hình thức bài giảng sinh động

Bài giảng STEM phải được xây dựng một cách thú vị, sinh động để có thể cuốn hút được học sinh. Để có thể đạt được hiệu quả như vậy, đòi hỏi tất cả các giáo viên ở trường phải làm việc cùng nhau để thống nhất cách dạy theo nhóm, thống nhất tiến trình, sản phẩm STEM dạy học. Chỉ khi những yếu tố trên được thống nhất thì việc thực hiện bài giảng mới sinh động, học sinh có hứng thú hơn trong các buổi thực hành nhóm.

Thiết kế bài giảng STEM dựa trên kiến thức học sinh đã biết

Nếu giáo viên sử dụng một kiến thức mới lạ hoàn toàn, học sinh sẽ dễ bị chán nản vì không hiểu về bài học cũng như gặp khó khăn trong việc tìm ra cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến yếu tố này. Bên cạnh đó, giáo viên có thể hợp tác với những giáo viên bộ môn khác để xây dựng các bài giảng tích hợp, xóa bỏ khoảng cách giữa các môn học. Qua đó, học sinh có thể biết rằng Toán học, Tin học,… là những môn học có ràng buộc với nhau chứ chúng không phải là các môn học độc lập.

Tổng kết

Trên đây là những lưu ý cơ bản để thiết kế bài giảng STEM phù hợp cho học sinh. Việc áp dụng STEM vào giáo dục trẻ là không khó, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ nguồn lực, thời gian, công sức để đầu tư vào lĩnh vực này. Hơn ai hết, những nhà giáo luôn là những người với lịch trình bận rộn dày đặc, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất nhiều nơi chưa đủ đáp ứng để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM.

Hiểu rõ điều đó, OhStem đã nghiên cứu và cung cấp bộ giáo án STEM chuẩn Quốc tế cho các bộ môn về lập trình Robotics và các dự án IoT, AI thực tế như nhà thông minh, máy tưới nước tự động mini,… Bạn có thể xem giáo án mẫu về chủ đề lập trình Robotics tại đây.

Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý gì, bạn có thể để lại comment phía dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Fanpage OhStem tại đây để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Tags: Bài giảng STEM, Dạy STEM, STEM là gì, Thiết kế bài giảng STEM, Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed