Mô hình 5E trong STEM là một phương pháp học tập khoa học, bao gồm 5 giai đoạn chính: Tham gia, Khám phá, Giải thích, Xây dựng và Đánh giá. Quy trình 5E trong STEAM đóng vai trò là kim chỉ nam, góp phần lớn quyết định sự thành công của phương pháp giáo dục này.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về mô hình 5E trong giáo dục STEM, cách triển khai chúng với từng hoạt động như thế nào, cách viết giáo án theo mô hình 5E Mầm Non, Tiểu học hoặc Trung học!
Mục lục
Mô hình 5E là gì?
5E là một mô hình học tập gồm năm giai đoạn: gắn kết, khảo sát, giải thích, củng cố và đánh giá.
Mô hình 5E trong giáo dục STEM có vai trò quan trọng, khuyến khích học sinh đưa ra những ý tưởng, giải pháp cho vấn đề cụ thể nào đó. Ngoài ra, chúng còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng làm việc cần thiết mà các em có thể áp dụng trong công việc cũng như cuộc sống.
Điểm mạnh khi soạn giáo án theo mô hình 5E Mầm Non, Tiểu học, Trung học là nó cung cấp các trình tự hướng dẫn chi tiết, đặt học sinh vào trung tâm của buổi học. Phương pháp này khuyến khích tất cả học sinh cùng khám phát, học hỏi, phát triển sự hiểu biết về các khái niệm khoa học, từ đó liên hệ kiến thức này với các hiện tượng hoặc các vấn đề khoa học kỹ thuật.
Lịch sử và mục tiêu của mô hình 5E trong giáo dục STEM
Lịch sử ra đời
Vào năm 1962, Robert Karplus và J. Myron Atkin đã nghiên cứu ra rằng, chu trình học tập gồm 3 giai đoạn sau sẽ giúp các em học sinh học tập hiệu quả hơn: Thăm dò, học về kiến thức, khái niệm và áp dụng.
Kết quả nghiên cứu này là nền tảng cho sự ra đời của mô hình giáo dục 5E, với 5 giai đoạn:
- Engage (gắn kết)
- Explore (Khám phá)
- Explain (Giải thích)
- Elaborate (Áp dụng)
- Evaluate (Đánh giá)
Mô hình 5E đầu tiên được TS. Rodger W. Bybee và cộng sự phát triển năm 1987, nhằm thúc đẩy tinh thần học tập của học sinh. Trong đó, các em làm việc nhóm với nhau, cùng ra ý tưởng giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi, phân tích và cùng tìm ra kết luận.
Mục tiêu
Mô hình 5E trong STEM không được thiết kế nhằm đào tạo ra các “nhà khoa học”, các chuyên gia. Điều này chỉ đúng một phần.
Nếu các bé có đam mê và tài năng trong lĩnh vực STEM, việc theo đuổi đam mê và trở thành nhà khoa học là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, với các học sinh không có đam mê lĩnh vực này, thì mô hình 5E trong STEM vẫn mang lại nhiều lợi ích lớn cho các em.
Mục tiêu chính của mô hình 5E trong giáo dục STEM là “thực tế hóa” các kiến thức lý thuyết, tạo sự hứng thú cho các em trong quá trình học tập.
Mục đích cuối cùng là trao các em cơ hội hành động, giải quyết vấn đề thực tế dựa trên kiến thức đã học, chứ không phải tạo ra thế hệ học tập máy móc, chỉ nhớ được kiến thức theo lối học vẹt mà không có sáng tạo gì thêm.
Giáo dục STEM là phương pháp học tập liên môn, tập trung chính vào thực hành. Mô hình 5E sẽ là công cụ để thực hiện điều đó. Cùng xem qua cách triển khai mô hình 5E nhé:
Cách triển khai 5 giai đoạn của mô hình 5E
Giai đoạn 1: Engage (Gắn kết)
- Mục đích: Thu hút học sinh quan tâm tới chủ đề bài học
Trong giai đoạn đầu tiên của mô hình 5E, chúng ta sẽ thu hút sự chú ý của học sinh bằng cách cho các em tập trung vào một hiện tượng, vấn đề hoặc sự kiện nào đó trong thực tế.
Các hoạt động trong giai đoạn này được thiết kế để học sinh gắn kết kiến thức đã học vào trong thực tế, đưa ra những quan điểm của mình cũng như tổ chức, sắp xếp tư duy để tạo ra nền tảng kiến thức cho các hoạt động sắp tới. Do đó, khi viết giáo án theo mô hình 5E Mầm Non, Tiểu học bạn cần tập trung vào những yếu tố này.
>> Dành cho bạn: Tài liệu dạy học STEM cho mầm non và đầu cấp 1 miễn phí!
Vai trò của giáo viên
Vai trò của giáo viên trong giai đoạn gắn kết của mô hình 5E là gì? Các giáo viên có thể:
- Trình bày một tình huống, vấn đề cụ thể nào đó
- Xác định nhiệm vụ của bài học
- Đưa ra các quy tắc và yêu cầu trong bài học
- Xác định kiến thức nền và các lỗ hổng kiến thức (nếu có) của học sinh
- Đặt câu hỏi mở và cho phép học sinh trình bày kiến thức, ý tưởng của mình
- Tạo ra các buổi thảo luận giữa các học sinh để thu thập thêm thông tin ý tưởng, kiến thức từ các em
>> Xem thêm: Top 5 cách khoa học tăng chỉ số IQ cho trẻ
Hoạt động của học sinh
- Đặt các câu hỏi và trả lời để thu thập thông tin, ví dụ như “Tại sao vấn đề này lại xảy ra?”, “Chúng ta có thể tìm hiểu những gì qua vấn đề này?”, “Làm sao để giải quyết vấn đề này?”
- Thể hiện sự quan tâm đến chủ đề đưa ra, thông qua sự tò mò và các câu hỏi thắc mắc
- Tương tác với giáo viên và bạn bè bằng cách bày tỏ ý tưởng, chia sẻ các quan sát của mình
Chiến lược giảng dạy giai đoạn gắn kết trong mô hình 5E
- Đặt ra các câu hỏi hoặc đặt ra vấn đề
- Gợi ra những câu trả lời giúp học sinh có thể khám phá và tư duy mở rộng hơn
- Giúp học sinh kết nối kiến thức đã học trước đây với thực tế
- Mời học sinh bày tỏ ý tưởng của mình
- Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi
Giai đoạn 2: Explore (Khám phá)
- Mục đích: Học sinh khám phá các khái niệm mới qua trải nghiệm thực tế, thực hành
Sau khi học sinh đã làm quen với các hoạt động, bước tiếp theo trong mô hình 5E của bài giảng STEM là cho thời gian để các em khám phá các ý tưởng khác nhau.
Giai đoạn khám phá này được thiết kế để tất cả các học sinh có thời gian để cùng nhau trải nghiệm, điều tra để thu thập thông tin kỹ hơn về các đối tượng, vấn đề hoặc sự kiện. Qua quá trình này, học sinh sẽ đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề, quan sát các mẫu, xác định và kiểm tra các biến số, và trả lời cho câu hỏi nếu … thì … (nếu thế này thì sẽ như thế nào, nếu thế kia thì sẽ ra sao).
Vai trò của giáo viên
Vai trò của giáo viên trong giai đoạn này của mô hình 5E là tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập và trải nghiệm. Chúng ta sẽ đưa ra các hoạt động gợi ý (hoặc không cần) và thời gian cần thiết để học sinh khám phá.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghi lại và phân tích các quan sát mình thấy được trong thực tế, sau đó tiến hành xây dựng các mô hình hoặc giải thích ban đầu của mình. Đây là quá trình quan trọng trong mô hình 5E của giáo dục STEM.
>> Bài viết liên quan: Giáo trình dạy học STEM THCS và hướng dẫn chi tiết
>> Dành cho bạn: Khóa học lập trình Scratch MIỄN PHÍ cho giáo viên – Chủ đề Smart Home với AI và IoT
Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra các dự đoán và giả thuyết mình đặt ra, xây dựng các dự đoán và giả thuyết mới
- Thảo luận vấn đề cùng các bạn trong nhóm hoặc giáo viên
- Lập kế hoạch và ghi lại những gì mình quan sát, thấy được
- Thử các cách khác nhau để giải quyết cùng 1 vấn đề hoặc trả lời cùng 1 câu hỏi
- Xây dựng mô hình ban đầu
- So sánh ý tưởng của mình với người khác.
Các em có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, hoặc làm việc nhóm để thực hiện những khám phá. Ở giai đoạn này, giáo viên nên chú trọng vào áp dụng phương pháp thực hành kết hợp với việc học của trẻ.
>> Giáo cụ robot cho dạy học STEM có tích hợp công nghệ mới AI và IoT: Robot Rover
Chiến lược giảng dạy
Trong giai đoạn này của mô hình STEM, giáo viên có thể tuân theo những cách giảng dạy sau:
- Cung cấp thông tin hoặc làm rõ các câu hỏi, vấn đề đặt ra
- Cung cấp những kiến thức nền tảng chung nhất
- Quan sát và lắng nghe học sinh khi các em cần
- Có vai trò như một nhà tư vấn chứ không phải người dạy
- Khuyến khích tương tác giữa các học sinh
- Đặt câu hỏi thăm dò để tăng trải nghiệm cho học sinh và chuyển hướng chủ đề cho các em khi cần
- Cung cấp thời gian cho học sinh khám phá, theo quy tắc của mô hình 5E
Giai đoạn 3: Explain (Giải thích)
- Mục tiêu: Học sinh tổng hợp kiến thức mới và đặt câu hỏi để đào sâu hơn về kiến thức
Vai trò của giáo viên
Trong giai đoạn này của mô hình STEM, đầu tiên, giáo viên nên yêu cầu học sinh chia sẻ các mô hình ban đầu của mình và giải thích từ kiến thức mình có, qua 2 giai đoạn trước.
Tiếp theo, giáo viên cần cung cấp tài nguyên cũng như thông tin, kiến thức nền để hỗ trợ học sinh học tập, củng cố kiến thức cho các em. Với mô hình 5E trong giáo dục STEM này, giáo viên có thể giới thiệu các khái niệm liên quan đến Khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc Toán học.
Đây cũng là lúc giáo viên sử dụng video, phần mềm máy tính hoặc các trợ giúp khác để nâng cao hiểu biết của học sinh về chủ đề đang gặp phải.
Học sinh sẽ dựa trên các kiến thức này từ giáo viên, cũng như ý tưởng từ các học sinh khác để xây dựng và phát triển mô hình, dựa trên giải thích, ý tưởng của chính các em.
Với các vấn đề yêu cầu thiết kế kỹ thuật, học sinh cần thiết kế các giải pháp cho vấn đề dựa trên các tiêu chí đã được đặt ra.
Hoạt động của học sinh
- Trình bày các mô hình, câu trả lời và giải thích của mình cho giáo viên và các bạn học khác
- Lắng nghe nghiêm túc các ý tưởng của các bạn học sinh khác
- Giải thích ý tưởng của mình một cách khoa học, dựa trên kiến thức của mình
- Sử dụng những thuật ngữ, ngôn ngữ khoa học đúng
- So sánh tư duy và cách giải thích mới so với cách giải thích cũ của mình, sau khi được nghe giáo viên cung cấp thêm các kiến thức nền tảng
- Ghi lại các ý tưởng và kiến thức hiện tại
- Điều chỉnh các ý tưởng, mô hình và giải thích sau khi được giáo viên cung cấp thêm các kiến thức nền tảng
Chiến lược giảng dạy
Trong mô hình 5E của giáo dục STEM này, giáo viên có thể tuân theo những cách giảng dạy sau:
- Khuyến khích học sinh giải thích các khái niệm, định nghĩa ban đầu bằng ngôn từ của mình
- Yêu cầu học sinh đưa ra bằng chứng, lập luận khoa học và làm rõ nếu cần
- Cung cấp các kiến thức nền, gồm các định nghĩa, giải thích và thông tin thông qua slide, video hoặc các tài nguyên khác
- Cung cấp thời gian để học sinh so sánh ý tưởng của mình so với người khác và sửa đổi nếu các em muốn
>> Bài viết cùng chủ đề: 3 ý tưởng để bắt đầu xây phòng STEM LAB cho trường học
Giai đoạn 4: Elaborate (Củng cố)
Giai đoạn này của mô hình 5E trong giáo dục STEM tập trung vào việc cho học sinh không gian để áp dụng những gì các em đã học. Điều này giúp phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tạo bài thuyết trình hoặc tiến hành nghiên cứu bổ sung để củng cố các kỹ năng mới. Giai đoạn này cho phép học sinh củng cố kiến thức của mình trước khi đánh giá.
Giai đoạn 5: Evaluate (Thúc đẩy)
Trong giai đoạn này, giáo viên quan sát học sinh của mình và xem liệu các em có nắm được đầy đủ các khái niệm cốt lõi hay không. Các yếu tố hữu ích khác của giai đoạn đánh giá bao gồm tự đánh giá, đánh giá giữa các học sinh, cho học sinh làm bài tập viết và tổ chức các kỳ thi.
Một số gợi ý để bạn triển khai quy trình 5E trong STEAM
Tập trung vào thu hút sự tò mò của học sinh
Giảng dạy theo mô hình 5E tập trung vào việc khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, khơi dậy trí tò mò của các em để học sinh tự mình tìm ra giải pháp cho các vấn đề khoa học, xã hội liên quan.
Trong buổi học STEM này, các em học sinh sẽ tự đưa ra các giải thích của chính mình, dựa trên khả năng lập luận, biện chứng và dự đoán tiềm năng của từng ý tưởng. Qua quá trình này, học sinh được phát triển kỹ năng lập luận và khả năng truyền đạt ý tưởng của mình.
Bắt đầu với mô hình 5E đơn giản
Với học sinh mới bắt đầu tìm hiểu, bạn có thể thiết kế buổi học STEM chỉ với 2 hoặc 3 bước trong tổng cộng 5 bước của mô hình 5E. Một hoạt động đơn giản chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 phút, chẳng hạn như kể chuyện về sự kiện hiện tại, hoặc trình chiếu 1 video, 1 quảng cáo liên quan tới các quan niệm sai lầm phổ biến hiện tại có thể rất thu hút học sinh.
Thực hành trước khi học lý thuyết
Việc tự trải nghiệm trong các phòng thí nghiệm hoặc học sinh tự thực hành với nhau trước khi học lý thuyết, sẽ giúp các em rút ra được kiến thức hiệu quả hơn. Thực hành chỉ với vài thí nghiệm đơn giản, sẽ cho phép học sinh dễ dàng tiếp cận thông tin mới hơn.
Những điều lưu ý khi triển khai mô hình 5E
Thời gian khoảng 2 – 3 tuần
Mô hình 5E trong giáo dục STEM là phương pháp hiệu quả nhất khi cho học sinh lần đầu tiên tiếp xúc với các khái niệm mới, vì qua đó, các em có cơ hội hoàn thiện một chu trình học tập hoàn chỉnh. Theo Rodger W. Bybee, một chủ đề bài học trong mô hình 5E đạt hiệu quả tốt nhất khi kéo dài từ 2 đến 3 tuần, trong đó mỗi giai đoạn là cơ sở cho một hoặc nhiều bài học riêng biệt.
Lưu ý: Chủ đề bài học và đơn vị bài học khác nhau. Ví dụ, một chủ đề về năng lượng sẽ gồm nhiều bài học bên trong như nhiệt năng, thế năng, quang năng,…
Bybee giải thích: “Việc sử dụng mô hình 5E làm cơ sở cho một bài học trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm hiệu quả tiếp thu của học sinh. Và nếu dành quá nhiều thời gian cho mỗi giai đoạn, học sinh có thể quên những gì họ đã học.”
- Cụ thể, việc áp dụng 5 giai đoạn trong thời gian 2 – 3 tuần sẽ thuận lợi cho các em đủ thời gian để thực hiện hiệu quả từng giai đoạn như khám phá, giải thích, củng cố, và mở rộng nếu có.
- Ngược lại, nếu áp dụng mô hình 5E cho một bài học thì sẽ hạn chế hoạt động của học sinh, cũng như tạo áp lực về thời gian cho giáo viên, dễ bị tình trạng “cháy giáo án”. Tương tự, việc áp dụng mô hình 5E quá lâu, cho cả 1 chương trình học (15 – 20 tuần) sẽ làm giảm hứng thú và sự liên kết của học sinh giữa các bước.
>> Tìm hiểu thêm: Cách dạy STEM theo mô hình 5E
Không nên “đốt cháy giai đoạn” trong 5E
Các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng bạn không nên bỏ qua giai đoạn nào, hoặc thay đổi thứ tự các giai đoạn trong mô hình 5E.
Việc đốt cháy giai đoạn, bỏ qua một số bước hoặc thay đổi thứ tự đều ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức và hiệu quả học tập của các em.
Ví dụ, nhiều giáo viên bỏ qua bước gắn kết, đi thẳng vào giải thích khái niệm. Điều này có thể làm các em không liên kết được các kiến thức với nhau, cảm thấy sự rời rạc giữa các bài học.
Linh hoạt trong khâu đánh giá
Khi áp dụng mô hình 5E, giáo viên nên linh hoạt tùy theo tình hình lớp học của mình. Chúng ta có thể kết hợp đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình với nhau.
Bước đánh giá không nhất thiết phải đặt cuối buổi học, mà có thể song song với các hoạt động khác nếu cần, để các em có thể liên tục được đánh giá và phản hồi, từ đó kịp thời sửa các bước sai, hoàn thiện ý tưởng và giải pháp.
Hoạt động nhất quán theo mô hình 5E
Theo báo cáo từ Tổ chức Giáo dục Khoa học thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, có nhiều giáo viên áp dụng mô hình 5E không thống nhất (như bảng bên dưới). Điều này gây hiểu lầm cho học sinh cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát triển tư duy, kỹ năng khi học tập.
Các giai đoạn | Hoạt động giáo viên THỐNG NHẤT theo 5E | Hoạt động giáo viên KHÔNG THỐNG NHẤT theo 5E |
Engagement – Gắn kết | Khơi gợi hứng thú cho học sinh + Khơi gợi trí tò mò + Nêu câu hỏi mở, khuyến khích các em suy nghĩ và trả lời sáng tạo hơn + Làm rõ, đào sâu các câu trả lời hoặc những chủ đề các em nêu ra mà có liên quan với chủ đề bài học | Giải thích lý thuyết theo sách + Cung cấp định nghĩa + Đưa ra câu trả lời sẵn + Kết luận + Hỏi những câu hỏi đóng, mang tính Yes/No chứ không gợi mở + Giảng bài và các em nghe, ghi chép lại |
Exploration – Khám phá | Khuyến khích các em tự khám phá với nhau, không cần giáo viên hướng dẫn + Quan sát và theo dõi các em tương tác với nhau + Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý, chuyển hướng khám phá của học sinh khi cần + Cho thời gian để các em tự nghiên cứu, khám phá kiến thức + Chỉ hỗ trợ như một người tư vấn, không trực tiếp cung cấp giải pháp cho các em + Có sẵn danh sách một số kiến thức tối thiểu mà các em cần biết | Cung cấp câu trả lời đúng trực tiếp cho các em + Cung cấp giải pháp và giải thích trực tiếp lý do làm như vậy + Cung cấp kết luận + Phủ nhận trực tiếp các ý kiến chưa đúng của học sinh + Cung cấp sẵn các thông tin cần dùng để giải quyết vấn đề cho các em + Hướng dẫn học sinh từng bước cách tìm giải pháp theo đúng quy trình, không chấp nhận các hướng giải quyết khác |
Explanation – Giải thích | Khuyến khích các em giải thích khái niệm theo cách hiểu của mình + Giải thích, chứng minh thêm từ các ý kiến của học sinh + Làm rõ các định nghĩa, khái niệm chính thức khi cần + Giải thích khái niệm dựa trên quá trình khám phá hoặc kiến thức trước đó của học sinh, tạo sự liên kết + Đánh giá quá trình phát triển về kiến thức của các em | Giải thích theo khái niệm có sẵn, không chứng minh thêm hoặc gợi ý mở cho các em + Phủ nhận, buộc các em chấp nhận giải thích có sẵn + Giải thích những khái niệm không liên quan |
Elaboration – Áp dụng | Tạo cơ hội cho các em ứng dụng các kiến thức, khái niệm đã học + Khuyến khích các em sử dụng, mở rộng các khái niệm đã học trong các tình huống mới + Để các em tự giải thích, nêu ý kiến riêng của mình + Nhắc lại các kiến thức đã có và hỏi câu hỏi mở như “Tại sao em nghĩ như vậy?”, “Chúng ta đã có kiến thức nào rồi?”, “Kiến thức đó có thể dùng vào đâu?”,… | Cung cấp câu trả lời trực tiếp + Trực tiếp phủ nhận các ý kiến chưa đúng từ học sinh + Tiếp tục giảng bài + Hướng dẫn các em từng bước |
Evalutaion – Đánh giá | Quan sát các em tự áp dụng khái niệm, kỹ năng mới học + Đánh giá kỹ năng của học sinh + Tìm các bằng chứng chứng minh được các em học được kiến thức mới, thay đổi suy nghĩ hoặc học được kỹ năng mới + Cho phép các em tự đánh giá buổi học + Đặt các câu hỏi mở như “Nếu như làm thế này thì điều gì xảy ra?”, “Các em có bằng chứng gì về tình huống này?”, “Các em biết gì về …?” | Kiểm tra các khái niệm, thuật ngữ rời rạc + Kiểm tra xem các em có nhớ đúng được các thuật ngữ, khái niệm đã dạy hay không + Không tạo sự liên kết giữa kiến thức với nhau + Đặt các câu hỏi đóng + Tạo các cuộc thảo luận mở nhưng không liên quan nhiều đến khái niệm đã học |
Do đó, giáo viên khi dạy học 5E cần xây dựng thống nhất chi tiết các hoạt động, bám sát theo những tiêu chí đề ra của từng giai đoạn.
Những cải tiến mới của quy trình 5E trong STEAM
Những năm gần đây, cách viết giáo án theo mô hình 5E Mầm Non, Tiểu học, Trung học đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng các yếu tố cốt lỗi vẫn được giữ như cũ.
Ví dụ như dưới đây, chúng ta có phương pháp như 7E – đã mở rộng thêm 2 bước trong quy trình 5E đó là Mở rộng (Extend) và Khơi gợi ý tưởng cho học sinh (Elicit). Bạn có thể tham khảo hình dưới để bổ sung vào giáo án theo mô hình 5E Mầm Non, Tiểu học, Trung học của mình nếu cần:
Lời kết
Trên đây là một số thông tin cơ bản về quy trình 5E trong STEAM dành cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé!
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn triển khai dạy học theo phương pháp STEM cho học sinh, hãy liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi có trọn bộ hệ sinh thái các giải pháp giúp bạn có thể dạy và học theo phương pháp giáo dục STEM một cách dễ dàng.
Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Cộng đồng giáo viên STEM hỗ trợ: https://zalo.me/g/lnlumg837
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam
2 Bình luận. Leave new
[…] ta có thể áp dụng mô hình 5E, quy trình thiết kế kỹ thuật,… vào trong các buổi sinh hoạt chế tạo sản […]
[…] >> Xem thêm: Cách dạy học với mô hình 5E trong STEM […]