Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mới nhất đang là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía lãnh đạo trường và cả các bậc phụ huynh.
Trường mầm non là nơi mà ba mẹ gửi gắm con em của mình, vì vậy họ muốn tìm một nơi có điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để các con được vui chơi, học tập và phát triển một cách khỏe mạnh, toàn diện.
Một ngôi trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia sẽ giúp cho các bé có một môi trường vui chơi và học tập an toàn, chất lượng. Vậy những tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đó là gì? Ohstem Education sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia
Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia hay còn được gọi là TCVN 3907: 2011. Đây là bộ tiêu chuẩn mới được đưa ra để thay thế cho tiêu chuẩn TCVN 3907: 1984 và TCXDVN 260: 2002 trước đây.
Tiêu chuẩn này được áp dụng để thiết kế bản vẽ của công trình khi xây dựng các trường mầm non trên cả nước. Sau đây là một số điểm cần lưu ý trong tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non mà ban lãnh đạo trường mầm non và các bậc phụ huynh quan tâm:
1. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đối với phòng sinh hoạt chung
Vì đây là không gian sinh hoạt chung cho các bé trong thời gian học tập tại trường nên cần phải đảm bảo đủ diện tích để trẻ được vui chơi, học tập thoải mái. Tiêu chuẩn được quy định cho diện tích của mỗi phòng là từ 1,5m2/trẻ-1,8m2/trẻ và phải có diện tích tối thiểu không được nhỏ hơn 24m2 đối với một nhóm trẻ và ít nhất là 36m2 đối với đối tượng là lớp trẻ mầm non.
Ngoài ra, các công trình còn cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non như sau:
- Phòng sinh hoạt chung phải gần với nhà vệ sinh, hành lang vui chơi và phòng nhận trẻ.
- Trong phòng phải đảm bảo điều kiện sáng tốt, đủ rộng rãi, tránh gây ngột ngạt và được thông gió tự nhiên để trẻ nhỏ được vui chơi, sinh hoạt, học tập thoải mái nhất.
- Trang bị đầy đủ tiện nghi và thiết bị phù hợp phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập hàng ngày của trẻ.
2. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đạt chuẩn đối với phòng ngủ
Diện tích tiêu chuẩn đối với mỗi phòng ngủ của trường là từ 1,2 m2/trẻ-1,5 m2/trẻ. Ngoài ra, không gian để các bé ngủ phải có diện tích tối thiểu là 18m2/ phòng với một nhóm trẻ em và 30m2/ phòng đối với lớp mầm non.
Công trình phòng ngủ cho trẻ mầm non cần phải đảm bảo những quy định sau:
- Đảm bảo không gian thật yên tĩnh vào buổi trưa để các bé có giấc ngủ ngon và say.
- Chăn gối, giường nệm và một số vận dụng cần thiết phải được trang bị đầy đủ và đảm bảo an toàn, sạch sẽ cho bé sử dụng vì da của trẻ em rất nhạy cảm.
- Phòng ngủ phải được thiết kế sinh động, dễ thương ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè cho trẻ.
>>Có thể bạn quan tâm: Trang trí lớp mầm non sáng tạo: Nên và không nên làm gì?
3. Tiêu chuẩn trong thiết kế nhà vệ sinh choa trẻ mầm non
Vì hệ miễn dịch của trẻ em chưa được hoàn thiện và sức đề kháng còn kém nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các mầm bệnh, vi khuẩn gây hại từ môi trường xung quanh. Vậy nên tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đối với phòng vệ sinh cho trẻ cũng đặc biệt rất nghiêm ngặt, chặt chẽ và phức tạp.
Các công trình phòng vệ sinh cần phải đảm bảo những điều sau:
- Khu vực vệ sinh khép kín và được nối liền với khu vực ngủ và sinh hoạt chung của các bé.
- Mỗi nhà vệ sinh phải đảm bảo có kích thước từ 0,4m2/trẻ-0,6m2/trẻ và diện tích tối thiểu là 12m2/phòng.
- Giữa các bồn tiểu với nhau và các bồn cầu với nhau phải có vách ngăn với độ cao 1,2m để ngăn cách.
- Kích thước tiêu chuẩn cho mỗi ô đặt bệ xí là 0,8m x 0,7m để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các bé trong quá trình sử dụng.
- Mỗi nhà vệ sinh phải có tối thiểu 2 bồn tiểu xây riêng cho bé nam, 2 bồn cầu dùng chung và ít nhất là 3 bồn cầu xây riêng cho các bé nữ.
- Khu vực rửa tay phải được thiết kế thuận tiện, sạch sẽ và luôn được bảo quản tốt. Số lượng chậu rửa quy định trong mỗi phòng là từ 8-10 chậu.
4. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đối với phòng giáo dục thể chất
Ngoài mục đích là giáo dục thể chất, đây còn là nơi cho các bé thỏa thích vui chơi, nô đùa nên phải có rộng nhất. Theo tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non, diện tích tối thiểu cho khu vực này là 60m2 và đảm bảo đạt chuẩn 2m2/trẻ. Tiêu chuẩn này nhằm tạo ra một không gian thoáng mát, rộng rãi cho trẻ trong các hoạt động luyện tập thể dục thể thao và vui chơi giải trí.
>>Bài viết tham khảo: 5 trò chơi vận động mầm non giúp con bạn phát triển toàn diện
5. Tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn và phòng ăn cho trẻ mầm non
Khu vực bếp ăn và nhà ăn của các trường mầm non cần phải đảm bảo được không gian rộng rãi và phải sự phân chia rõ ràng giữa các khu vực như nấu, chia thức ăn và nhà ăn một cách cụ thể. Khoảng cách vị trí giữa bếp và nhà ăn phải được thiết kế ở gần nhau và diện tích quy định cho mỗi phòng ăn là từ 0,3m2/trẻ-0,35m2/trẻ.
Những lưu ý trong thiết kế trường mầm non
Đối tượng học tập, vui chơi trong khuôn viên trường mầm non là những đứa trẻ non nớt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, không chỉ các kỹ sư mà ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô và ba mẹ nên biết rằng thiết kế trường mầm non ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, tư duy, trí thông minh và sức khỏe của các con. Vì vậy, những bản vẽ đạt tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non chuẩn quốc gia cần lưu ý một số điều sau.
Thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn của kiến trúc
Trong các bản thiết kế, tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non về mặt kiến trúc luôn có những yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn. Để đạt tiêu chuẩn quốc gia, cần phải đảm bảo các yêu cầu:
- An toàn: Từ thiết kế đến nội thất và chất liệu phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Thiết kế rộng và thoáng với những thiết bị và nội thất chất lượng cao, hạn chế những sản phẩm có góc, cạnh sắc nhọn để tránh rủi ro trong quá trình học và vui chơi của bé.
- Ở những vị trí như cửa sổ, hành lang, cầu thang và sân trường phải có rào chắn bảo vệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Đảm bảo ánh sáng: Tất cả các loại phòng như phòng học, phòng ăn, phòng vệ sinh hay khu vui chơi đều đảm bảo có đủ độ sáng cần thiết. Tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời tự nhiên qua hệ thống cửa kính kết hợp cùng hệ thống đèn điện ánh sáng trắng.
- Đảm bảo sự liên thông: Các phòng nên được thiết kế nối liền với nhau như phòng học nối liền với phòng ngủ, phòng vệ sinh và khu vui chơi để thuận tiện cho quá trình di chuyển của các bé.
Thiết kế đáp ứng quy chuẩn giáo dục
Bên cạnh những tiêu chuẩn khắt khe về mặt kiến trúc, tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non còn cần phải dựa trên các quy chuẩn về giáo dục như:
- Diện tích của mỗi khu vực phải đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn quy định đối với từng nhóm lớp.
- Không gian và nội thất phải được thiết kế sao cho phù hợp với tiêu chuẩn về độ tuổi và chương trình giáo dục của trẻ mầm non.
- Không gian chung phải được thiết kế kết hợp giữa học tập và vui chơi để các bé có thể vừa học mà chơi, chơi mà học.
>> Tìm hiểu thêm: 50+ hoạt động STEM mẫu mầm non, tiểu học và trung học
Lời kết
Trên đây là một vài lưu ý và các tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non theo chuẩn quốc gia mà các đơn vị thi công, ban lãnh đạo nhà trường và các bậc phụ huynh cần biết. Không gian vui chơi, học tập là một trong những yếu tố tác động rất nhiều đến quá trình học tập và phát triển cả về trí não lẫn thể chất của các bé. Vì vậy, để các con được phát triển toàn diện nhất, Ohstem Education khuyên ba mẹ nên chọn những trường học có tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để các con có điều kiện học tập, vui chơi tốt nhất, ba mẹ yên tâm.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam