Thiết kế bài soạn STEM Tiểu học sẽ phức tạp và khó khăn với những giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng thành quả sẽ hoàn toàn xứng đáng. Các nguyên tắc STEM sẽ trở thành trụ cột giúp bạn dễ dàng đưa Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán và thậm chí là Nghệ thuật vào bài giảng và giáo án STEM tiểu học của mình, giúp bài học thêm sinh động và thu hút học sinh học tập.
Vậy, làm thế nào bạn có thể thiết kế giáo án STEM tiểu học hiệu quả nhất? Cùng xem qua hướng dẫn bên dưới nhé!
Mục lục
Lên kế hoạch và ý tưởng cho giáo án STEM Tiểu học
Hãy đi sâu vào vấn đề, giáo dục STEM trông như thế nào? Một khi bạn bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về STEM, bạn sẽ nhận ra việc tạo ra các hoạt động liên môn thực sự thu hút học sinh của bạn dễ dàng như thế nào.
Khi bắt đầu với bài giảng STEM tiểu học, điều đầu tiên bạn cần phải làm là phát triển các bài học và hoạt động thú vị, thu hút học sinh.
Ví dụ như với môn lịch sử, khi tìm hiểu về văn hóa Ai Cập cổ đại, chúng ta có thể xây dựng một bài giảng STEM thú vị kết hợp kiến thức kỹ thuật, khoa học (vật lý) và toán học, bằng cách yêu cầu học sinh thiết kế máy phóng
Sau tiết dạy STEM tiều học này, bạn có thể cung cấp video (đưa công nghệ và nghệ thuật vào) để chia sẻ những gì mà học sinh đã học về lịch sử, chiến tranh cổ đại.
Chỉ đơn giản như vậy, một bài học lịch sử bình thường đã trở thành một giáo án STEM thú vị và vui nhộn, sử dụng tất cả các kiến thức trong STEAM như Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học.
Đến được đây thì xin chúc mừng, bạn đã thành công trong việc thiết kế tiết học STEM tiểu học cho lớp học của mình!
>> Dành cho bạn: Khóa học lập trình Scratch MIỄN PHÍ cho giáo viên – Chủ đề Smart Home với AI và IoT
Giáo án STEM tiểu học là gì?
Giáo án là dàn ý về lộ trình mà học sinh sẽ học trong một buổi học hoặc một năm học cụ thể nào đó.
Giáo án giúp giáo viên có thể đi đúng hướng và có được những bài học hiệu quả. Ở đó, giáo viên có thể xây dựng thêm các hoạt động, trò chơi xen kẽ vào trong học tập để kích thích sự sáng tạo và hứng thú của học sinh.
Bài soạn STEM tiểu học là nơi để giáo viên có thể tự do sáng tạo theo cách riêng của mình. Nhưng nhìn chung, để có được một giáo án STEM tiểu học thành công, giáo viên cần tuân theo những bước đơn giản sau đây:
- Đưa ra mục tiêu bài học
- Điều tra, khảo sát xem nó có phù hợp với tình hình hiện tại của học sinh hay không
- Lập kế hoạch một cách cụ thể
- Tiến hành áp dụng vào thực tế
- Đánh giá và rút ra nhận xét
5 bước đơn giản để xây dựng bài soạn STEM tiểu học thu hút
STEM và STEAM là sự tích hợp và đưa tất cả các kiến thức lại với nhau, hay còn gọi là sự liên môn, chứ không phải là dạy các môn học một cách độc lập.
Vậy, làm thế nào để chúng ta làm được điều này? Các bước dạy học STEM cụ thể sẽ như thế nào? Hãy cùng xem qua hướng dẫn các bước dạy học STEM tiểu học với 5 bước đơn giản sau:
Đưa ra mục tiêu của bài học
Trước khi bắt đầu các bước dạy học STEM tiểu học, đầu tiên bạn phải xác định được chủ đề và mục tiêu học tập bạn đang muốn hướng học sinh của mình tới.
Hãy suy nghĩ về chủ đề chính của bài học, chẳng hạn như chủ đề về lịch sử Ai Cập cổ đại, sau đó từ chủ đề chính đó, hãy suy nghĩ về nhiều ý tưởng, chủ đề và hoạt động có liên quan mà bạn có thể áp dụng trong bài học đó.
Một điều cũng quan trọng không kém là bạn phải xem xét xem liệu chủ đề đó có phù hợp với học sinh và lớp học của mình hay không? Bạn có thể dựa vào tiêu chí SMART để đánh giá và xác định được mục tiêu bài học của mình.
- Chủ đề đưa ra có cụ thể hay không?
- Chủ đề này có thể đo lường được không?
- Học sinh có thể hiểu và hoàn thành được mục tiêu của chủ đề này hay không?
- Chủ đề này có phù hợp với lớp học của bạn hay không?
- Mục tiêu bài học có phù hợp với thời lượng giảng dạy trên lớp không?
Điều tra, khảo sát kỹ năng của học sinh
Khi bạn đã tìm ra được chủ đề lớn, việc tiếp theo là phải điều tra các ý tưởng riêng lẻ khi chúng liên quan đến chủ đề chính, và xem rằng liệu học sinh có thể rút ra những mối liên hệ nào từ những hoạt động nhỏ ấy.
Những hoạt động nào trùng nhau? Làm thế nào bạn có thể kết hợp các ý tưởng riêng lẻ lại với nhau theo cách có ý nghĩa để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt được nhất.
Việc điều tra, khảo sát cũng có nghĩa là bạn nên tìm hiểu về sở thích, khả năng, sở trường của học sinh. Điều này rất quan trọng, vì khi các em không đủ khả năng tiếp thu và thực hiện những gì được yêu cầu, bài học sẽ trở nên vô nghĩa.
Bạn có thể lập một bảng biểu mẫu và yêu cầu các em nhỏ điền vào. Đây cũng là một trong những phương pháp để các giáo viên có thể thấu hiểu hơn về học sinh của mình. Chỉ khi có sự thấu hiểu, giáo viên và học sinh mới có thể kết hợp nhịp nhàng để mang lại hiệu quả cao hơn.
Áp dụng STEM vào bài học
Áp dụng 4 trụ cột của STEM – Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, đồng thời cân nhắc thêm trụ cột thứ 5 là Nghệ thuật. Bạn có thể đưa những yếu tố nào vào bài học một cách có ý nghĩa và phù hợp? Không phải tất cả các bài học đều sẽ kết hợp tất cả 5 trụ cột, nhưng bạn nên cố gắng có khả năng khám phá mạnh mẽ trong ít nhất 2 môn chính của STEM.
Ví dụ, khi đang học bài toán liên quan đến hình cầu, bạn có thể hướng dẫn cho học sinh cách để làm một quả bóng từ giấy thủ công… Có rất nhiều thí nghiệm STEM liên quan đến kiến thức của các môn học bạn nên tham khảo. Việc thực hành kết hợp với học kiến thức trong sách vở sẽ giúp các em có thể vận dụng tốt hơn khi gặp những vấn đề tương tự ở trong cuộc sống. Hơn nữa, làm như vậy, kiến thức của bài học sẽ được khắc sâu và hiệu quả hơn hẳn so với các phương pháp ghi nhớ máy móc khác.
>> Đồ chơi rèn luyện tư duy logic, tư duy lập trình cho trẻ: xBot – Robot lập trình STEM Kit
Tiến hành thực hiện bài học
Thu hút sự chú ý của học sinh về chủ đề bài học:
Trước khi bắt đầu một bài học STEM, điều quan trọng là giáo viên cần biết thu hút sự chú ý của các em học sinh. Khi các em cảm thấy hứng thú, các em sẽ tập trung hơn vào bài giảng đó mà không cần giáo viên phải gượng ép.
Bạn có thể kể một câu chuyện liên quan đến chủ đề bài học hoặc chọn một vấn đề liên quan để học sinh có thể tự giải quyết. Thêm vào đó, giáo viên có thể sử dụng một số hoạt động vào đầu buổi học để thu hút sự chú ý của học sinh như đưa ra một số trò chơi liên quan đến bài học…
Thông báo cho học sinh về mục tiêu cần đạt được sau buổi học:
Trước mỗi buổi học, giáo viên cần thông báo cho học sinh rằng các em cần chuẩn bị những gì, hôm nay lớp học sẽ học những gì để các em có thể chuẩn bị tinh thần học tập hiệu quả cho buổi học.
Giúp các em nhớ lại những kiến thức của bài học trước: Việc nhắc lại kiến thức cũ không chỉ giúp các em nhớ lại bài học mà còn giúp các em liên hệ đến kiến thức mới một cách hiệu quả hơn.
Trình bày kiến thức mới về bài học:
Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau khi giới thiệu bài học mới đến học sinh. Trong lúc giảng dạy, bạn cần phải chia nhỏ lượng kiến thức hoặc xen kẽ với hoạt động thể chất khác để tạo ra sự thích thú cho học sinh.
Đưa ra những hướng dẫn cho bài học:
Giáo viên là người phải đưa ra những chiến lược học tập phù hợp để học sinh có thể nắm bắt bài học một cách dễ dàng nhất. Khi học sinh được hướng dẫn, tỷ lệ hiểu bài sẽ tăng lên. Các em không phải mất thời gian để tìm hiểu hoặc loay hoay với những kiến thức mình chưa hiểu. Đồng thời giáo viên phải đưa ra và cung cấp những vật dụng cần thiết, mô hình hoá các kiến thức trừu tượng bằng việc sử dụng những công cụ giáo dục như bản đồ, tranh ảnh,…
Thực hành:
Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công của buổi học. Việc học sinh có hiểu bài hay không sẽ được thể hiện ở bước thực hành này. Giáo viên có thể cho phép học sinh làm việc theo nhóm, để các em có thể trao đổi kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau. Sau khi đã hoàn thành, hãy yêu cầu các em giải thích quy trình và trả lời những câu hỏi mà bạn đưa ra.
Đánh giá:
Đánh giá là bước giúp giáo viên có thể tổng hợp và cân nhắc xem liệu cách dạy và chủ đề như vậy đã phù hợp với lớp học hay chưa. Qua đó học sinh cũng biết được mình đang còn làm chưa tốt chỗ nào để kịp thời bù đắp lại lỗ hổng kiến thức.
>> Bài viết cùng chủ đề: Bật mí cách tạo giáo án STEM cuốn hút
Đánh giá sau mỗi bài học
Sau mỗi buổi học, bạn nên dành thời gian để suy ngẫm về những điều sau đây:
- Kỹ năng, chủ đề nào là tốt nhất cho bản thân và học sinh của bạn
- Chủ đề bài học và cách dạy ngày hôm nay có giúp các em hứng thú hơn không
- Điều gì thực sự thu hút sự quan tâm của học sinh, khiến các bé có động lực học tập.
Sau mỗi lần đánh giá như vậy, bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bài giảng giáo án STEM tiểu học tiếp theo của mình. Việc thiết kế giáo án STEM đúng cách rất bổ ích cho việc học của trẻ. Nó thu hút học sinh, tạo động lực học tập và lâu dài hơn, nó làm cho việc học trở nên thú vị hơn. Và khi học là niềm vui, nó không phải là công việc là bổn phận, và trẻ em học cách yêu thích việc học!
Tổng kết lại
Trên đây là 5 bước giúp các giáo viên có thể tạo được giáo án STEM tiểu học thu hút. Giáo án STEM là do mỗi giáo viên tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Nếu biết áp dụng đúng quy trình, nó sẽ trở thành một bào học cực kỳ cuốn hút với học sinh. OhStem Education đã chuẩn bị rất nhiều bộ giáo án STEM mẫu và các hoạt động STEM thú vị cho các giáo viên và phụ huynh trong năm học mới này. Hãy đăng ký ngay để nhận được bộ tài liệu bằng cách liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại đây.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam