Mô hình dạy học 5E – Phát triển tư duy phản biện cho học sinh

Có thể nói, mô hình dạy học 5E là một trong những chiến lược giảng dạy tốt nhất để phát triển kỹ năng, tư duy phản biện cho học sinh. Phương pháp này giúp học sinh có thể đào sâu vào bất kỳ chủ đề kiến thức nào, thông qua 5 giai đoạn.

Đây là mô hình giảng dạy được các nhà nghiên cứu tạo ra vào năm 1987 nhằm cải thiện chương trình học tập. Sau thí nghiệm, họ đã nhận ra rằng các nhóm học sinh sử dụng phương pháp này đã học tập hiệu quả hơn và đi trước các nhóm khác 4 tháng!

Vai trò của tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng quan sát, đặt câu hỏi, phân tích dữ liệu và suy luận để đưa ra được ý tưởng, quyết định của mình. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần trang bị cho học sinh, đặc biệt là trong thời đại 4.0 – kỷ nguyên của thế giới công nghệ thông tin hiện nay.

Như bạn đã biết, thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và đây là thách thức cực kỳ lớn đối với các nhà giáo dục. Làm sao để chúng ta dự đoán được các thách thức mà học sinh sẽ đối mặt được trong tương lai, để từ đó trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường? Và tư duy phản biện là một trong những kỹ năng cần thiết đó.

Mô hình dạy học 5E - Phát triển tư duy phản biện cho học sinh

May mắn thay, với mô hình dạy học 5E, việc trang bị cho các em kỹ năng và tư duy phản biện không phải là diều quá khó. Với mô hình 5E trong giáo dục STEM, chúng ta có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng cần thiết, đồng thời xây dựng được mối liên hệ giữa kiến thức với nội dung kiến thức cần học mà chúng ta muốn truyền tải.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng xem qua cách triển khai chiến lược và mô hình dạy học 5E như thế nào để đạt hiệu quả nhé!

Cách triển khai mô hình dạy học 5E

Giai đoạn 1: Engagement (gắn kết)

Đầu tiên, trong buổi học STEM, giáo viên cần thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh, và gắn kết các em vào chủ đề buổi học. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi mở thú vị, liên quan đến sự kiện đang diễn ra hoặc chủ đề nào đó mà học sinh quan tâm – miễn sao chúng liên quan tới chủ đề kiến thức bài học của bạn.

Một câu hỏi ví dụ: “Mạng xã hội có ảnh hưởng tốt đối với chúng ta hay không?”, sau đó, học sinh sẽ cùng nhau bày tỏ quan điểm và trả lời theo ý tưởng của mình. Điều này cho giáo viên biết được các em suy nghĩ như thế nào về mạng xã hội, điện thoại cũng như thời gian sử dụng và cách sử dụng mạng xã hội.

Bạn có thể sử dụng cấu trúc câu “….có ảnh hưởng tốt cho … không?” để gợi mở cho bất kỳ khái niệm kiến thức nào, trong các buổi học có ứng dụng mô hình dạy học 5E. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Công nghệ AI có tốt cho con người hay không?
  • Chơi trò chơi điện tử có tốt đối với xã hội hay không?

Trong mô hình dạy học 5E, đây là những câu hỏi mở đầu giúp giáo viên xác định được kiến thức của học sinh như thế nào và thu hút được sự quan tâm của các em. Bạn cũng có thể yêu cầu học sinh sử dụng biểu đồ hoặc các công cụ khác để trình bày, diễn giải ý tưởng của mình.

Giai đoạn 2: Khám phá

Trong quy trình này của mô hình dạy học 5E, học sinh sẽ dần tìm hiểu và khám phá về các khái niệm kiến thức, thông qua những hoạt động thực hành với nhau (thường là thực hành theo nhóm).

Để giúp học sinh khám phá và đào sâu kiến thức hơn, trong bước này của mô hình dạy học 5E, giáo viên có thể ở bên cạnh và đặt ra những câu hỏi hỗ trợ để các em có thể nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau, đưa ra những quan điểm khác nhau.

Giai đoạn 2 của mô hình dạy học 5E - Khám phá

Ví dụ minh họa, bạn có thể đặt ra câu hỏi “Các bài viết tin tức trên mạng xã hội thường là những bài như thế nào?” để học sinh nhớ lại, liệt kê ra, và từ đó có thể thấy được tác động của truyền thông trên mạng xã hội đối với chúng ta như thế nào.

Bạn có thể dẫn chứng trực tiếp về một scandal hoặc một vấn đề nào đó đang gây tranh cãi trên mạng xã hội (ở mức độ vừa phải và không phải chủ đề nhạy cảm, phù hợp với học sinh), sau đó cho phép học sinh cchia sẻ những gì họ suy nghĩ, băn khoăn. Thông qua hoạt động này, học sinh có thể thấy được tin tức lan truyền nhanh chóng như thế nào, cũng như cách chúng khiến người dùng bị quá tải thông tin và có xuất hiện những nhận thức sai lệch, khi thông tin chưa được chứng minh chính xác về tính đúng – sai.

>> Xem thêm: Cách dạy học với mô hình 5E trong STEM

Giai đoạn 3 – Giải thích

Trong giai đoạn này của mô hình dạy học 5E, giáo viên sẽ hỏi lại học sinh về những gì các em đã rút ra được qua quá trình khám phá vừa rồi, sau đó giáo viên tiến hành giới thiệu cho các em những kiến thức mới để các em hiểu sâu hơn.

Giáo viên có thể sử dụng những nguồn thông tin chính thống, để cung cấp ccho học sinh những thông tin đáng tin cậy, để học sinh có thể hiểu rõ về kết quả của vấn đề vừa thảo luận. Qua đó, các em có thể hiểu được các tác động của mạng xã hội đối với chúng ta – vừa có lợi vừa có hại, quan trọng là chúng ta phải biết cách chắt lọc thông tin và phán đoán đúng sai.

Giai đoạn 4 – Củng cố

Ở giai đoạn này trong mô hình dạy học 5E, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện những hoạt động hoặc dự án nào đó phức tạp, có sử dụng kiến thức đã học để củng cố kiến thức và giúp các em nhớ lâu hơn.

Đây là giai đoan quan trọng, giúp học sinh có thể phát triển được tư duy phản biện và cùng nhau trải nghiệm lại, hoạt động nhóm với nhau để phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

Ví dụ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu ra các ưu và nhược điểm của mạng xã hội, và xem xét về hậu quả của việc những tin giả được lan truyền nhanh chóng hơn tin thật, gây hoang mang dư luận. Điều này giúp học sinh có thể củng cố lại các kiến thức mà mình đã học trong mô hình dạy học 5E, đồng thời suy luận ra được những tác động xấu và hậu quả của việc cố tình lan truyền tin giả.

Giáo viên có thể sử dụng thêm các yếu tố khác như biểu đồ đồ họa, sơ đồ cây tư duy,… để học sinh có thể có cái nhìn trực quan hơn, dễ liên kết các kiến thức đã học trong buổi học áp dụng mô hình dạy học 5E này.

Giai đoạn 5 – Đánh giá

Giáo viên kết thúc mô hình dạy học 5E của mình bằng cách đánh giá lại những gì học sinh đã học được, đồng thời sửa lại nếu các em có bất kỳ kiến thức sai lệch nào hoặc chưa hiểu rõ về kiến thức.

Bạn có thể yê cầu học sinh thực hiện một dự án nhóm để đánh giá mức độ hiểu biết của các em về các khái niệm kiến thức mà các em đã học trong mô hình dạy học 5E.

Lời kết

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến mô hình dạy học 5E, hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu bạn đang cần triển khai dạy học STEM, đừng ngần ngại liên hệ OhStem để được hỗ trợ nhé!

Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed