Phương pháp Design Thinking là một phương pháp đề cao sự đổi mới, sáng tạo và thay đổi quan điểm. Trong giáo dục và kinh doanh, đây được xem là một phương pháp mang lại hiệu quả khá cao. Thế nhưng, ở Việt Nam hiện nay, phương pháp này vẫn chưa thực sự phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về phương pháp design thinking, nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây cùng OhStem nhé! 

Phương pháp design thinking là gì?

Design thinking (Tư duy thiết kế) là phương pháp được phát triển bởi IDEO, một Công ty Tư vấn Toàn cầu có trụ sở tại Palo Alto, California. Đây là một quá trình lặp đi lặp lại lấy người dùng làm trung tâm, nhằm tìm hiểu những vấn đề mà người dùng đang gặp phải, sau đó đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục những sự số đó.

Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại

Lợi ích của tư duy thiết kế là gì?

1. Thúc đẩy tính sáng tạo

Thay vì lặp lại các phương pháp đã sử dụng, tư duy thiết kế khuyến khích chúng ta loại bỏ các khuôn mẫu và sáng tạo theo khả năng của bản thân. Toàn bộ quá trình dựa trên những giả định được đưa ra, khuyến khích tất cả các bên liên quan sử dụng tư duy để khám phá và đưa ra những ý tưởng phù hợp. Điều này giúp thúc đẩy một nền văn hóa sáng tạo và đổi mới.

>> Tìm hiểu thêm: Phương pháp Pomodoro – Cải thiện sự tập trung của não bộ

2. Giảm thiểu thời gian, công sức, và tiền bạc

Trong tư duy thiết kế, triết lý “thiết kế, kiểm tra và lặp lại” là trọng tâm của quy trình. Nó cho phép bạn giảm đáng kể thời gian, công sức và tiền bạc bằng cách tạo ra một số nguyên mẫu, nhanh chóng nhận được phản hồi từ người dùng và khách hàng để cải thiện trước khi dành quá nhiều thời gian, công sức hoặc tiền bạc cho bất kỳ dự án nào. Với trọng tâm là giải quyết vấn đề và tìm ra các giải pháp khả thi, tư duy thiết kế có thể giảm đáng kể thời gian trong khâu thiết kế và phát triển.

4. Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng 

Nền tảng cốt lõi của tư duy thiết kế chính là sự đồng cảm. Sự đồng cảm đòi hỏi chúng ta phải tìm cách hiểu và xác định nhu cầu của khách hàng – người trực tiếp sử dụng và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Bằng cách tập trung nhiều vào sự đồng cảm, nó khuyến khích các doanh nghiệp tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề chung mà đa số người dùng đang gặp phải. 

Đối với người dùng, điều này có nghĩa là các sản phẩm tốt hơn, hữu ích hơn, giúp cải thiện trải nghiệm. Đối với các doanh nghiệp, điều này sẽ giúp giữ chân khách hàng, tăng doanh số bán hàng lên đáng kể.

Tư duy thiết kế đảm bảo phương pháp tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm, cuối cùng là thúc đẩy sự tương tác của người dùng và giữ chân khách hàng về lâu dài. Mục tiêu là phát triển các sản phẩm và giải pháp hữu ích phù hợp với nhu cầu của người dùng. 

Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại
Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại

4 nguyên tắc cốt lõi của phương pháp design thinking

Phương pháp design thinking có 4 nguyên tắc cốt lõi, chúng được phát triển bởi Christoph Meinel và Larry Leifer thuộc Viện Thiết kế Hasso-Plattner của Đại học Stanford:

1. Con người là những cá thể hoàn toàn riêng biệt 

Đặt mình vào vị trí của khán giả là bước đầu tiên và quan trọng nhất để hình thành tư duy thiết kế. Để đạt được mục tiêu cuối cùng một cách hiệu quả, bạn phải biết được nhu cầu cũng như những khó khăn mà khách hàng của bạn đang gặp phải là gì. Bạn cần nhận thức được nhu cầu, mong muốn, hy vọng, thách thức và quan điểm của họ. Quá trình này chắc chắn đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như sự đồng cảm.

Hãy nhớ rằng vì con người là những cá thể khác nhau, nên mọi con đường dẫn đến thành công đều khác nhau. 

Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại
Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại

2. Xác định rõ ràng vấn đề

Bước thứ 2, bạn cần xác định rõ vấn đề và đề ra các giải pháp khả thi nhất có thể. Tập trung vào bước này ngay từ đầu sẽ tạo nền tảng vững chắc cho quá trình tiếp theo.

3. Học hỏi từ những sai lầm

Một trong những thách thức chính của tư duy thiết kế là con đường dẫn đến mục tiêu và kết quả cuối cùng là không xác định. Hãy tưởng tượng bạn đang đi bộ và tại mỗi ngã rẽ, bạn gặp một ngã ba trên đường, nơi chỉ có một hướng đi đúng để đi. Bạn nhất định phải chọn ngã rẽ cho mình, và nếu sai bạn sẽ phải quay lại từ đầu. 

Việc bạn chọn sai đường không quan trọng. Điều quan trọng là bạn học được gì từ con đường đó, vì nó sẽ quyết định thành công của bạn. 

4. Vui vẻ khi làm việc

Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại
Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại

Kết quả sẽ đáng giá hơn nhiều khi bạn làm nó với tinh thần vui vẻ. Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà thần kinh học, chẳng hạn như Richard Davidson, cho thấy rằng một công nhân hạnh phúc sẽ làm việc hiệu quả hơn nhiều. Vui vẻ khi thực hiện một dự án sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn trong công việc và do đó tạo ra kết quả tốt hơn. Khi bạn khám phá ra dòng chảy sáng tạo của mình, nó sẽ truyền cảm hứng cho những ý tưởng tuyệt vời.

5 giai đoạn của phương pháp design thinking

Có năm giai đoạn của phương pháp design thinking. Để giải quyết vấn đề với phương pháp này, hãy làm theo các quy tắc sau:

1. Đồng cảm

Hiểu quan điểm của người tiêu dùng và đặc biệt là những vấn đề họ gặp phải là một phần quan trọng của việc giải quyết vấn đề. Giai đoạn này liên quan đến việc quan sát và ghi nhận những phản hồi của người dùng, khách hàng.

Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại
Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại

2. Xác định

Giai đoạn này liên quan đến việc xác định một vấn đề cần giải quyết và liên hệ nó với quan điểm lấy con người làm trung tâm. Giai đoạn này là một ví dụ về cách tư duy thiết kế khác với cách giải quyết vấn đề truyền thống: vấn đề phải được xác định dựa trên những nghiên cứu đã thực hiện trước đó, xoay quanh những vấn đề mà người dùng ở trên gặp phải.

3. Ý tưởng

Thay vì động não để tìm ra một câu trả lời duy nhất cho một vấn đề, phương pháp design thinking khuyến khích nhà thiết kế tạo ra nhiều ý tưởng và sau đó tập hợp các ý tưởng đó để tìm ra một giải pháp hiệu quả nhất có thể. 

Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại
Phương pháp design thinking: Nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại

4. Nguyên mẫu

Những ý tưởng tốt nhất sẽ được tạo thành các nguyên mẫu. Giai đoạn thử nghiệm này cho phép cải tiến liên tục sản phẩm hoặc ý tưởng, các thành viên trong nhóm có thể cộng tác để xác định các sai sót và đề ra giải pháp khả thi nhanh nhất có thể.

5. Thử nghiệm

Giai đoạn thử nghiệm là nơi những nguyên mẫu tốt nhất được nghiên cứu, thử nghiệm và bị bác bỏ hoặc được chuyển sang giai đoạn sản xuất tiếp theo. Trong tư duy thiết kế, thử nghiệm là một phần của mạch lặp lại liên tục: thử nghiệm, tinh chỉnh và thử nghiệm lại khi mỗi giải pháp mới được thực hiện qua năm bước.

>> Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phương pháp design thinking quá bài viết: Design thinking là gì? 5 giai đoạn của design thinking

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin về phương pháp design thinking mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng, qua bài viết trên, bạn đọc sẽ thực sự hiểu được design thinking là gì, nguồn gốc và lợi ích mà nó mang lại. Ngoài ra, nếu muốn được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với OhStem tại đây!

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed