Việc ứng dụng STEM THCS không chỉ đơn giản là giới thiệu đến các em một chương trình giáo dục tích hợp các chủ đề, mà đó là một phong trào nhằm phát triển nền tảng toán học và khoa học sâu sắc mà học sinh cần có để cạnh tranh trong lực lượng lao động của thế kỷ 21. Ứng dụng STEM THCS giúp phát triển một tập hợp các kỹ năng như tư duy, lập luận, làm việc theo nhóm, sáng tạo mà học sinh có thể sử dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. STEM THCS đóng một vai trò rất quan trọng, vậy bạn đã biết những yếu tố cần thiết để có được một bài học STEM hiệu quả chưa? Hãy cùng OhStem Education điểm qua xem những yếu tố đó là gì nhé!

6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả
6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả

Ý nghĩa của chữ cái viết tắt STEM

Dưới đây là tóm tắt nhanh về từ viết tắt STEM:

  • Science: Nghiên cứu về thế giới tự nhiên, khoa học.
  • Technology: Định nghĩa STEM cho công nghệ bao gồm bất kỳ sản phẩm nào do con người tạo ra để đáp ứng mong muốn hoặc nhu cầu nào đó. Một chiếc ghế cũng là công nghệ, một cây bút chì cũng vậy. Bất kỳ sản phẩm nào mà trẻ em tạo ra để giải quyết một vấn đề đều có thể được coi là công nghệ.
  • Engineering: Quá trình thiết kế mà trẻ em sử dụng để giải quyết các vấn đề.
  • Math: Những kiến thức liên quan đến toán học, bao gồm con số, hình dạng, đẳng thức, đại lượng…

>> Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về STEM qua bài viết: Phương pháp dạy học STEM là gì? Nguyên tắc thiết kế buổi học STEM 

6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả
6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả

Sau khi đã hiểu rõ về ý nghĩa của 4 chữ cái STEM, sau đây bạn đọc hãy cùng chúng tôi khám phá 6 đặc điểm của một bài học STEM THCS hiệu quả. OhStem hy vọng bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc này tạo ra các bài học áp dụng công nghệ vào những gì học sinh đang học về khoa học và toán học (cũng như các môn học khác).

6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả

Bài giảng STEM THCS nên gắn liền với các hoạt động thực tế

Trong các bài học STEM, học sinh giải quyết các vấn đề và tìm kiếm giải pháp thông qua môi trường thực tế. Vì những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ khó dần khi các em lên một cấp học cao hơn. Điều này khiến các em dễ chán nản khi học, cũng như không ghi nhớ sâu được kiến thức mà chỉ học vẹt, học đối phó, học trước quên sau. 

6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả
6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả

Việc kết hợp những bài giảng STEM THCS với các hoạt động thực tế sẽ giúp tạo hứng thú cho các em, giảm bớt sự nhàm chán, uể oải khi phải ngồi nhiều giờ trong lớp học. Các kiến thức nhận được một cách tự nhiên, dễ hiểu giúp các em nhớ sâu hơn thay vì chỉ học thuộc như phương pháp học tập truyền thống.

Các bài học STEM THCS nên tuân theo quy trình thiết kế kỹ thuật (EDP)

EDP (Engineering Design Process) ​​cung cấp một quy trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác định một vấn đề (hoặc một thách thức trong thiết kế)  đến việc tạo ra và phát triển một giải pháp. Nếu bạn tìm kiếm “hình ảnh quy trình thiết kế kỹ thuật” trên Internet, bạn sẽ tìm thấy nhiều biểu đồ để hướng dẫn bạn, nhưng hầu hết đều có các bước cơ bản giống nhau. 

6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả
6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả

Trong quá trình này, học sinh xác định vấn đề, thực hiện nghiên cứu cơ bản, phát triển nhiều ý tưởng cho các giải pháp, phát triển và tạo ra một nguyên mẫu, sau đó kiểm tra, đánh giá và thiết kế lại chúng. Trong EDP, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý tưởng dựa trên nghiên cứu của riêng họ, thực hiện các cách tiếp cận khác nhau, mắc lỗi và thử lại. Trọng tâm của quy trình này là phát triển các giải pháp làm việc, học tập khoa học, mang lại hiệu quả cao, nơi người học có thể học hỏi từ những sai lầm của mình.

>> Bài viết nên tham khảo: Hướng dẫn phát triển chương trình giáo dục STEM THCS hiệu quả 

Các bài học STEM nên kết hợp với hoạt động thực hành và khám phá có kết thúc mở

Trong các bài học STEM THCS, các hoạt động khám phá được lựa chọn nên có kết thúc mở để học sinh tư duy và đưa ra những giải pháp khác nhau. Học sinh có thể giao tiếp với những người xung quanh để chia sẻ ý tưởng đó và chỉnh sửa lại khi cần thiết. 

Các bài học STEM nên thúc đẩy khả năng làm việc nhóm

Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho các em nhỏ chưa bao giờ là một công việc dễ dàng đối với phụ huynh cũng như giáo viên. Các dự án STEM có thể là một giải pháp tuyệt vời để giúp các em có thể cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm của mình. Một số dự án STEM THCS mà giáo viên có thể áp dụng trong lớp học của mình như: 

Các bài học STEM THCS tích hợp nội dung khoa học và toán học 

Trong các bài học STEM của mình, bạn nên kết nối và tích hợp nội dung từ các khóa học toán và khoa học một cách liền mạch. Giáo viên có thể lên kế hoạch, cộng tác với các giáo viên toán hoặc khoa học để hiểu sâu hơn về cách các kiến thức có thể được đan xen trong một bài học nhất định. Như vậy, học sinh sẽ thấy rằng khoa học và toán học không phải là những môn học biệt lập, mà chúng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. 

6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả
6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả

Các bài học STEM cho phép khắc phục lỗi sai 

Các lớp STEM luôn tạo cơ hội cho nhiều câu trả lời và cách tiếp cận đúng với vấn đề. Môi trường STEM cung cấp các khả năng phong phú cho các giải pháp sáng tạo. Bên cạnh đó, STEM cũng khuyến khích những lỗi sai của học sinh.Khi thiết kế và thử nghiệm nguyên mẫu, các nhóm có thể lúng túng và không giải quyết được vấn đề. Đó là điều đương nhiên, vì không ai mà không mắc sai lầm. Giáo viên phải luôn khuyến khích học sinh của mình thử nghiệm, sai và sửa.

Thực tế, có một số học sinh sợ sai, sợ bị mắng, bị người xung quanh chê cười nên không dám thể hiện bản thân. Không sao đâu! Trong giáo dục STEM, thất bại được coi là một bước tích cực trên con đường khám phá và thiết kế các giải pháp mới.

Tạo bài học STEM THCS hiệu quả

Vậy bạn có thể tìm những bài học STEM THCS chất lượng ở đâu? Tìm kiếm trực tuyến về “các bài học STEM THCS” trên Internet, bạn sẽ thấy hàng nghìn kết quả. Tuy nhiên, không phải hướng dẫn nào cũng đều hiệu quả nếu không đáp ứng đủ 6 yếu tố ở trên. 

OhStem Education là một địa chỉ tin cậy và hiệu quả để bạn tham khảo tài liệu về giáo dục STEM. Ở đây chúng tôi có:

  • Giáo cụ STEM chính hãng
  • Tài liệu học tập cho mọi cấp học
  • Giáo án giảng dạy 
  • Khoá tập huấn miễn phí dành cho giáo viên

Để có nguồn thông tin chi tiết hơn về OhStem, bạn hãy nhấp vào đây để tìm hiểu nhé!

Lời kết

Trên đây là 6 yếu tố cần thiết của một bài giảng STEM THCS hiệu quả. Hy vọng rằng qua những kiến thức chúng tôi đề cập trong bài viết trên, các thầy cô có thể áp dụng để có được những bài giảng STEM hiệu quả nhất!

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed